Đau tức “vùng kín” nhưng ngại đi khám, quý ông suýt bị cắt ruột

Chỉ vì chủ quan, ngại đi khám khi thấy vùng bẹn đau tức, người đàn ông 38 t.uổi suýt phải cắt ruột vì biến chứng nghẹt quai ruột kèm thoát vị bẹn trái.

dau tuc vung kin nhung ngai di kham quy ong suyt bi cat ruot bfd 5810718

Các bác sĩ phẫu thuật cấp cứu cho bệnh nhân (Ảnh – BVCC)

Người đàn ông 38 t.uổi đến Phòng khám Nam học, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, trong tình trạng đau đớn vùng kín dữ dội vì khối phồng ở vùng bẹn trái.

Anh này cho biết: Bản thân có t.iền sử khỏe mạnh, phát hiện khối phồng bẹn trái nhiều năm nay, không đau tức, khối lúc xuất hiện, lúc không, dùng tay ấn vào thì khối biến mất. Do tâm lý chủ quan, khối phồng lại nằm ở vùng tế nhị nên ngại ngần chưa đi khám và điều trị.

Vào chiều ngày 2/6, sau khi đi làm về thấy khối phồng chạy xuống dưới bìu, đau tức nhẹ nên anh đã dùng tay đẩy khối phồng không tự mất đi như mọi khi. Tưởng rằng không có gì nghiêm trọng nên anh vẫn thản nhiên ăn uống, sinh hoạt bình thường. Tuy nhiên, đến rạng sáng ngày hôm sau thì anh bị đau quặn dữ dội vùng bẹn trái. Đến lúc này anh mới tức tốc tìm đến các bác sĩ Khoa Nam học và Y học Giới tính, Bệnh viện Đại Học Y Hà Nội để khám.

Tại Khoa Nam học và Y học Giới tính, các bác sĩ phát hiện vùng bìu trái của bệnh nhân có khối phồng to kích thước 8×10cm, sờ nắn có tiếng lọc xọc, ấn vào khối thì bệnh nhân rất đau, bụng chướng nhẹ, buồn nôn và đã nôn 2-3 lần. Qua thăm khám lâm sàng kết hợp với các xét nghiệm và siêu âm vùng bẹn bìu, các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị thoát vị bẹn trái và biến chứng nghẹt quai ruột.

dau tuc vung kin nhung ngai di kham quy ong suyt bi cat ruot d88 5810718

Sau phẫu thuật, bệnh nhân hồi phục và được xuất viện (Ảnh – BVCC)

Nhận định đây là một trường hợp cấp cứu cần nhanh chóng can thiệp ngoại khoa để giải cứu đoạn ruột nghẹt, tránh biến chứng hoại tử và phải cắt một đoạn ruột, các bác sĩ đã chuyển bệnh nhân vào phòng mổ cấp cứu. Sau gần 1 giờ đồng hồ với những nỗ lực giải thoát và hồi phục đoạn ruột nghẹt của các bác sĩ, đoạn ruột của bệnh nhân đã hồng hào và hoạt động trở lại; lỗ thoát vị được đóng kín, thành bụng được phục hồi, ca phẫu thuật kết thúc tốt đẹp. Sau phẫu thuật, sức khỏe bệnh nhân dần ổn định và xuất viện vào ngày 5/6.

Ths.BS. Trần Văn Kiên – Khoa Nam học và Y học giới tính – Bệnh viện Đại học Y Hà Hội – cho biết: Thoát vị bẹn là tình trạng các tạng trong ổ bụng chui qua ống bẹn hay các điểm yếu của thành bụng xuống dưới vùng bìu, tạo thành một khối phồng vùng bẹn – bìu. Thoát vị bẹn nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể diễn tiến thành biến chứng thoát vị bẹn nghẹt.

Thoát vị nghẹt là tình trạng cơ quan ở trong túi thoát vị bị đè ép, thắt nghẽn lại ở cổ túi, dẫn tới rối loạn chức năng, rối loạn tuần hoàn và cuối cùng là hoại tử tổ chức. Vì thế, tình trạng này phải được chẩn đoán và xử lý nhanh chóng. Nếu không can thiệp kịp thời thì sau 6-12 tiếng, các tạng (ruột, mạc nối, buồng trứng, vòi trứng) bị nghẹt sẽ hoại tử gây viêm phúc mạc, tắc ruột, n.hiễm t.rùng nhiễm độc, có thể đe dọa tính mạng bệnh nhân, thậm chí người bệnh phải cắt bỏ tạng b.ị h.oại t.ử (đoạn ruột, mạc nối, buồng trứng, tử cung…).

Trường hợp bệnh nhân trên mặc dù đến viện chậm trễ nhưng nhờ sự xử trí nhanh chóng, kịp thời của các bác sĩ nên bệnh nhân đã may mắn bảo toàn được đoạn ruột bị nghẹt.

Chính vì thế, các bác sĩ khuyến cáo: Người dân khi phát hiện các khối bất thường vùng bìu bẹn, s.inh d.ục, đặc biệt các khối thoát vị bẹn đã được phát hiện trước đó mà không tự đẩy về phía bụng được thì không được chủ quan, ngại ngần hay xấu hổ mà hãy đến các cơ sở y tế chuyên khoa Nam học khám càng sớm càng tốt, để được các bác sĩ thăm khám loại trừ các bệnh lý cấp cứu và kịp thời điều trị, tránh những tai biến và hậu quả đáng tiếc về sau.

N.ữ s.inh 21 t.uổi bị mắc kẹt tampon trong người, bác sĩ dở khóc dở cười nhắc nhở 3 lưu ý để tránh gặp tình trạng tương tự

Trong những năm gần đây, tampon được chị em quan tâm nhiều hơn, không giống như băng vệ sinh, nó không cần dán vào quần, chỉ cần đưa vào vùng kín và sẽ không ảnh hưởng đến các hoạt động bình thường trong cuộc sống.

Tuy nhiều lợi ích là vậy nhưng nếu không lưu ý một số điểm khi sử dụng bạn có thể gặp phải tình trạng dở khóc dở cười như cô gái này. Cách đây không lâu, câu chuyện của Xiao Zhang, một n.ữ s.inh viên đại học 21 t.uổi (Trung Quốc) đã khiến dân tình dở khóc dở cười vì sử dụng băng vệ sinh sai cách.

Trước đó cô từng thấy trên TV có rất nhiều phụ nữ Âu Mỹ chọn sử dụng tampon trong thời kỳ k.inh n.guyệt, do đó, cô cũng “chạy theo trào lưu” nên đến ngày hành kinh cũng sử dụng tampon.

nu sinh 21 tuoi bi mac ket tampon trong nguoi bac si do khoc do cuoi nhac nho 3 luu y de tranh gap tinh trang tuong tu 984 5795081

Bước sang ngày hôm sau, Xiao Zhang vô tình phát hiện tampon không thể lấy ra, dường như nó bị mắc kẹt, không còn cách nào, cô chỉ có thể đến bệnh viện nhờ bác sĩ giúp đỡ, sau đó mới có thể lấy được tampon ra ngoài suôn sẻ. Ở trong tình cảnh này, Xiao Zhang cảm thấy rất bối rối, vì cô thấy nhiều phụ nữ nước ngoài đang sử dụng nó dễ dàng, tại sao nó lại khó khăn đến vậy với cô?

Trước vấn đề này, bác sĩ cũng cảm thấy hết sức sững sờ, lập tức giải thích: Tampon không thể dùng trước khi kỳ k.inh n.guyệt đến như băng vệ sinh thông thường bởi vì nó tương đối khô ráo, chạm vào nước là không dùng được. Hơn nữa, phụ nữ khi chưa hành kinh, vùng kín thường bị khô, nếu dùng tampon một cách vội vàng lúc này thường dễ bị tắc (kẹt) hơn, vì vậy Xiao Zhang mới gặp tình trạng như trên.

3 lưu ý khi sử dụng tampon được bác sĩ chia sẻ

1. Không sử dụng trước kỳ kinh

Đối với các bạn nữ, băng vệ sinh thường được sử dụng nhiều hơn nên thường, mọi người có thói quen dùng nó trước khi kỳ k.inh n.guyệt đến để giảm đi sự lúng túng. Nhưng tampon không phải được sử dụng theo cách này, nếu không, hiện tượng tampon mắc kẹt lại giống như Xiao Zhang sẽ xảy ra.

nu sinh 21 tuoi bi mac ket tampon trong nguoi bac si do khoc do cuoi nhac nho 3 luu y de tranh gap tinh trang tuong tu c05 5795081

2. Chọn loại tampon phù hợp

Các bạn nữ phải rửa tay sạch sẽ trước khi sử dụng tampon, như vậy sẽ vệ sinh và sạch sẽ hơn. Thường thì tampon được chia thành loại ống thông tiểu và loại nhét bằng cỡ ngón tay, đối với những người mới bắt đầu sử dụng nó lần đầu tiên, hãy cố gắng chọn loại nhỏ hơn (loại ống thông) vì nó có thể đơn giản hơn. Sẽ mất một thời gian nhất định để bạn “thích nghi” làm quen với nó rồi mới nên chuyển dần sang kiểu cỡ bằng ngón tay.

3. Cố gắng không sử dụng nó khi đi ngủ

Nhìn chung, thời gian cần thay tampon có thể lâu hơn so với băng vệ sinh thông thường nhưng không được quá 6 tiếng, nếu vượt quá thời gian này có thể dẫn đến sự phát triển của vi khuẩn gây n.hiễm t.rùng. Hơn nữa, khi chúng ta ngủ, rất ít người có thể dậy để thay tampon, điều này thường không có lợi cho vệ sinh và sức khỏe. Do đó, hãy cố gắng không sử dụng nó khi đi ngủ.

Nguồn và ảnh: Sohu, Women’s Health

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *