Nghiên cứu chứng minh trò chơi điện tử có thể giúp chữa trị trầm cảm và lo âu

Video game có tiềm năng trở thành công cụ thay thế hoặc kết hợp các liệu pháp trị liệu khác nhờ chi phí thấp, dễ tiếp cận, hiệu quả giúp giảm thiểu các vấn đề sức khỏe tâm lý.

Một nghiên cứu mới đến từ Lero, Trung tâm nghiên cứu về Phần mềm, Giáo dục Thể chất và Khoa học Thể thao thuộc Tổ chức Quỹ Khoa học Ai-len đã chỉ ra tại sao chơi game điện tử lại có thể giúp chữa trị nhiều vấn đề tâm lý nổi cộm bao gồm lo âu và trầm cảm. Nghiên cứu với mục đích đ.ánh giá liệu trò chơi điện tử có lợi hay có hại đối với sức khỏe tinh thần, kết luận:

“Các trò chơi điện t.ử t.hương mại cho thấy tiềm năng trở thành công cụ thay thế hoặc kết hợp các liệu pháp trị liệu khác nhờ chi phí thấp, dễ tiếp cận, hiệu quả giúp giảm thiểu các vấn đề sức khỏe tâm lý.”

Trong khi vẫn có nhiều tranh luận về các hiệu ứng lâu dài của trò chơi điện tử, bao gồm việc gia tăng khả năng nghiện cờ bạc hay kích thích xu hướng bạo lực, báo cáo đem lại một góc nhìn khác cho bức tranh toàn cảnh.

nghien cuu chung minh tro choi dien tu co the giup chua tri tram cam va lo au d03 5835428

Chơi game đã trở thành một hoạt động quan trọng giúp nhiều người đối phó với những thử thách giãn cách xã hội trong năm 2020.

Trong năm đại dịch vừa qua, giải trí với game đã trở thành nơi an trú cho nhiều người. Bất kể câu hỏi liệu trò chơi điện tử là cách để trốn tránh thực tại hay là cách để đương đầu với các vấn đề tâm lý, chơi game đã trở thành một hoạt động quan trọng giúp nhiều người đối phó với những thử thách giãn cách xã hội trong năm 2020.

Các bệnh về tâm lý ảnh hưởng tới hơn 14% dân số toàn cầu. Do đó nhu cầu tiếp cận tới các công cụ chi phí thấp để giải quyết các vấn đề này trở nên cấp bách. May mắn thay, nghiên cứu này chứng minh trò chơi điện tử là một liệu pháp thay thế hay bổ sung hữu ích cho các liệu pháp trị liệu truyền thống. Không chỉ thế, giá trị then chốt của trò chơi điện tử còn nằm ở sự sẵn có của chúng.

Nghiên cứu cũng phát hiện các trò chơi điện t.ử t.hương mại (đối lập với các trò chơi được tạo ra với mục đích cải thiện sức khỏe tâm lý) không chỉ dễ tiếp cận, chúng còn kích thích tương tác xã hội, tăng cường khả năng nhận thức, điều hòa tâm trạng và phúc lợi tinh thần chung cho người chơi.

nghien cuu chung minh tro choi dien tu co the giup chua tri tram cam va lo au b0a 5835428

Các bằng chứng gần đây đã thể hiện video game có khả năng khơi gợi các cảm xúc tích cực như vui vẻ, hạnh phúc, biết ơn và cải thiện năng lực nhận thức cũng như kết nối xã hội ở người chơi.

Team Fortress, Mario Kart, Limbo, Rayman và Candy Crush là những trò chơi được nhắc đến như những tựa game tích cực nhất. Các tựa game nhập vai (RPG), phổ thông (casual), chiến thuật (strategy) và các game multiplayer cũng được cho là khá tích cực trong việc trị liệu các chứng bệnh như lo âu và trầm cảm.

Các bằng chứng gần đây đã thể hiện video game có khả năng khơi gợi các cảm xúc tích cực như vui vẻ, hạnh phúc, biết ơn và cải thiện năng lực nhận thức cũng như kết nối xã hội ở người chơi ” – theo báo cáo. Những ích lợi này trở nên quan trọng hơn hết trước những tác động tiêu cực đến từ đại dịch.

Nghiên cứu còn khuyến cáo sử dụng các tựa game thương mại như một cách tự điều trị khi không thể tiếp cận các phương pháp truyền thống, hoặc như một phương pháp bổ sung. Với giá thành thấp, sẵn có, gaming có tiềm năng thay đổi chất lượng cuộc sống của nhiều người.

Cảnh báo gia tăng bệnh lý tâm thần

Trước tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp hiện nay, các biện pháp cách ly, giãn cách xã hội đang được Việt Nam thực hiện hiệu quả nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh.

Tuy nhiên, dịch bệnh khiến nhiều người phải cách ly, mất việc làm, áp lực gia tăng, rơi vào tình trạng trầm cảm, lo âu, thậm chí dẫn đến khủng hoảng bệnh lý tâm thần.

Nhiều nguyên nhân gia tăng bệnh nhân

Những ngày qua, nhiều người tìm đến Bệnh viện (BV) Tâm thần Hà Nội vì rơi vào tình trạng trầm cảm, lo âu dù đã cố gắng tìm cách vượt qua. Thời điểm này trùng với thời tiết miền Bắc oi bức và ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19, trung bình mỗi ngày BV đón tiếp 100 – 150 bệnh nhân. Từ khi dịch Covid-19 bùng phát ở Việt Nam, BV đã thành lập khu cách ly để điều trị cho những người bệnh nghi nhiễm SARS-CoV-2 có rối loạn loạn tâm thần. Những người bệnh này đến từ các khu cách ly tập trung, khu vực phong tỏa hoặc những đối tượng tâm thần lang thang không rõ t.iền sử dịch tễ.

Bác sĩ Ngô Hùng Lâm – Giám đốc BV Tâm thần Hà Nội cho biết, lượng bệnh nhân đến khám tại BV ngày càng gia tăng. Hầu hết các trường hợp đến khám tập trung vào một số bệnh mạn tính, lo âu, trầm cảm, rối loạn liên quan đến stress… Đặc biệt, đại dịch Covid-19 khiến nhiều bệnh nhân, nhất là những người có nền tảng tâm lý yếu, sau cách ly dễ rơi vào tình trạng lo âu, trầm cảm dẫn đến bệnh lý tâm thần.

canh bao gia tang benh ly tam than 652 5814118

Người bệnh điều trị tại khu cách ly Bệnh viện Tâm thần Hà Nội. Ảnh: Trần Thảo

“BV gia tăng bệnh nhân cũng là do ảnh hưởng của dịch Covid-19, nhiều gia đình không quản lý được bệnh nhân tâm thần nên đưa vào BV. Hay nhiều bệnh nhân đã được điều trị ổn định, vận động gia đình đón về nhưng gia đình không đưa về.

Ngoài ra, những vùng đang bị phong tỏa, nếu có bệnh nhân được điều trị ổn định thì BV cũng không thể đưa về, cũng làm cho lưu lượng bệnh nhân tăng lên. Hiện, BV đang cố gắng giảm tải bằng cách áp dụng các biện pháp như kê đơn thuốc cho các bệnh nhân 2 tháng hoặc kéo dài hơn để bảo đảm giãn cách. BV cũng bố trí, sắp xếp lịch khám của bệnh nhân, tránh tập trung đông người trong thời điểm dịch” – bác sĩ Lâm cho hay.

Còn tại BV Tâm thần T.Ư I, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, lượng bệnh nhân đến khám tại BV giảm khoảng 70% so với bình thường. Thậm chí, có thời điểm, BV chỉ đón tiếp 5 lượt bệnh nhân/ngày. Những bệnh nhân đến khám chủ yếu là bệnh nhân hoang tưởng, tâm thần phân liệt, đặc biệt là bệnh nhân có những cơn kích động. Còn trường hợp bị trầm cảm do ảnh hưởng từ dịch Covid-19 có đến khám tại BV nhưng không nhiều.

Theo PGS.TS Nguyễn Tuấn Hưng – Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Y tế, quản lý BV Tâm thần T.Ư I, nguyên nhân bệnh nhân đến khám tại BV giảm do giãn cách xã hội, tâm lý người nhà ngại đưa bệnh nhân đến khám trong giai đoạn dịch. Mặt khác, có trường hợp dù ảnh hưởng đến tâm thần nhưng ít đi khám do nghĩ rằng bản thân chỉ bị mỏi mệt cơ thể, căng thẳng, chứ không phải mắc bệnh liên quan tới tâm thần.

“Thời gian này, chúng tôi đang rà soát lại các bệnh nhân mới vào, điều trị lâu năm, đặc biệt là bệnh nhân bị trầm cảm bởi cách ly do dịch Covid-19… Tuy nhiên, hiện BV đang gặp khó khi nhiều gia đình bỏ mặc bệnh nhân cho BV dù là thời điểm dịch hay không có dịch do tâm lý họ sợ mang tiếng có người nhà bị tâm thần. Trong đó, có lượng lớn bệnh nhân điều trị đã nhiều năm, BV cho ra viện nhưng họ không ra, người nhà cũng không đón” – PGS.TS Nguyễn Tuấn Hưng chia sẻ.

Nguy cơ rối loạn tâm thần

Đề cập đến vấn đề này, GS.TS Cao Tiến Đức – nguyên Chủ nhiệm Khoa Tâm thần, Bệnh viện Quân y 103 cho hay, đại dịch Covid-19 như một sang chấn thúc đẩy bệnh lý tâm thần diễn ra nhanh hơn, trầm trọng hơn ở mọi lứa t.uổi. Nhiều yếu tố tác động khiến bệnh nhân tâm thần gia tăng và trở nên trầm trọng hơn trong đại dịch Covid-19. Trong đó, Covid-19 gây tổn thương não, gây lo âu, sợ hãi, căng thẳng.Ngoài ra, giãn cách xã hội ảnh hưởng tới kinh tế – xã hội, tỷ lệ thất nghiệp gia tăng, nỗi lo về cơm áo gạo t.iền đè nặng khiến tâm lý của những người trưởng thành bị ảnh hưởng nặng nề. Việc cách ly tại nhà không được giao tiếp với nhiều người xung quanh, khiến người dân khó chịu, bức xúc vì không được thư giãn, sự căng thẳng, u uất kéo dài cũng là nguyên nhân khiến stress, lo âu, trầm cảm, mất ngủ gia tăng.

“Những bệnh này nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây ra hậu quả nặng nề như cơ thể luôn trong tình trạng mệt mỏi, căng thẳng, lo lắng sẽ ảnh hưởng đến công việc, học tập, các mối quan hệ trong gia đình và xã hội… Chất lượng cuộc sống giảm sút nghiêm trọng. Nguy hại hơn, đến một lúc nào đó sự căng thẳng đến giới hạn không chịu đựng được sẽ xuất hiện những hành vi tiêu cực như t.ự s.át. Không những người bị bệnh t.ự s.át mà nguy hiểm hơn gây ra yếu tố t.ự s.át mở rộng” – GS.TS Cao Tiến Đức chỉ rõ.

Theo GS.TS Cao Tiến Đức, đại dịch Covid-19 là một sang chấn, sang chấn đó vừa gây tổn thương cơ thể, vừa gây tổn thương về tinh thần nghiêm trọng dẫn đến nhiều nguy cơ mắc các bệnh lý tâm thần rất lớn. Do đó, Tổ chức Y tế thế giới cảnh báo phải chú ý hơn về mặt sức khỏe tâm thần người dân, không chỉ đối với người già, người trưởng thành mà đối với t.rẻ e.m và v.ị t.hành n.iên nguy cơ rối loạn tâm thần cũng rất cao.

“Chống dịch như chống giặc, sẽ có những tổn thất về mặt tinh thần, sức khỏe nhưng người dân không nên quá lo lắng. Lúc này, chúng ta cần tuân thủ các quy tắc phòng chống dịch để tự bảo vệ cho mình và cho cộng đồng. Người dân tích cực rèn luyện sức khỏe, tập thể dục, ăn uống lành mạnh, chọn lựa thông tin, tăng hoạt động có ích… để có tâm lý tốt, tăng sức đề kháng với bệnh tật.” – Nguyên Chủ nhiệm Khoa Tâm thần, Bệnh viện Quân y 103GS.TS Cao Tiến Đức

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *