Do ham làm đẹp nên cả 2 mẹ con chăm chỉ uống loại canh dưỡng nhan nhưng vì mắc phải sai lầm này mà họ bị tiêu chảy kéo dài, đi khám thì phát hiện mắc ung thư gan.
Lý Ái (hơn 20 t.uổi, Trung Quốc) là nhân viên lễ tân của một công ty, ngoại hình xinh đẹp, năng lực chuyên môn giỏi, cô thường đặc biệt chú trọng đến việc giữ gìn vóc dáng, nhưng vì công việc bận rộn nên không có thời gian tập thể dục.
Không biết nghe từ đâu nói rằng uống canh nấm trắng không chỉ giúp giảm cân mà còn bổ sung collagen hiệu quả nên cô đã nói với mẹ của mình, 2 mẹ con cùng nhau nấu và uống loại canh dưỡng nhan này.
Ban đầu, mẹ Lý Ái thường chịu khó ngâm nấm trước khi nấu, mỗi lần 1 ít đủ dùng. Nhưng sau đó, bà lại lười nên ngâm một lúc cả 1 cái nồi lớn đầy nấm để dùng dần.
Không bao lâu sau, cả 2 mẹ con đều luôn cảm thấy khó chịu ở bụng, thường xuyên bị tiêu chảy, ăn không ngon miệng, nhưng cứ nghĩ đó chỉ là một bệnh viêm dạ dày ruột đơn thuần nên cũng không đi khám mà tự ý uống thuốc.
Tình trạng này kéo dài mãi cho đến một ngày, khi Lý Ái đang đi làm, bỗng cảm thấy bụng và vùng gan bị đau dữ dội, khiến người đứng ngồi không yên, trên trán xuất hiện những giọt mồ hôi lớn chảy ra như suối.
Đồng nghiệp vội vàng gọi xe cấp cứu đưa cô đến bệnh viện, sau khi kiểm tra, bác sĩ phát hiện Lý Ái có khối u 2,3mm trong tiểu thùy gan, được chẩn đoán là ung thư gan. Sau khi biết chuyện 2 mẹ con cô cùng uống canh dưỡng nhan, bác sĩ cũng khuyên mẹ cô đi khám gan. Không ngờ, bất hạnh cùng lúc ập đến, mẹ của Lý Ái cũng được chẩn đoán mắc bệnh ung thư gan.
Bác sĩ quở trách: “Tiện một chút, hại cả đời”
Thực tế, bản thân nấm trắng chứa rất nhiều chất dinh dưỡng, nếu ăn thường xuyên sẽ cực kỳ tốt cho sức khỏe, có tác dụng dưỡng nhan hiệu quả. Tuy nhiên, trước khi ăn nấm cần phải ngâm, nhưng cách làm của mẹ con Lý Ái, ngâm một lúc cả một nồi lớn mà chỉ dùng 1 chút còn lại cất dùng dần là không đúng.
Nếu ngâm nấm trắng trong thời gian dài, một số lượng lớn vi khuẩn sẽ phát triển bên trong, sản sinh ra chất độc, bao gồm cả axit nấm men gạo. Chất này có thể gây tổn thương nghiêm trọng đến các tế bào gan, khiến chúng bị thoái hóa và c.hết đi, đồng thời làm tăng khả năng mắc bệnh ung thư gan.
Điều này cũng xảy ra với các loại nấm nói chung, do đó, mọi người cần tuyệt đối tránh việc dùng các loại nấm ngâm lâu.
Ngoài nấm ngâm lâu, 2 thứ này cũng nên ăn ít để bảo vệ gan
1. Thực phẩm mốc, đặc biệt là lạc
Lạc là nguyên liệu phổ biến trong cuộc sống hàng ngày và là món ăn kèm không thể thiếu trong các cuộc nhậu, tuy nhiên nếu không bảo quản đúng cách, lạc sẽ chuyển sang màu vàng, khô, có vị đắng, lúc này không thể ăn được nữa.
Loại lạc này có chứa aflatoxin, được Tổ chức Y tế Thế giới công nhận là chất gây ung thư cấp độ 1. Ăn một lượng nhỏ vào cơ thể sẽ gây tổn hại nặng cho gan, gây ung thư gan, nếu lượng chất này vượt quá 20mg có thể gây t.ử v.ong.
Điều này cũng xảy ra tương tự với các loại thực phẩm bị mốc.
2. Khoai tây mọc mầm
Trong cuộc sống, nhiều người chọn cách tiếp tục ăn khoai tây sau khi phát hiện nó đã mọc mầm, thói quen ăn uống này không tốt cho sức khỏe.
Khoai tây mọc mầm có chứa chất solanin dễ khiến cơ thể người bị nhiễm độc, gây phù nề ở các cơ quan như gan, nguy hiểm cho sức khỏe của gan.
Nguồn và ảnh: Sohu, The Healthy
Đây là 5 vật dụng nhà bếp cần được thay mới vì tiềm ẩn nguy cơ ung thư, dọn nhà cuối năm cần mạnh dạn vứt bỏ
Có lẽ đối với nhiều gia đình, chuyện có lối sống khoa học và sạch sẽ chỉ dừng ở việc lựa chọn thực phẩm sạch mà quên chú ý đến những dụng cụ có liên quan trực tiếp sức khỏe.
Với thói quen tiết kiệm, nhiều gia đình dùng mãi các dụng cụ, chỉ đồng ý thay mới khi những vật dụng đấy hư hỏng, không còn giá trị. Tuy nhiên, có những vật dụng được sử dụng hàng ngày liên quan trực tiếp đến sức khỏe của cả gia đình, được các chuyên gia khuyến cáo nên thay mới định kỳ mà nhiều gia đình vẫn “phớt lờ”. Điển hình nhất như các loại: thớt, đũa, thảm chùi chân, giẻ lau hay cả những miếng rửa bát…
Nhìn chung mọi thứ đều có hạn sử dụng, một khi đã hết hạn thì không nên sử dụng được nữa. Bởi nếu cố gắng dùng tiếp vì muốn tiết kiệm hay tiếc của, bạn đang tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sản và gây bệnh cho cơ thể, đặc biệt là những bệnh đáng sợ như ung thư.
Vậy nên, những vật dụng sau đây nếu chạm đến thời hạn sử dụng thì bạn tốt nhất nên vứt đi ngay:
Thớt gỗ
Ảnh minh họa
Thới gỗ thường được dùng để thái, chặt những thực phẩm sống, vi khuẩn trong chúng sẽ còn sót lại cho dù bạn rửa sạch thế nào đi nữa. Thớt càng có nhiều vết xước trên thớt thì mức độ nhiễm khuẩn càng lớn. Người ăn vào sẽ khiến cơ thể mắc tiêu chảy, viêm dạ dày ruột, ung thư gan cùng vô số các bệnh khác.
Do vậy, chị em hãy cố gắng thay thớt mới 6 tháng/lần, nếu phát hiện có nấm mốc xuất hiện thì phải vứt càng sớm càng tốt.
Đũa gỗ
Ảnh minh họa
Mỗi lần rửa đũa thì trên đũa sẽ nứt đi một tí mà mắt thường khó nhìn thấy được. Chưa kể nếu không được lau khô thì đũa còn sản sinh ra Escherichia coli, aflatoxin, Helicobacter pylori, Staphylococcus aureus – những chất gây ngộ độc và ung thư được WHO cảnh báo. Khi ăn phải thì chúng sẽ xâm nhập vào đường hô hấp, dạ dày, đường ruột gây những bệnh đáng sợ.
Vì vậy hãy thay đũa khoảng 3 – 6 tháng/lần, thường xuyên chú ý vệ sinh và giữ đũa khô ráo. Cần khử trùng thường xuyên bằng nước nóng, còn những chiếc đũa nào bị mốc thì vứt đi ngay.
Giẻ lau bếp
Ảnh minh họa
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng, một chiếc giẻ mới dùng khoảng 1 tuần trong nhà sẽ chứa khoảng 2,2 tỷ vi khuẩn. Đặc biệt là nếu dùng ở khu bếp số vi khuẩn này tăng vọt. Nguy hiểm hơn là còn tăng nguy cơ làm các bộ đồ ăn bị nhiễm khuẩn .
Lời khuyên là hàng ngày nên khử trùng giẻ bằng cách vò trong nước nóng khoảng 2 – 3 phút, sau vài tuần nên thay khăn mới. Hãy mua nhiều khăn cho nhiều mục đích khác nhau, sử dụng màu sắc để phân biệt để tránh lây nhiễm chéo.
Miếng rửa bát
Ảnh minh họa
Miếng rửa bát là nơi tập trung 1 lượng lớn vi khuẩn mà bạn không thể ngờ. Hàng ngày, khi bạn rửa chén bát, sẽ có rất nhiều mẩu thức ăn thừa và các chất bẩn khác vướng vào miếng rửa. Theo thời gian, miếng rửa bát trở thành nơi cư trú của hàng tỉ loại vi khuẩn và là ổ bệnh. Không những thế, nhiều người còn có thói quen sử dụng miếng rửa bát để lau chùi bồn rửa, mặt bếp, mặt bàn ăn… điều này khiến cho lượng vi khuẩn tăng gấp nhiều lần.
Vì vậy không nên dùng mãi một miếng rửa bát. Mỗi tháng nên thay mới miếng rửa chén 1 lần.
Thảm chùi chân
Ảnh minh họa
Thảm chùi chân luôn ngoài tác dụng thấm nước, chất dơ để chân được sạch sẽ thì còn là vật dụng chứa nhiều vi khuẩn nhất trong nhà. Do đó phải thay mới định kỳ thảm chùi chân, tốt nhất là thay sau 6 tháng 1 lần để đảm bảo sức khỏe.