T.rẻ e.m là nhóm ít nguy cơ nhiễm Covid-19, song đại dịch lại có ảnh hưởng không hề nhỏ tới sức khỏe tinh thần của trẻ.
Kể từ khi đại dịch Covid-19 bắt đầu có dấu hiệu bùng phát rồi lây lan, ai trong số chúng ta cũng hy vọng và tin rằng Covid-19 chỉ xảy ra trong thời gian ngắn. Thế nhưng, hơn một năm trôi qua, Covid-19 vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại và đã gây ra nhiều sự thay đổi trên thế giới.
Tính đến hiện nay, đại dịch Covid-19 đã lan ra và tác động trên toàn cầu và tác động tới tất cả các lĩnh vực trong đời sống, thậm chí có nhiều đặc điểm khác biệt hẳn so với những tác động của các đại dịch bệnh trước đây mà ngay cả chúng ta cũng không ngờ tới.
Đại dịch Covid-19 ảnh hưởng đến t.rẻ e.m theo nhiều cách khác nhau
Trong khi chúng ta đang cảm thấy may mắn vì thực tế cho thấy tỷ lệ virus SARS-CoV-2 gây t.ử v.ong ở t.rẻ e.m không cao thì ngược lại, đại dịch đã có những ảnh hưởng tiêu cực nặng nề khác đến t.rẻ e.m và có thể để lại hậu quả lâu dài trong cuộc đời. Ngoài nguy cơ mắc bệnh, thì sức khỏe xã hội, cảm xúc và tinh thần của trẻ nhỏ cũng phải chịu tác động từ đại dịch.
1. Về mặt sức khỏe thể chất
Ngày 16/3 vừa qua, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết, đại dịch Covid-19 đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc chăm sóc trẻ sơ sinh bị bệnh hoặc sinh non. Trong đó nhiều trẻ bị tách khỏi mẹ không cần thiết và có nguy cơ t.ử v.ong, hoặc có các vấn đề về sức khỏe sau này.
Không chỉ thế, nhiều bậc cha mẹ còn cảm thấy không an toàn khi đưa con trẻ đến phòng khám, dù là buổi thăm khám định kỳ, vì họ sợ khả năng bị nhiễm bệnh hoặc khả năng tài chính không còn ổn định.
Đấy là chưa kể, để ngăn chặn sự lây lan của đại dịch Covid-19, lịch tiêm chủng của trẻ cũng bị gián đoạn. Dù cho Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh cảnh báo rằng việc gián đoạn lịch tiêm chủng cho t.rẻ e.m có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh có thể phòng ngừa được trong cộng đồng, đặc biệt là khi các hướng dẫn giãn cách được nới lỏng.
2. Về mặt sức khỏe tinh thần
Không chỉ trực tiếp cướp đi sinh mạng của hơn 2,8 triệu người, đại dịch Covid-19 còn gây ra những vết sẹo lớn về mặt tinh thần với nhiều người trong suốt một năm qua. Trong đó bộ phận chiếm tỷ lệ không nhỏ chính là t.rẻ e.m.
Tình hình dịch bệnh Covid-19 đang tiếp tục có những diễn biến phức tạp trên nhiều tỉnh, thành trong cả nước, nên những trường hợp có liên quan đến Covid-19 sẽ được tiến hành tập trung tại các cơ sở cách ly. Trong khi đó, nhiều nơi thực hiện biện pháp giãn cách xã hội hoặc đóng cửa trường học, quán xá, nhà hàng, tụ tập nơi đông người. Việc này có thể giúp ngăn chặn sự lây nhiễm của dịch bệnh nhưng gây ra một vấn đề là việc ít được giao tiếp với những người xung quanh có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần…
Nói rõ hơn về vấn đề này, bác sĩ Phạm Minh Triết (Trưởng khoa Tâm lý, Bệnh viện Nhi Đồng I, TP Hồ Chí Minh) đưa ra hai dẫn chứng cụ thể, một nghiên cứu tại Trung Quốc cho thấy, do tác động của đại dịch Covid-19, t.rẻ e.m có thể bị ảnh hưởng tâm lý như: bất an, gặp ác mộng, lo lắng, ăn không ngon, rối loạn giấc ngủ, lo sợ về việc sống c.hết của người thân, kém chú ý, bực bội. Tỷ lệ trẻ có các biểu hiện này dao động từ 13% đến 37%.
Một nghiên cứu khác của Tổ chức Tầm nhìn thế giới tại Mỹ cho thấy, 48% phụ huynh nhận thấy con mình có biểu hiện căng thẳng và lo âu liên quan đến tình trạng bị cách ly do Covid-19. T.rẻ e.m lo lắng về việc đóng cửa trường học, điều đó đồng nghĩa với việc gián đoạn tiếp cận các dịch vụ cơ bản và có thể sẽ xảy ra khó khăn về kinh tế của gia đình do các biện pháp ngăn chặn COVID-19.
Nguyên nhân gây ra những sang chấn tinh thần này được xác định không chỉ bởi hệ lụy từ việc cách ly hay hạn chế tiếp xúc, mà còn bắt nguồn từ chính sự b.ạo h.ành t.rẻ e.m cả về thể xác lẫn tinh thần, trong gia đình và trên không gian mạng trong thời gian ở nhà quá nhiều. Đây là kết quả một khảo sát nhanh của một nhóm nghiên cứu từ Đại học Y Hà Nội.
Trong khi phải hạn chế tiếp xúc trực tiếp có thể khiến t.rẻ e.m bị stress vì không được giao tiếp thì một cuộc khảo sát nhanh lại cho thấy, t.rẻ e.m cũng có nhiều nguy cơ hơn bị xâm hại trên môi trường mạng do Covid-19.
Những sang chấn tâm lý này có khả năng cao làm trầm trọng thêm những bệnh tâm thần đã có và góp phần gây ra các bệnh mới liên quan đến căng thẳng. Nếu không được phát hiện, điều trị kịp thời, cũng có thể gây ảnh hưởng lâu dài đến sự phát triển toàn diện và lành mạnh của trẻ trên phương diện cảm xúc, hành vi và thể chất.
Những con số đáng lo ngại
CTVNews trích dẫn số liệu được Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc công bố, có tới 168 triệu học sinh trên khắp thế giới không được đi học trong gần một năm do các trường học đóng cửa vì dịch bệnh.
1/3 trong số đó không được tiếp cận với giáo dục trực tuyến.
Cứ 7 t.rẻ e.m lại có ít nhất 1 em phải trải qua giai đoạn đóng cửa trong năm qua, đối mặt với sự lo lắng, trầm cảm và cô lập ngày càng tăng.
Trong năm 2020, có thêm 6-7 triệu t.rẻ e.m bị suy dinh dưỡng, có thể dẫn đến hơn 10.000 ca t.ử v.ong mỗi tháng, chủ yếu ở khu vực châu Phi cận Sahara và Nam Á.
Ở các nước đang phát triển, các dự báo cho thấy tỷ lệ t.rẻ e.m nghèo tăng 15%.
Bố mẹ cần làm gì để bảo vệ con trước đại dịch?
– Bình tĩnh và chủ động : Nói với con về những vấn đề, hậu quả có thể xảy ra do đại dịch để nâng cao nhận thức và cách phòng tránh của con.
– Sinh hoạt theo đúng thời gian biểu , đừng để mọi thứ đảo lộn vì khi quay lại nhịp sống bình thường sẽ rất khó khăn.
– Để trẻ được cảm nhận cảm xúc của chính mình: Khi các trường học tạm đóng cửa vì dịch bệnh, các con cũng sẽ phải bỏ lỡ những cuộc vui chơi, buổi hòa nhạc, trận đấu thể thao và các hoạt động yêu thích, trẻ con sẽ thực sự buồn chán và thất vọng. Tuy nhiên, hãy chuẩn bị tinh thần rằng con bạn có thể rất buồn và thất vọng về những mất mát con đang trải qua, hãy giúp con và khiến cho mọi việc trở lại bình thường.
– Kiểm chứng những thông tin mà con nghe được : Vì dịch COVID-19, nhiều t.rẻ e.m có thể sẽ bị bắt nạt hay xâm hại ở trường hoặc trên mạng. Điều quan trọng con cần biết là bố mẹ sẽ luôn ở bên nếu con bị bắt nạt.
– Cho trẻ phân tán sự tập trung một cách tích cực: Hãy thẳng thắn với con rằng, hiện giờ con đang có nhiều thời gian rảnh, nhưng việc truy cập mạng xã hội vô tội vạ không phải là một cách hay. Thay vào đó, hãy nghĩ ra các trò chơi thực tế vui vẻ, hữu ích, có thể giúp gắn kết gia đình lại với nhau.
Biện pháp chống dịch COVID-19 làm giảm tỉ lệ mắc bệnh lý khác ở trẻ
Các biện pháp phòng chống dịch COVID-19 như khử trùng tay, đeo khẩu trang, giữ khoảng cách… trở nên phổ biến không chỉ là công cụ phòng chống dịch COVID-19 hiệu quả mà còn giúp chống lại một loạt bệnh ở t.rẻ e.m như: Thủy đậu, bệnh dạ dày do virus, viêm họng liên cầu khuẩn…
Rana El Feghaly, bác sĩ nhi khoa, Giám đốc dịch vụ lâm sàng tại Bệnh viện Children’s Mercy ở thành phố Kansas (Mỹ) cho biết, các vấn đề sức khỏe ở trẻ đã giảm đáng kể trong đại dịch COVID-19. Bệnh cúm được ghi nhận với các ca bệnh giảm hơn 99% ở Hoa Kỳ, châu Âu và các khu vực khác của Bắc bán cầu trong mùa đông vừa qua.
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh CDC Hoa Kỳ, chỉ ghi nhận một trường hợp t.ử v.ong do cúm trong mùa 2020-2021, giảm 199 trường hợp so với năm trước.
Số trường hợp mắc thủy đậu ở Mỹ cũng giảm hơn 2/3 so với mức trước đại dịch, con số ghi nhận tương tự ở Nhật Bản và châu Âu.
Các biện pháp phòng chống dịch bệnh COVID-19 có hiệu quả cả với các bệnh lý khác ở t.rẻ e.m.
Tính đến tháng 5, các trường hợp viêm họng liên cầu khuẩn nhóm A cũng đều giảm 2/3 so với trước đại dịch, ghi nhận tại Anh và Nhật Bản.
Dữ liệu bên ngoài Hoa Kỳ cho thấy sự sụt giảm thậm chí còn mạnh hơn đối với bệnh tiêu chảy, virus rota…
Đức cũng theo dõi n.hiễm t.rùng dạ dày do norovirus – loại virus lây lan qua bề mặt, cho thấy kết quả đã giảm 94% so với năm 2019 khi chưa có đại dịch.
Các bệnh lý liên quan đến virus cúm, liên cầu khuẩn nhóm A… đã trở nên hiếm gặp, có thể là do các biện pháp chống lại SARS-CoV-2 phát huy tác dụng.