Theo các phân tích, việc tiếp xúc với tiếng ồn mức độ cao – đặc biệt là do đeo tai nghe quá lâu – làm tăng đáng kể nguy cơ suy giảm thính lực.
ơn cử, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ước tính khoảng 50% số người từ 12-35 t.uổi có nguy cơ bị mất thính lực do có thời gian tiếp xúc quá nhiều và kéo dài với âm thanh lớn, chẳng hạn như thường xuyên nghe nhạc bằng các thiết bị âm thanh cá nhân như tai nghe. Tương tự, Viện Y tế Quốc gia Mỹ (NIH) cảnh báo rằng trẻ nhỏ và thanh thiếu niên có thể là đối tượng đặc biệt dễ bị mất thính lực, do thường nghe nhạc với âm lượng cao hơn mức khuyến cáo an toàn trên toàn cầu là 70 decibel (dBA). Theo NIH, tiếp xúc lâu dài với âm thanh từ 70dBA trở xuống không ảnh hưởng thính lực, nhưng nghe lâu dài hoặc lặp đi lặp lại âm thanh ở mức 85dBA trở lên có thể gây mất thính lực trong tương lai.
Theo các chuyên gia, giải pháp để bảo vệ thính giác là sử dụng các sản phẩm tai nghe có thiết kế giới hạn âm lượng. Thông thường, tai nghe có âm lượng tối đa 85dBA được đ.ánh giá là an toàn cho trẻ nhỏ sử dụng so với khi tai nghe không có chức năng giới hạn âm lượng. Bên cạnh đó, chúng ta có thể sử dụng một số ứng dụng di động đo âm lượng miễn phí để xác định mức độ ồn ào của môi trường xung quanh. Ngoài ra, người lớn nhớ kiểm tra thính giác định kỳ, đặc biệt là sau t.uổi 50, để kịp thời chữa trị các vấn đề thính giác bất thường.
Mất thính lực làm tăng tốc độ lão hóa ở người cao t.uổi
Mất thính lực có liên quan đến hoạt động thể chất kém hơn và góp phần làm tăng tốc độ lão hóa ở người cao t.uổi. Một nghiên cứu mới cho thấy.
Hoạt động thể chất là quan trọng đối với con người ở mọi lứa t.uổi. Ở t.uổi trung niên trở đi, hoạt động thể chất có liên quan đến chất lượng cuộc sống tốt hơn, chức năng thể chất và nhận thức tốt hơn, giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch và nguy cơ t.ử v.ong thấp hơn.
Suy giảm thính lực có thể góp phần làm giảm mức độ hoạt động thể chất, trực tiếp: Do không có khả năng giám sát môi trường khi đang hoạt động, hoặc gián tiếp: Do cô lập xã hội và tăng tải trọng nhận thức.
Một nghiên cứu trước đây cho thấy rằng tình trạng suy giảm thính lực, phổ biến ở gần 2/3 người lớn trên 70 t.uổi, có liên quan đến mức độ hoạt động thể chất thấp hơn ở người lớn t.uổi.
Trong nghiên cứu mới, TS Pei-Lun Kuo, Viện Quốc gia về Lão hóa tại Viện Y tế Quốc gia ở Baltimore và các đồng nghiệp đã sử dụng dữ liệu Khảo sát Kiểm tra Sức khỏe và Dinh dưỡng Quốc gia (2003 đến 2004) để xem xét mối liên quan giữa mất thính giác và đo lường khách quan hoạt động thể chất ở 291 người lớn từ 60 đến 69 t.uổi ở Mỹ.
Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng mất thính giác có liên quan đáng kể với việc dành ít thời gian hơn cho hoạt động thể chất từ mức độ trung bình đến mạnh (5,53 phút mỗi ngày), ít thời gian hơn cho hoạt động thể chất cường độ nhẹ (28,55 phút mỗi ngày), nhiều thời gian hơn ở các hành vi ít vận động ( 34,07 phút mỗi ngày) và mô hình hoạt động thể chất rời rạc hơn.
Những phát hiện này cho thấy rằng, việc thúc đẩy hoạt động thể chất ở người lớn t.uổi bị khiếm thính là rất quan trọng.