Được mẹ chồng chỉ cách dỗ con nín “trong một nốt nhạc”, bà mẹ gục ngã nghe thông báo con trai 8 tháng bị bại não

Cô Linh cứ tưởng đó đã là kinh nghiệm của người xưa thì chắc sẽ an toàn, nhưng không ngờ cô đã vô tình đẩy con trai vào “vực thẳm”.

Là cha mẹ, chắc chắn không ai muốn nghe thấy tiếng khóc của con, nhưng với trẻ sơ sinh, khóc lại là một phương thức giao tiếp giữa con với thế giới, là cách để con thể hiện mong muốn cũng như cảm xúc của mình. Theo lời khuyên của chuyên gia, để trẻ khóc một chút cũng không có vấn đề gì, nhưng trong mắt của các ông bà, để cháu khóc là có lỗi. Vì vậy, cứ hễ nghe tiếng e e của cháu là y như rằng ông bà sẽ đến dỗ ngay.

Sau khi sinh con, Tiểu Linh – một bà mẹ 9X sống ở Trùng Khánh (Trung Quốc), bị đau vết mổ nên mẹ chồng cô đã lên chăm sóc con dâu và cháu trong khi con trai đi làm. Tiểu Linh vô cùng cảm kích trước tấm lòng của mẹ vì bà chăm sóc con cháu rất chu đáo, chẳng hề nề hà việc gì. Thậm chí, biết Tiểu Linh còn bị đau nên bà dành luôn cả phần dỗ cháu cho con.

duoc me chong chi cach do con nin trong mot not nhac ba me guc nga nghe thong bao con trai 8 thang bi bai nao e3d 5835834

Đang khóc đỏ mặt tía tai với mẹ, chứ mà qua bà nội đung đưa chút thôi là con trai Tiểu Linh nín ngay (Ảnh minh họa).

Nhưng có một điều khiến bà mẹ trẻ thấy kỳ lạ là dù con đang khóc gắt ngủ đến đỏ mặt tía tai trên tay mẹ, thế nhưng chỉ cần bà nội bế lên, vỗ về đung đưa vài cái là đã im re. Vì vậy, cô đã hỏi bí quyết của mẹ. Mẹ chồng Tiểu Linh không chần chừ liền hướng dẫn con cách bế cháu, rằng trẻ con thích đung đưa 1 chút như thế này, càng đung đưa sẽ càng thích.

Thấy mẹ dỗ con hay quá và nghĩ kinh nghiệm của người xưa chắc an toàn, nên hết thời gian ở cữ Tiểu Linh cũng bắt chước mẹ đung đưa ru con ngủ. Chỉ là cô không ngờ rằng hành động này đã vô tình đẩy con trai vào “vực thẳm”.

Khi được 8 tháng, một hôm con trai Tiểu Linh đột nhiên quấy khóc, khó chịu, sốt mãi không hạ. Cô lo lắng đưa con vào bệnh viện rồi kinh hãi nghe bác sĩ kết luận “đ.ứa t.rẻ bị bại não, nguyên nhân là do bị rung lắc lâu ngày gây nên não bị tổn thương”. Bà mẹ trẻ đã ngã gục ngay tại chỗ.

duoc me chong chi cach do con nin trong mot not nhac ba me guc nga nghe thong bao con trai 8 thang bi bai nao 069 5835834

Nhưng khi được 8 tháng, Tiểu Linh ngã quỵ nghe bác sĩ thông báo con trai bị bại não (Ảnh minh họa).

Vì sao rung lắc đung đưa lại khiến trẻ bị bại não?

Theo thông tin từ Mayo Clinic – Trung tâm y tế học thuật phi lợi nhuận của Mỹ, hội chứng rung lắc trẻ nhỏ (Shaken baby syndrome – SBS) là một chấn thương não nghiêm trọng do em bé bị lắc với cường độ mạnh. Đây là một hình thức l.ạm d.ụng t.rẻ e.m gây tổn thương não nghiêm trọng.

Hội chứng rung lắc xảy ra phổ biến ở trẻ sơ sinh từ 6 – 8 tuần t.uổi vì đó là thời điểm em bé khóc nhiều nhất, nhiều ông bà cha mẹ mất kiên nhẫn nên đã đung đưa để dỗ trẻ. Trẻ sơ sinh có bộ não mềm, cơ cổ yếu và các mạch m.áu mỏng manh, nên việc rung lắc, đung đưa dỗ con nín của người lớn đã khiến não của trẻ bị đ.ập liên tục vào hộp sọ. Tác động của những cú va đ.ập có thể gây ra bầm tím trong não, c.hảy m.áu não, sưng não.

duoc me chong chi cach do con nin trong mot not nhac ba me guc nga nghe thong bao con trai 8 thang bi bai nao 011 5835834

Tác động của những lần rung lắc sẽ gây ra các cú va đ.ập gây ra hiện tượng bầm tím trong não, c.hảy m.áu não, sưng não (Ảnh minh họa).

Các tổn thương não sẽ để lại nhiều di chứng thần kinh lâu dài cho trẻ. Tổn thương nhẹ có thể làm con chậm phát triển, mất khả năng nói năng lưu loát, học tập không tiếp thu được bài vở. Nếu tổn thương nặng có thể gây xuất huyết võng mạc mắt, gây giảm thị lực hoặc mù, điếc, liệt thần kinh, co giật, thậm chí gây t.ử v.ong.

Vậy làm thế nào để ngăn ngừa hội chứng em bé bị rung lắc?

Thật ra, hội chứng rung lắc ở t.rẻ e.m hoàn toàn có thể phòng ngừa được, chỉ cần ông bà cha mẹ đừng bao giờ dỗ trẻ bằng cách đung đưa, đặc biệt không được tung hứng con lên cao vì điều này gây tổn thương não nghiêm trọng.

Thay vào đó, các cha mẹ hãy:

Ôm con vào lòng: Ôm con vào lòng, vỗ mông, xoa lưng, xoa đầu sẽ giúp trẻ nhanh bình tĩnh và bớt khóc hơn.

Tạo môi trường ngủ tốt: Cha mẹ cần nắm rõ thời gian ngủ của con và cho con nằm trong cũi, nôi ngay khi trẻ có vài dấu hiệu buồn ngủ đầu tiên là ngáp, dụi mắt… Đừng để đợi đến khi con buồn ngủ lắm rồi mới cho đi ngủ sẽ làm cho bé gắt ngủ, từ đó khóc lóc khó dỗ dành.

Nghe nhạc trước khi đi ngủ: Cha mẹ đừng đ.ánh giá thấp vai trò của âm nhạc trước khi đi ngủ, bởi chỉ cần âm nhạc đủ êm dịu sẽ dễ đưa trẻ vào giấc ngủ hơn. Bạn có thể hát ru hoặc mở nhạc nhẹ nhàng cho con nghe, từ đó não của trẻ sẽ bắt được tín hiệu và điều chỉnh cơ thể về chế độ nghỉ ngơi, trẻ sẽ buồn ngủ gần như ngay lập tức.

9 mẹo giúp giảm đau khi tiêm phòng cho trẻ

Tiêm phòng là cách tốt nhất giúp phòng tránh các bệnh hay gặp ở trẻ nhau. Sau khi tiêm trẻ có thể gặp phải một số tác dụng phụ khiến trẻ đau nhức, quấy khóc,… Vậy làm cách nào để giảm đau trong và sau khi tiêm?

Những cơn đau trong và sau khi tiêm có thể khiến cả bạn và con gặp khó chịu. Tuy nhiên việc tiêm chủng lại không thể trì hoãn. Do đó cha mẹ nên nắm được một số biện pháp giảm đau khi tiêm phòng cho trẻ.

Nhiều phụ huynh lo lắng tới việc sau khi tiêm trẻ bị sốt, đau nhức vùng tiêm,… Nhưng hầu hết các tác dụng phụ sau khi tiêm là rất nhẹ và sẽ thường biến mất sớm; các tác dụng phụ nghiêm trọng là khá hiếm.

Ôm trẻ khi tiêm

Theo nghiên cứu được công bố trên tạp chí Pediatrics thì cha mẹ nên ở bên cạnh bé để đ.ánh lạc hướng cũng như trấn an trẻ trong khi tiêm. Một lựa chọn lý tưởng chính là bế em bé của bạn. Giữ bé chắc chắn để cánh tay hoặc đùi của em bé lộ ra và bác sĩ có thể dễ dàng tiêm vaccine. Việc giữ trẻ chắc chắn sẽ không làm cản trở quá trình tiêm do trẻ có thể vùng vẫy, đạp,…

9 meo giup giam dau khi tiem phong cho tre f0c 5808946

Với trẻ lớn hơn một chút bạn có thể để trẻ ngồi trong lòng bạn, mặt đối mặt để trẻ cảm thấy an tâm hơn.

Cho bé ti mẹ

Cho bé ti mẹ có thể giúp giảm đau do tiêm chủng. Một nghiên cứu gần đây cho thấy, trẻ bú mẹ trong lúc tiêm phòng dường như ít khóc hơn. Ken Haller , phó giáo sư nhi khoa tại Đại học Saint Louis ở Missour cho biết: “Trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh rất dễ bị di dời sự chú ý, chẳng hạn như từ cảm giác bị đau sang đồ ăn…”.

Tuy nhiên ông cũng khuyên rằng, mẹ nên cho trẻ bú sau khi tiêm ngừa xong bởi nếu vừa ăn vừa tiêm có thể khiến trẻ dễ bị nôn trớ.

9 meo giup giam dau khi tiem phong cho tre dc7 5808946

Một chút ngọt

Một số nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, đường không chỉ giúp giảm tác dụng của thuốc mà còn giúp giảm đau sau khi tiêm phòng ở trẻ.

Bạn có thể thử cho trẻ uống một chút nước đường trước khi tiêm phòng hoặc nhúng núm ti giả vào và để trẻ ngậm trong quá trình tiêm.

9 meo giup giam dau khi tiem phong cho tre 207 5808946

Tuy nhiên đã có nhiều khuyến cáo xung quanh việc cho trẻ dưới 6 tháng t.uổi uống nước có thể gây ra ngộ độc ở trẻ. Tốt nhất bạn hãy hỏi bác sĩ nếu muốn giảm đau khi tiêm chủng cho trẻ bằng cách này.

Đ.ánh lạc hướng để giảm đau

Đ.ánh lạc hướng em bé của bạn là một trong những phương pháp giảm đau do tiêm chủng cực kì hữu hiệu. Hãy mang theo món đồ chơi mà bé yêu thích để thu hút sự chú ý của bé từ mũi tiêm sang đó.

9 meo giup giam dau khi tiem phong cho tre 505 5808946

Những đồ vật tạo tiếng ồn hay xem một tập phim yêu thích cũng là một gợi ý không tồi đâu.

Thuốc tê

Có một số loại thuốc tê cục bộ có thể hữu ích trong việc giảm đau sau tiêm chủng. Hãy hỏi bác sĩ về chúng cũng như thời gian cần để thuốc tê bắt đầu có tác dụng.

9 meo giup giam dau khi tiem phong cho tre c9c 5808946

Xoa vùng da của trẻ sau khi chủng ngừa

Sau khi tiêm xong, hãy xoa nhẹ vùng da xung quanh vết tiêm. Việc xoa nhẹ nhàng có thể khiến bé cảm thấy được “an ủi” và giảm bớt cảm giác đau nhức nếu có.

Một vài nghiên cứu trên người trưởng thành cho thấy, nếu được xoa nhẹ sau khi tiêm trong vòng 10 giây sẽ giảm cảm giác đau hơn so với trường hợp không được xoa vùng tiêm. Hoặc ấn lên vùng da xung quanh nốt tiêm cũng có thể giảm nhẹ cơn đau.

9 meo giup giam dau khi tiem phong cho tre fa5 5808946

Thử hỏi xem có các biện pháp thay thế nào ngoài dùng kim tiêm chủng không

Trong một số trường hợp bác sĩ có thể giảm đau cho trẻ sau khi tiêm bằng cách sử dụng các thiết bị tiêm không dùng mũi tiêm.

Tuy nhiên, đây không phải là một biện pháp phổ biến nên bạn hãy hỏi bác sĩ để chắc chắn thêm.

9 meo giup giam dau khi tiem phong cho tre 583 5808946

Tiêm vaccine kết hợp

Các dạng vaccine kết hợp như mũi 5 trong 1, 6 trong 1, mũi vaccine sởi – thủy đậu – rubella (MMR),… được hiểu là sự kết hợp tiêm chủng với một mũi tiêm duy nhất giúp trẻ giảm được số lần tiêm mà vẫn có tác dụng phòng ngừa hiệu quả.

Điều này có nghĩa là trẻ phải tiêm ít hơn, ít phải chịu đau hay gặp phải các tác dụng phụ sau tiêm nhiều như việc tiêm các mũi đơn.

9 meo giup giam dau khi tiem phong cho tre d89 5808946

Các mũi tiêm vaccine kết hợp sẽ phù hợp với từng giai đoạn t.uổi khác nhau, phụ huynh nên theo dõi lịch tiêm chủng và khuyến nghị để cho trẻ tiêm đúng lịch.

Giữ bình tĩnh cho trẻ

Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng hành vi của bố mẹ trong khi trẻ tiêm chi phối 50% cảm giác của trẻ. Điều này có nghĩa là cha mẹ nên cố gắng giữ bình tĩnh và trấn an trẻ thay vì lo lắng trẻ gặp phải các tác dụng phụ sau tiêm hay quá trình tiêm gặp vấn đề,…

9 meo giup giam dau khi tiem phong cho tre 983 5808946

Hãy nhớ rằng, cơn đau sau khi tiêm vaccine sẽ ngắn hơn rất nhiều so với thời gian phải điều trị bệnh tật nếu con chẳng may bị mắc.

Tóm lại, điều quan trọng nhất mà phụ huynh cần nhớ chính là trao đổi cụ thể với bác sĩ về mỗi mũi tiêm của con, về các tác dụng phụ có thể gặp, cách xử lý khi gặp tác dụng phụ sau tiêm vaccine,… để có thể bình tĩnh xử lý khi cần thiết.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *