Nhiệt độ thấp của tủ lạnh có thể làm chậm hoạt động và sự sản sinh của vi khuẩn nhưng nó lại chính là nơi cư trú của loại vi khuẩn g.iết n.gười này.
Việc phát minh ra tủ lạnh đã tạo điều kiện để cải thiện cuộc sống cho con người, đặc biệt là vào mùa hè khi thực phẩm nhanh hỏng thì cho chúng vào tủ lạnh có thể giúp chúng ta giữ cho thực phẩm luôn tươi ngon. Tủ lạnh của nhiều gia đình chứa đầy nguyên liệu tươi sống, thức ăn thừa, thực phẩm đã mở nắp… tất cả đều được nhồi nhét vào tủ lạnh.
Ai cũng nghĩ rằng tủ lạnh là môi trường tương đối sạch sẽ nhưng thực chất nó cũng là nơi ẩn náu của 1 loại vi khuẩn c.hết người, nếu ăn phải thực phẩm nhiễm vi khuẩn này thì rất nguy hiểm.
Cách đây một thời gian, một người đàn ông 63 t.uổi ở Sơn Đông (Trung Quốc) được đưa đến bệnh viện do sốt cao, nôn mửa và hôn mê, qua kiểm tra cho thấy nguyên nhân là do nhiễm vi khuẩn có trong thịt bò (lấy ra từ tủ lạnh). Rất may là do được cấp cứu kịp thời nên bệnh tình đã không gây nguy hiểm đến tính mạng.
Trùng hợp là vào cùng thời điểm đó, một bà mẹ sắp sinh ở Tây An (Trung Quốc) cũng xuất hiện tình trạng nôn và sốt sau khi ăn bánh lấy ra từ tủ lạnh và phải mổ cấp cứu. Sự bất thường về thể chất của 2 trường hợp trên đều là do ăn đồ ăn để trong tủ lạnh có chứa vi khuẩn Listeria monocytogenes.
Listeria là sát thủ vô hình trong tủ lạnh
Có thể nhiều người chưa nghe nói đến vi khuẩn Listeria nhưng nó không phải là hiếm, thậm chí trong tủ lạnh của nhiều gia đình còn có rất nhiều loại vi khuẩn này.
Vi khuẩn Listeria monocytogenes hay Listeria bám vào thức ăn và đi vào ruột của chúng ta. Nếu chúng ta ăn phải thực phẩm có vi khuẩn Listeria, nó sẽ từ từ “ăn” thành ruột, xâm nhập vào hệ tuần hoàn m.áu và gây ra các vấn đề nghiêm trọng hơn, phổ biến nhất là viêm màng não hoặc các vấn đề về hệ thần kinh trung ương, g.ây s.ốc nặng, thậm chí là t.ử v.ong.
Listeria là một loại vi khuẩn tương đối phổ biến. Nó là một trong những vi khuẩn gây bệnh truyền qua thực phẩm, thường được tìm thấy trong môi trường tự nhiên như đất và cũng có thể tồn tại trong thực phẩm bị ô nhiễm hoặc chưa nấu chín.
Các sản phẩm thịt nấu tái và đồ ăn sẵn (chế phẩm từ thịt sống) là những thực phẩm dễ có vi khuẩn Listeria nhất, bao gồm thịt gia súc, trứng, hải sản, thịt gia cầm, rau củ quả… đặc biệt là thịt bò càng có nhiều khả năng tồn tại vi khuẩn này. Listeria khác với các loại vi khuẩn khác, nó có khả năng chịu đông lạnh rất tốt, có thể tồn tại ở nhiệt độ thấp -20 độ C, được gọi là “sát thủ trong tủ lạnh”. Các cuộc điều tra cho thấy tỷ lệ tồn tại của Listeria trong tủ lạnh vượt quá 10%.
Làm thế nào để ngăn chặn vi khuẩn Listeria?
Tủ lạnh của nhiều gia đình là “phòng lưu trữ thực phẩm” và mọi thứ đều được lưu trữ. Nếu có thực phẩm chứa vi khuẩn Listeria, toàn bộ tủ lạnh sẽ bị nó “chiếm đóng”. Do đó, điều chúng ta cần làm là:
– Trước hết, thức ăn có thể cho ra khỏi tủ lạnh cần được hâm nóng hoàn toàn trước khi ăn. Nếu thức ăn không được làm nóng đủ, nó có thể không g.iết được Listeria. Thức ăn đã hâm nóng có thể lấy ra khỏi tủ lạnh, đặc biệt là thịt, nên đun ở nhiệt độ hơn 70 độ C trong thời gian hơn 3 phút.
– Những thực phẩm không thể hâm nóng sau khi lấy ra từ tủ lạnh như hoa quả, bạn nên gọt vỏ (bỏ lớp ngoài) của chúng trước khi ăn. Vào thời tiết nắng nóng, nhiều người thích ăn trái cây hoặc dưa hấu đông lạnh, nhưng thời gian bảo quản trái cây trong tủ lạnh không nên quá 2 ngày, đặc biệt là dưa hấu đã cắt miếng, nên ăn càng sớm càng tốt, và cần cắt bỏ bề mặt miếng dưa trước khi ăn.
– Bạn cần lưu ý thêm khi bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh: ví dụ, thực phẩm sống và thực phẩm chín nên được để tách biệt; thịt hoặc thức ăn thừa nên được bảo quản bằng màng bọc thực phẩm, thực phẩm đã mở nắp cần bảo quản kịp thời, đóng gói cẩn thận rồi mới cất vào tủ, cần sử dụng chúng càng sớm càng tốt.
– Cuối cùng, tủ lạnh cần được vệ sinh thường xuyên. Khi chúng ta cất giữ thức ăn, chúng ta có thể không nhớ, thức ăn bị hư hỏng sau khi để quá lâu, thức ăn hư hỏng sẽ sinh ra vi khuẩn. Vì vậy, bạn cần thường xuyên vệ sinh tủ lạnh. Đối với những gia đình có phụ nữ mang thai, người già và t.rẻ e.m, sức đề kháng cơ thể và khả năng tiêu hóa của họ còn tương đối yếu, cần chú ý vệ sinh tủ lạnh nhiều hơn, để không cho vi khuẩn Listeria có cơ hội phát triển.
Nguồn và ảnh: Sohu, Healthline
Cách bảo quản trứng luộc, tránh gây hại cho cơ thể
Trứng luộc là thực phẩm bổ dưỡng, dễ chế biến. Tuy nhiên, thời gian bảo quản trứng khi đã luộc chín không dài. Nếu để quá lâu và không đúng cách, trứng luộc sẽ gây hại cho cơ thể.
Trứng luộc thường là sự lựa chọn của nhiều người cho một bữa ăn nhẹ lành mạnh hoặc được sử dụng như một phần của bữa ăn cân bằng. Tuy nhiên, trứng đã luộc chín cần có cách bảo quản đúng để trứng còn tốt và đảm bảo ngon miệng.
Cách bảo quản trứng luộc đúng cách
Trong quá trình luộc, lớp bảo vệ bao bọc bên ngoài vỏ trứng bị loại bỏ, khiến trứng dễ bị nhiễm không khí và vi sinh vật có hại. Vì vậy, việc làm lạnh trứng sau khi luộc chín là điều cấp thiết để trứng không bị nhiễm khuẩn hoặc hỏng.
Bảo quản trứng luộc chín trong tủ lạnh sẽ giúp làm chậm sự phát triển của vi khuẩn. Tránh để trứng đã nấu chín ở nhiệt độ phòng lâu.
Trứng luộc chín cần bảo quản đúng cách. Ảnh: Phương Linh LĐO.
Tốt nhất, bạn nên bảo quản chúng trong thùng carton hoặc thùng kín. Giữ chúng trên kệ bên trong tủ lạnh thay vì ở cánh cửa tủ. Bởi việc đóng mở tủ lạnh thường xuyên có thể khiến nhiệt độ ở vị trí này thay đổi.
Cuối cùng, không nên đông lạnh trứng luộc vì cả lòng trắng và lòng đỏ đều trở nên dai và chảy nước, khiến chúng không ngon miệng khi ăn.
Trứng luộc chín bóc vỏ
Để trứng luộc ở trong trạng thái tốt và ngon nhất, bạn nên đợi bóc trứng luộc chín chỉ khi bạn sẵn sàng ăn hoặc sử dụng chúng ngay sau đó.
Nếu trứng đã được bóc vỏ, bạn nên để trứng trong hộp kín gió cùng với khăn giấy ẩm để trứng không bị khô.
Cũng giống như trứng luộc chưa bóc vỏ, trứng đã bóc vỏ không nên để ở nhiệt độ phòng và nên cho vào tủ lạnh càng nhanh càng tốt.