Nhiều người sợ Covid-19 không dám đến bệnh viện, bệnh càng trở nặng

Nhiều người có bệnh nhưng ngại không dám đến bệnh viện khám, điều trị vì sợ tiếp xúc đông người, vì thế, bệnh đã nặng lại càng thêm trầm trọng, thậm chí dẫn đến t.ử v.ong.

Chiều nay (4/6), Bệnh viện Đà Nẵng cho biết, trong tuần qua, bệnh viện liên tiếp tiếp nhận các trường hợp người bệnh nhập viện trong tình trạng rất nguy kịch, ảnh hưởng đến tính mạng vì không được đưa đến bệnh viện kịp thời.

Đơn cử như bệnh nhân X.L. (66 t.uổi, trú quận Liên Chiểu, Đà Nẵng) có t.iền sử đái tháo đường, suy tim. Trước đó gần một tuần, bà L. có dấu hiệu mệt, đau âm ỉ vùng thượng vị nhưng không đến bệnh viện khám mà tự ý điều trị tại nhà. Khi có dấu hiệu mệt nhiều hơn, khó thở, bà L. mới nhập viện cấp cứu. Lúc này, tình trạng bà đã nguy kịch, ngưng tuần hoàn. Các bác sĩ chẩn đoán bà L. bị nhồi m.áu cơ tim cấp, chuyển khoa Hồi sức tích cực -chống độc làm VA ECMO (tim phổi nhân tạo). Tuy nhiên, bà đã không qua khỏi.

Tương tự, bệnh nhân Đ.H. (57 t.uổi, trú Đà Nẵng) cũng nhập cấp cứu bệnh viện Đà Nẵng trong tình trạng ngưng tuần hoàn hô hấp. Ông H. có t.iền sử đái tháo đường, tăng huyết áp, hạ đường m.áu, suy tim. Người này hôn mê tại nhà nên người nhà đưa vào cơ sở y tế địa phương, sau đó chuyển bệnh viện Đà Nẵng.

Tại bệnh viện Đà Nẵng, các bác sĩ tiến hành cấp cứu ngừng tuần hoàn hô hấp sau gần 5 phút, bệnh nhân có nhịp tim trở lại và được chuyển vào khoa Hồi sức tích cực – chống độc. Bệnh nhân được chẩn đoán viêm phổi. Mặc dù đã được thực hiện nhiều biện pháp hỗ trợ tim phổi tối đa nhưng bệnh nhân đã không qua khỏi.

nhieu nguoi so covid 19 khong dam den benh vien benh cang tro nang b1c 5803526

Người bệnh ngại đến bệnh viện nên bệnh diễn biến nặng hơn, việc điều trị sẽ nhiều khó khăn, tốn kém.

BS.CKII Hà Sơn Bình, Trưởng khoa Hồi sức tích cực -chống độc (Bệnh viện Đà Nẵng) cho biết, đây là 2 trong số các trường hợp nguy kịch được khoa tiếp nhận trong tuần qua. Các trường hợp này đều có bệnh lí nền, đưa đến bệnh viện muộn và đã không qua khỏi.

Hiện, tại khoa đang điều trị cho một bệnh nhân nữ đã can thiệp VA ECMO, thở máy. Trước đó, bệnh nhân mệt, tức ngực trái nên nhập cấp cứu tại bệnh viện. Bệnh nhân được chẩn đoán nhồi m.áu cơ tim cấp, ngoài ra còn xuất huyết tiêu hóa do loét dạ dày, tá tràng. Bệnh nhân này nhập viện trong tình trạng rất nặng nhưng được đưa vào viện sớm, được cấp cứu kịp thời nên hiện tại tình hình tiến triển tốt, đã cai được VA ECMO.

BS.CKII Hà Sơn Bình chia sẻ, tâm lý quá sợ hãi COVID-19 đã khiến nhiều người có bệnh mạn tính không dám đến bệnh viện khám, kiểm tra sức khỏe định kì mà tự ý theo dõi tại nhà hoặc bỏ điều trị. Điều này, khiến bệnh diến biến nặng hơn, khi đó việc điều trị sẽ nhiều khó khăn, tốn kém.

“Người bệnh có các bệnh lí mạn tính, khi có các biểu hiện bất thường phải báo người nhà đưa đi cấp cứu kịp thời. Và nên đến bệnh viện để tái khám, kiểm tra sức khỏe định kì để được các bác sĩ theo dõi, tránh trì hoãn để xảy ra các biến chứng đáng tiếc”, bác sĩ Bình khuyến cáo.

Theo ghi nhận, tại khu khám bệnh viện Đà Nẵng, hệ thống phân luồng sàng lọc được thực hiện kĩ càng, có khu khám sàng lọc riêng biệt cho những người có yếu tố dịch tễ hoặc nghi ngờ nhiễm SARS-CoV-2.

Tất cả người bệnh đến khám bắt buộc phải khai báo y tế điện tử trung thực, sát khuẩn tay, đo thân nhiệt, giữ khoảng cách với mọi người xung quanh. Người bệnh có các yếu tố dịch tễ hoặc có triệu chứng nghi ngờ nhiễm SARS-CoV-2 như sốt, ho, khó thở, mệt mỏi, mất vị giác…thì sẽ được hướng dẫn đến khu sàng lọc, được xét nghiệm SARS-CoV-2 trước khi vào khám.

Riêng đối với những người bệnh nội trú, người bệnh sẽ được xét nghiệm SARS-CoV-2 trước khi nhập viện và được nhân viên y tế chăm sóc toàn diện, người nhà không được vào chăm. Trong trường hợp người bệnh rất nặng, người nhà vào chăm phải xét nghiệm SARS-CoV-2 trước khi vào. Để phòng ngừa lây nhiễm SARS-CoV-2, không thể thiếu sự góp sức của mỗi người bệnh, người nhà người bệnh. Mỗi người cần chủ động, ý thức tự bảo vệ bản thân khi đến bệnh viện: thực hiện khai báo y tế trung thực, đeo khẩu trang y tế trong suốt quá trình thăm khám, thường xuyên rửa tay bằng dung dịch sát khuẩn, thực hiện nghiêm các quy định.

Nhập viện cấp cứu vì tự ý ngưng dùng thuốc

Thuốc kháng tiểu cầu là một thuốc đặc biệt, được bác sĩ kê toa cho người bệnh nhằm làm giảm tối đa nguy cơ hình thành huyết khối (cục m.áu đông) trong lòng mạch m.áu.

Việc không tuân thủ điều trị thuốc kháng tiểu cầu theo chỉ định của bác sĩ khiến một số người bệnh trở nặng, phải nhập viện do hình thành các huyết khối, dẫn đến tắc nghẽn mạch m.áu nuôi các cơ quan (như tim, não…), đặc biệt là ở người bệnh nhồi m.áu cơ tim, người bệnh đã được đặt stent động mạch vành…

Theo TS, bác sĩ. Trần Hoà – Phó Trưởng khoa Can thiệp tim mạch, Trưởng Đơn vị Can thiệp nội mạch Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM (BV ĐHYD TP.HCM), hiện nay các bệnh lý tim mạch như suy tim, tăng huyết áp, nhồi m.áu cơ tim cấp là nguyên nhân gây t.ử v.ong hàng đầu trên thế giới. Đây là các bệnh lý đặc biệt, cần được theo dõi và điều trị lâu dài bằng việc phối hợp giữa các biện pháp không dùng thuốc (tập luyện thể dục, giảm cân, ăn kiêng, ngưng t.huốc l.á…) và dùng thuốc.

Để phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm, các bác sĩ luôn khuyến cáo người bệnh cần phải tuân thủ điều trị. Đặc biệt, việc sử dụng các loại thuốc đúng đắn đóng một vai trò then chốt trong việc kiểm soát và ngăn ngừa bệnh tái phát. Trong đó, thuốc kháng tiểu cầu là nhóm thuốc không thể thiếu, giúp làm giảm khả năng kết tập tế bào tiểu cầu, ức chế quá trình hình thành huyết khối trong lòng mạch m.áu.

Vừa qua, BV ĐHYD TP.HCM tiếp nhận cấp cứu bệnh nhân P.T.N.T. (54 t.uổi, ngụ tại TP.HCM). Cách đây 5 tháng, chị T. được đặt can thiệp đặt stent cấp cứu do nhồi m.áu cơ tim. Chị xuất viện sau 1 tuần và đã trở lại công việc thường ngày từ 2 tháng nay. Sau đó do bị đau dạ dày, chị tự ý ngưng sử dụng thuốc tim mạch sau khi đặt stent và chỉ dùng thuốc điều trị đau dạ dày. Sau 10 ngày ngưng thuốc, chị T. phải nhập viện vì đau ngực dữ dội kèm tụt huyết áp.

Các bác sĩ chẩn đoán người bệnh bị nhồi m.áu cơ tim tái phát, tắc stent động mạch vành do huyết khối. Ngay lập tức, người bệnh được sử dụng thuốc kháng tiểu cầu liều cao để ngăn chặn tình trạng đông m.áu, chụp mạch vành và can thiệp cấp cứu. Các bác sĩ đ.ánh giá, việc tự ý ngưng thuốc tim mạch sau đặt stent, trong đó có các thuốc kháng tiểu cầu đã khiến chị T. bị tắc nghẽn mạch m.áu, gây tái phát nhồi m.áu cơ tim.

nhap vien cap cuu vi tu y ngung dung thuoc 6bd 5798086

Thuốc kháng tiểu cầu có nhiều lợi ích trong phòng ngừa các biến cố tim mạch, tuy nhiên cũng có tác dụng phụ, phổ biến nhất là dị ứng

TS BS. Trần Hoà cho biết, thuốc kháng tiểu cầu được sử dụng phổ biến trong điều trị các bệnh tim mạch, chủ yếu là các trường hợp có nguy cơ hình thành huyết khối cao như: người bệnh sau đặt stent, dự phòng tái phát nhồi m.áu cơ tim, đột quỵ…

Khi có những mảng xơ vữa trong lòng mạch, các tế bào tiểu cầu sẽ đến làm lành vết thương. Tuy nhiên nếu mảng xơ vữa quá lớn, tiểu cầu tập kết quá nhiều sẽ kích hoạt quá trình đông m.áu, tạo thành nút chặn tiểu cầu lớn, hình thành cục m.áu đông lớn gây tắc nghẽn động mạch. Tiểu cầu hoạt động theo bầy đàn, khi di chuyển đến nơi sang thương sẽ tạo chân giả, không thể tách rời. Trong trường hợp này, thuốc kháng tiểu cầu sẽ làm suy yếu, hạn chế tạo cục m.áu đông, góp phần giảm nguy cơ gây ra biến cố tim mạch ở người bệnh.

Khi được sử dụng đúng cách, thuốc kháng tiểu cầu sẽ giúp người bệnh được tối ưu hóa hiệu quả điều trị, phòng ngừa các biến cố. Thế nhưng chỉ một sai sót nhỏ cũng có thể khiến người bệnh gặp phải những rủi ro không mong muốn. Đặc biệt, nhiều người bệnh chưa hiểu đúng về tác dụng của thuốc hoặc tự ý bỏ thuốc, thay đổi liều lượng dẫn đến việc tái hình thành các huyết khối, gây tắc nghẽn mạch m.áu nuôi tim và phải nhập viện cấp cứu.

Theo TS BS. Trần Hoà, sau các biến cố tim mạch, người bệnh cần đặc biệt tuân thủ điều trị. Chẳng hạn sau nhồi m.áu cơ tim, người bệnh sẽ có nguy cơ tái phát. Một khi đã tái phát, biến cố xảy ra sẽ nặng hơn so với ban đầu, tỉ lệ t.ử v.ong cao. Để ngăn ngừa những biến cố tiếp theo, người bệnh cần được theo dõi bởi bác sĩ chuyên khoa tim mạch, chủ động tuân thủ chỉ định của bác sĩ, sử dụng thuốc đúng liều lượng.

Thuốc kháng tiểu cầu có nhiều lợi ích trong phòng ngừa các biến cố tim mạch, tuy nhiên cũng có tác dụng phụ, phổ biến nhất là dị ứng: nổi mẩn, khó thở, phát ban… Ngoài ra, người bệnh có thể bị khó chịu vùng thượng vị, viêm loét, xuất huyết tiêu hoá. Một tác dụng phụ khác là dễ c.hảy m.áu, xuất hiện vết bầm ở nhiều vùng cơ thể. Đáng lưu ý là hiện tượng xuất huyết tiêu hoá, nặng hơn là xuất huyết não.

Ngay khi xuất hiện tác dụng phụ của thuốc, người bệnh cần liên hệ ngay với bác sĩ điều trị để được hướng dẫn xử trí. Người bệnh không được tự ý ngưng thuốc, tăng giảm liều lượng của thuốc. Thay vào đó, cần tái khám ngay để bác sĩ chuyên khoa tim mạch đ.ánh giá mức độ nặng, cân nhắc giảm liều lượng hoặc kết hợp với các loại thuốc khác để hạn chế, loại bỏ tác dụng phụ. TS BS. Trần Hòa khuyến cáo.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *