Khuyến cáo người bệnh thận trong mùa dịch COVID-19

Nhiễm COVID-19 là những thách thức với tất cả mọi người nhưng đối với người mắc bệnh thận đặc biệt ở bệnh nhân lọc m.áu thì vấn đề đáng lo ngại hơn những người bình thường khác.

Bệnh nhân suy thận đặc biệt dễ bị n.hiễm t.rùng và có thể các thay đổi nhiều hơn trong biểu hiện các triệu chứng lâm sàng và tình trạng n.hiễm t.rùng. Hơn nữa, không giống như những người khác bị nhiễm COVID-19, khi mắc COVID-19 các bệnh nhân vẫn cần phải đến trung tâm lọc m.áu để lọc m.áu thường xuyên. Điều này làm tăng nguy cơ lây nhiễm cho tất cả những người khác tiếp xúc.

Hiện nay, các nghiên cứu cho thấy, không có bằng chứng cho thấy mắc COVID-19 ảnh hưởng xấu đến thận ở những người bị nhiễm bệnh nhẹ đến trung bình. Tuy nhiên, trong số những người bị nhiễm bệnh thể nặng cần phải nhập viện, bất thường ở thận được ghi nhận ở 25-50% đối tượng, biểu hiện là tăng bài tiết protein và hồng cầu trong nước tiểu. Một tỷ lệ nhỏ khoảng dưới 15% xuất hiện suy giảm chức năng lọc của thận -tổn thương thận cấp.

Và nhiễm SARS-CoV-2 là mối đe dọa đặc biệt đối với bệnh nhân mắc bệnh thận mạn, đặc biệt là những người đang lọc m.áu và ghép thận. Bệnh nhân ghép thận nên thực hiện các biện pháp được khuyến cáo để ngăn ngừa n.hiễm t.rùng. Tất cả bệnh nhân cần tuân thủ nghiêm những chỉ định của các bác sĩ.

Đối với bệnh nhân chạy thận nhân tạo chu kỳ và bệnh nhân lọc màng bụng là những người phải lọc m.áu chu kỳ có sức đề kháng kém, khả năng miễn dịch yếu. Hơn nữa bệnh nhân chạy thận nhân tạo thường lớn t.uổi,khoảng trên 60 t.uổi với nhiều bệnh nền như đái tháo đường, bệnh lý tim mạch, phổi mạn tính, viêm gan, xơ gan… nên dễ mắc các bệnh truyền nhiễm và khi nhiễm bệnh rất dễ xảy ra biến chứng nặng.

khuyen cao nguoi benh than trong mua dich covid 19 355 5810716

Người bệnh thận lọc m.áu xong về nhà ngay, tắm bằng nước ấm và thay quần áo mới.

Những nguyên tắc cần nhớ

Bệnh nhân đang lọc m.áu chu kỳ cần nâng cao cảnh giác và tinh thần phòng chống dịch trong đó có việc ăn uống, vệ sinh, khoa học, bổ sung vitamin và vận động thể chất phù hợp để nâng cao sức đề kháng.

Cần tuân thủ nghiêm các hướng dẫn của Bộ Y tế và nhân viên y tế về giữ vệ sinh tay, vệ sinh đường hô hấp, đeo khẩu trang, giữ khoảng cách, khai báo y tế trung thực, khi có các triệu chứng ho, sốt hoặc các vấn đề sức khỏe khác cần gọi điện cho đơn vị lọc m.áu trước khi đến Bệnh viện.

Trong phòng lọc m.áu thường sử dụng máy điều hòa, phòng kín và ít lưu thông không khí, do đó người bệnh cần chú ý đảm bảo vệ sinh, cần thực hiện tốt các biện pháp phòng chống sau:

Di chuyển đến Bệnh viện để lọc m.áu nên dùng xe cá nhân như xe máy, ô tô riêng của gia đình với cửa xe được mở thông thoáng. Chủ động tự cách ly, hạn chế hoặc không tiếp xúc trực tiếp với người khác khi ở nhà cũng như khi lọc m.áu tại Bệnh viện.

Người bệnh cần đeo khẩu trang nhiều nhất có thể, đặc biệt khi lọc m.áu, khi di chuyển và khi tiếp xúc với người khác. Chủ động khai báo y tế, t.iền sử tiếp xúc, khu vực đang sinh sống có bị cách ly hay không để được hướng dẫn và giúp đỡ. Báo ngay cho nhân viên y tế những triệu chứng như: Sốt, đau họng, khó thở, nhức mỏi cơ thể, giảm khứu giác.

Không ăn uống, nói chuyện trong phòng lọc m.áu. Khi ho, hắt hơi cần che miệng, khạc đờm dùng khăn giấy lau miệng và cho vào túi nilon bỏ vào thùng rác y tế sau đó vệ sinh tay cẩn thận.

Lọc m.áu xong về nhà ngay, tắm bằng nước ấm và thay quần áo mới. Tuân thủ chế độ dinh dưỡng dành cho bệnh nhân lọc m.áu, tránh uống nước quá nhiều, tránh ăn trái cây giầu kali…Vệ sinh phòng ở sạch sẽ, thông thoáng, mở cửa sổ, sử dụng quạt vào mùa nóng, hạn chế dùng điều hoà, Rửa tay thường xuyên.

Liên lạc và báo cáo về tình trạng sức khỏe với nhân viên y tế thường xuyên để được tư vấn sử dụng sử dụng thuốc, chế độ ăn.

COVID-19 là mối đe dọa lớn của con người trên toàn cầu đã biến thành đại dịch. Tác động của lây nhiễm này ở những người mắc bệnh thận chưa được nghiên cứu đầy đủ và việc quản lý bệnh nhân chạy thận nhân tạo nghi ngờ đã tiếp xúc với COVID-19 nên được thực hiện theo các phác đồ nghiêm ngặt để giảm thiểu rủi ro cho các bệnh nhân khác, nhân viên y tế chăm sóc và những người chăm sóc cho bệnh nhân này.

Bệnh thận gây nhiều hệ lụy

Bệnh suy thận mạn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh do giảm chức năng thận. Những bệnh nhân bị bệnh ở giai đoạn 4 có tỷ lệ t.ử v.ong là 46%.

Bên cạnh đó, bệnh thận còn gây thiệt hại về mặt kinh tế cho gia đình và xã hội, bởi vì bản thân người mắc bệnh thận mạn sẽ mất sức lao động và tốn chi phí cho việc chạy thận nhân tạo, thẩm phân phúc mạc và lọc m.áu.

benh than gay nhieu he luy 293 5642900

Một bệnh nhân đang được chạy thận tại Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất. Ảnh: An Yên

Hơn 10 năm qua, anh Nguyễn Quốc Dương, 37 t.uổi, ngụ P.Tân Biên, TP.Biên Hòa thường xuyên phải đi – về giữa Đồng Nai và TP.HCM để chữa bệnh thận. Anh Dương cho biết, cách đây 10 năm, anh bị viêm cầu thận dẫn đến suy thận.

Do t.uổi còn trẻ, sức khỏe còn tốt nên anh được bác sĩ tư vấn điều trị bằng phương pháp thẩm phân phúc mạc. Sau 10 năm thực hiện phương pháp này ở Bệnh viện Chợ Rẫy, cách đây 1 tháng, anh Dương được bác sĩ tư vấn về điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất bằng phương pháp chạy thận nhân tạo.

Anh Dương cho hay, bệnh thận ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và cuộc sống của anh. Trước đây khi chưa bị bệnh, anh có thể đi phụ hồ, k.iếm t.iền trang trải cuộc sống. Nay bị bệnh, anh không thể làm được việc nặng, chỉ có thể đi môi giới cho thuê nhà.

Cũng đang chạy thận nhân tạo tại Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất, ông Lê Văn Bính, 65 t.uổi, ngụ xã Gia Kiệm, H.Thống Nhất cho hay, cách đây hơn 1 năm, ông hay bị ho, người mệt mỏi, đau nhức chân, lưng, ngực. Đến khi lên bệnh viện làm xét nghiệm thì bệnh thận đã sang giai đoạn cuối. Từ đó đến nay, mỗi tuần 3 ngày, vợ chồng ông Bính lại dắt díu nhau lên bệnh viện để chạy thận rồi lại về. Trong nhà có bao nhiêu t.iền bạc đều dốc hết vào việc chữa trị bệnh và các chi phí kèm theo cho ông.

Theo đó, bệnh thận ngoài nguyên nhân bẩm sinh còn có nhiều nguyên nhân khác như: Chế độ ăn nhiều muối, đường, protid, lipid, ít vận động hoặc một số bệnh lý mạn tính như: đái tháo đường, tăng huyết áp, mỡ trong m.áu, nhiễm khuẩn đường niệu, bệnh về mạch m.áu, bệnh tim, viêm cầu thận, hồng cầu hình liềm, béo phì…

Để phòng bệnh thận, các bác sĩ khuyến cáo người dân cần giữ cơ thể khỏe mạnh và năng động, thường xuyên luyện tập thể dục thể thao như: đi bộ, đạp xe, bơi lội, bóng đá. Đồng thời, uống đủ nước mỗi ngày để thải trừ natri, urê và các chất độc khỏi cơ thể.

Khi có các triệu chứng của bệnh như: mệt mỏi, khó tập trung, ăn không ngon miệng, khó ngủ, bị chuột rút vào ban đêm, sưng bàn chân và mắt cá chân, xuất hiện bọng ở mắt, khô da, ngứa da, đi tiểu nhiều vào ban đêm cần nhanh chóng đến cơ sở y tế để được thăm khám và chẩn đoán, điều trị hợp lý. Tuyệt đối không nên tự ý dùng thuốc để điều trị. Cần thông báo với bác sĩ tình trạng sức khỏe của bản thân nếu cảm thấy có điều gì bất thường.

Người dân cũng không nên hút t.huốc l.á bởi hút t.huốc l.á làm tăng khoảng 50% ung thư thận. Thường xuyên kiểm soát đường huyết trong m.áu; theo dõi huyết áp. Nếu huyết áp tăng, cần đi khám bác sĩ để được tư vấn, điều trị bệnh và thường xuyên theo dõi huyết áp. Đặc biệt, nên đi khám bệnh định kỳ để làm các xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm m.áu, siêu âm thận để phát hiện bệnh sớm và điều trị trước khi quá muộn.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *