Lá chùm ngây giàu vitamin C hơn 7 lần cam, giàu vitamin A hơn 4 lần cà rốt, giàu canxi gấp 4 lần sữa, giàu sắt hơn 4 lần cải bó xôi, giàu đạm hơn 2 lần sữa chua và giàu potasium gấp 3 lần quả chuối chín…
Ở Việt Nam, có một loại rau dại, nhưng lại bổ dưỡng không kém gì thịt cá đó chính là rau chùm ngây. Vài năm gần đây, người Việt bắt đầu biết đến lợi ích của loại rau dại này nên giá bán lên tới 100-150.000 đồng/kg.
Thực tế, trước khi có mặt ở nước ta, loại rau này đã xuất hiện từ hàng ngàn năm ở các nước có nền văn minh cổ như Hy lạp, Ý, Ấn Độ. Ở các quốc gia này, chùm ngây được xem là loại cây hữu dụng bậc nhất thế giới vì hầu hết các sản phẩm trên cây đều có thể dùng làm thức ăn, hoặc phục vụ cho các mục đích trị bệnh.
Theo lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng (Viện hàn lâm KH&CN Việt Nam, Hội Đông y Hà Nội): Rau chùm ngây có tính kích thích tiêu hóa, lợi tiểu. Lá chùm ngây cũng chứa nhiều khoáng chất quan trọng, giàu chất đạm, vitamin, beta-caroten, axit amin. Chúng có chứa hợp chất Zeatin nên có tác dụng chống lão hóa, chống ung thư. Đặc biệt, lá chùm ngây giàu vitamin C hơn 7 lần cam, giàu vitamin A hơn 4 lần cà rốt, giàu canxi gấp 4 lần sữa, giàu sắt hơn 4 lần cải bó xôi, giàu đạm hơn 2 lần sữa chua và giàu potasium gấp 3 lần quả chuối chín…
Lương y Bùi Đắc Sáng cũng chia sẻ rằng tất cả các bộ phận của cây chùm ngây đều có thể dùng để trị bệnh, bạn có thể sử dụng chùm ngây trị bệnh theo vài cách sau đây.
7 cách làm đẹp da, điều trị bệnh từ rau chùm ngây
1. Trị cảm sốt, ban sởi, ho suyễn, tiểu nhắt, viêm đường tiết niệu
Chuẩn bị: Lá chùm ngây, dây mảnh bát, cỏ mần trầu, cỏ nhọ nồi… mỗi thứ 20g.
Cách làm: Đem các nguyên liệu trên đi rửa sạch, sau đó đem sắc uống 1 thang/ngày.
2. Hỗ trợ trị u xơ t.iền liệt tuyến
U xơ t.iền liệt tuyến là bệnh thường gặp ở nam giới t.uổi trung niên. Một trong triệu chứng nhận biết là bệnh nhân tiểu khó, tiểu rắt (nhắt), đang tiểu bị ngắt giữa quãng, dòng nước tiểu bị giảm đột ngột. Dùng bài thuốc có chùm ngây dưới đây:
Bài 1.
Chuẩn bị: 30g rễ chùm ngây khô hoặc 150g rễ tươi, 20g trinh nữ hoàng cung khô, 2 lít nước.
Cách làm: Đem các nguyên liệu trên đi nấu còn 0,5 lít nước. Chia uống 3 lần/ngày.
Bài 2.
Chuẩn bị: 50g vỏ cây chùm ngây, 50g dây sống chua.
Cách làm: Sắc, chia uống 03 lần/ngày uống. Liệu trình 1-2 tháng.
3. Trị suy nhược cơ thể, suy nhược thần kinh, ổn định huyết áp, ổn định đường huyết, bảo vệ gan
Chuẩn bị: 150g lá chùm ngây tươi, 300ml nước đã đun sôi, 2 muỗng mật ong.
Cách làm: Đem chùm ngây đi giã hoặc xay nhuyễn. Sau đó lọc lấy nước, pha cùng mật ong. Chia thành 3 lần uống trong ngày.
4. Trị cholesterol, lipid m.áu, axit uric cao, ngăn ngừa sỏi oxalate
Chuẩn bị: 100g rễ chùm ngây tươi hoặc 30g rễ khô, 1 lít nước sạch.
Cách làm: Đem rễ cây đi sắc trong 15 phút, chia uống trong ngày
5. Tăng cường sinh lý
Cách làm: Dùng 100g hoa, quả chùm ngây. Đem sắc uống hoặc ngâm rượu uống.
6. Tốt cho phụ nữ sau sinh
Chuẩn bị: 100g rễ chùm ngây sao vàng, 250ml nước.
Cách làm: Sắc còn l00 ml, chia uống trong ngày. Liệu trình: 5 ngày.
7. Dưỡng da, trị mụn, nám
Chuẩn bị: 20g lá chùm ngây tươi, dầu hạt chùm ngây lượng vừa đủ dùng.
Cách làm: Rửa sạch nguyên liệu, giã nhuyễn trộn dầu đắp 02 lần/ngày, mỗi lần không được quá 10 phút. Trong 01 tuần là có hiệu nghiệm.
Lưu ý:
Phụ nữ có thai không được dùng rau chùm ngây. Nên xin tư vấn của bác sĩ Đông y trước khi dùng chùm ngây để chữa bệnh.
Không nên ăn chùm ngây vào buổi tối để đảm bảo giấc ngủ của bạn vì chùm ngây gây mất ngủ.
Trẻ nhỏ không nên ăn quá nhiều chùm ngây vì loại rau này giàu dinh dưỡng, nếu ăn nhiều dẫn đến thừa canxi, vitamin C, gây những tác động xấu đến cơ thể. Một tuần chỉ nên dùng 3 bữa rau chùm ngây, mỗi bữa từ 20 – 30gr là hợp lý.
Loại đồ uống tốt hơn cả chanh mật ong, giúp tan mỡ, đẹp da hiệu quả nhưng tuyệt đối ghi nhớ những lưu ý này khi uống
Trong mùa hè, có một thức uống thơm ngon, lành tính, giúp giảm cân hiệu quả hơn đó là: Trà bí đao.
Nhắc đến một thức uống có tác dụng giảm cân, nhiều người hẳn sẽ nghĩ ngay tới chanh mật ong. Tuy nhiên, mật ong là hỗn hợp của các loại đường vì vậy nếu dùng sai cách có thể khiến bạn tăng cân, tăng đường huyết. Trong mùa hè, có một thức uống thơm ngon, lành tính, giúp giảm cân hiệu quả hơn đó là: Trà bí đao.
Từ xưa, bí đao đã là thực phẩm nổi tiếng nhất của mùa hè, được các mỹ nhân, phi tần sử dụng như một phương thuốc bí truyền để làm đẹp và chữa bệnh.
Y học cổ truyền đ.ánh giá rằng bí đao có vị ngọt tính hàn, chứa hàm lượng nước lớn nên công dụng được biết đến nhiều nhất là thanh nhiệt giải độc, làm mát ruột, lợi tiểu và hết khát trong mùa nóng. Đặc biệt, bí đao có tác dụng làm tiêu nước dư trong cơ thể, giảm béo, giữ eo thon cho phụ nữ.
Bí đao có tác dụng làm tiêu nước dư trong cơ thể, giảm béo, giữ eo thon cho phụ nữ.
Theo lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng (Viện hàn lâm KH&CN Việt Nam, Hội Đông y Hà Nội) đ.ánh giá: “Trà bí đao không chỉ là thức uống giải khát thơm ngon, nó còn có tác dụng làm mát gan, giải độc, cung cấp năng lượng cho cơ thể. Chị em thường xuyên dùng trà bí đao sẽ có một làn da khỏe mạnh, sáng đẹp và một vóc dáng cân đối. Đây là thức uống ngon mà hầu hết mọi người đều có thể dùng được”.
Tuy nhiên, theo lương y Sáng, trà bí đao chỉ nên bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh 2 ngày vì bí đao là nguyên liệu từ tự nhiên, không có chất bảo quản. Khi nấu bí đao chúng ta chỉ nên nấu một lượng vừa đủ dùng cho gia đình mình. Ngoài ra do chúng có tính hàn nên khi dùng cần lưu ý vài điều sau để không gây hại.
Những lưu ý khi dùng trà bí đao giải nhiệt, giảm cân ngày nóng
– Bí đao có tính mát nên đối với những người có cơ địa lạnh thì nên dùng liều lượng nhỏ, uống ít một, rồi tăng dần để cơ thể dễ thích nghi.
– Những trường hợp tì vị hư hàn, hay bị chướng bụng, tiêu chảy không nên dùng nhiều nước bí đao kẻo tình trạng bệnh thêm trầm trọng.
– Nên tự làm trà bí đao tại nhà, không nên uống nước bí đao đóng lon vì chứa nhiều đường, khi uống nhiều sẽ nạp một lượng năng lượng đáng kể vào cơ thể nên sẽ khó giảm cân.
– Người bị huyết áp thấp không nên giảm cân bằng cách ăn bí đao luộc, uống nước bí đao vì loại quả này rất ít calo, sẽ làm hạ huyết áp.
– Chỉ nên coi bí đao như một loại rau, một loại thức uống phụ sau mỗi bữa cơm chứ không nên ăn thay cơm hay uống thay nước lọc. Không lạm dụng uống quá nhiều nước ép bí đao, chỉ uống 2 – 3 lần/tuần.
– Trà bí đao có tính xà phòng cao, thậm chí bí đao sống còn được dùng để tẩy trắng vải thay cho thuốc tẩy. Vì thế không nên dùng nước bí đao sống hay ăn bí đao sống vì tính chất xà phòng của bí đao sống sẽ gây bệnh cho hệ thống tiêu hóa của bạn.
Gợi ý cách nấu trà bí đao
Nguyên liệu: 1kg bí đao già; 10 lá dứa; 100g đường phèn; 06g Thục địa; 2500ml nước lọc.
Tiến hành: Bí đao mua về rửa sạch, cắt thành các miếng nhỏ, bỏ ruột và hạt. Lá dứa rửa sạch, buộc thành bó. Cho Bí đao, Thục địa, Lá dứa vào nồi cùng nước lọc. Đậy nắp nấu cho sôi, đun khoảng 30 phút (tính từ thời gian sôi), đủ cho bí đao và thục địa mềm, tiết ra hết chất thì tắt bếp. Vớt hết phần cái đi, đợi nước trà bí đao nguội thì lọc nước một lần, cho vào chai thủy tinh, bảo quản trong ngăn mát.