Nước ép trái cây có vẻ tốt cho sức khỏe, nhưng nếu bạn không uống đúng cách, nó có thể gây ra một số tác dụng phụ tiêu cực.
Nhiều người cho rằng việc uống một cốc nước ép cũng đem lại hiệu quả tương tự như việc bạn ăn trái cây trực tiếp.
Các chuyên gia đã chỉ ra 5 lý do bạn nên suy nghĩ tới việc ngừng uống nước ép và các biện pháp thay thế lành mạnh cho sức khỏe khác:
Bạn không nhận được một chút chất xơ nào cả!
Trái cây nằm trong danh sách các loại thực phẩm cực giàu chất xơ và tốt cho sức khỏe. Và trên thực tế, việc tiêu thụ một lượng chất xơ vừa phải sẽ giúp bạn có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh đồng thời giúp bạn nhanh no hơn – điều này thực sự rất tốt cho những người đang tìm kiếm một chế độ ăn ít calo đúng không?
Tuy nhiên, khi thay thế bằng nước ép, lượng chất xơ tự nhiên này đã bị loại bỏ HOÀN TOÀN!.
Giải pháp thay thế: ông Sarah Rueven, MS, RD, người sáng lập Rooted Wellness khuyên rằng, thay vì ép trái cây, bạn có thể xay sinh tố để giữ lại hàm lượng chất xơ. Hoặc tốt hơn hết là hãy ăn trực tiếp.
Não bộ của bạn bị đ.ánh lừa
Nước ép trái cây không chỉ khiến bạn tin tưởng rằng bạn đang thực hiện một chế độ ăn lành mạnh mà còn khiến bạn có thể tiêu thụ vượt mức khẩu phần ăn nên có.
Chuyên gia dinh dưỡng Amy Shapiro, MS, RD , người sáng lập của Real Nutrition , cảnh báo: “Để có một cốc nước ép thì bạn sẽ cần sử dụng nhiều trái cây hơn và điều này khiến bạn vô tình hấp thụ nhiều hơn khuyến nghị dinh dưỡng”.
Mặc dù so với khoai tây chiên thì việc tiêu thụ quá nhiều trái cây vẫn tốt hơn. Nhưng tiêu thụ quá nhiều lại không hoàn toàn có lợi cho sức khỏe.
Thực tế chúng chỉ đem lại các calo rỗng!
Empty Calories hay còn được gọi là các calo rỗng ám chỉ những loại đồ uống hay thực phẩm về bản chất chỉ là đường, chất béo, dầu hoặc cồn.
Calo không phải là xấu, chúng thực sự cần thiết cho việc đảm bảo cơ thể có đủ năng lượng để hoạt động. Nhưng chúng ta NÊN chọn loại calo tiêu thụ một cách khôn ngoan, nếu không lượng calo mà bạn hấp thụ không giúp bổ sung bất kì một lợi ích dinh dưỡng nào cho cơ thể.
Ông Shapiro nói: “Các nghiên cứu cho thấy rằng, bạn sẽ không cảm thấy no nếu như chỉ uống nước trái cây. Thêm vào đó bạn lại tiếp tục ăn bổ sung nhiều hơn (nghĩa là nhiều calo hơn) và lúc này lượng nước ép trái cây bạn vừa uống trở nên vô nghĩa với chế độ ăn của bạn – đặc biệt là đối với những người đang giảm cân.
Quan trọng nhất là nước ép trái cây có thể gây tăng cân!
Từ những điều vừa liệt kê ở trên, có thể bạn sẽ tự hỏi vậy lượng đường và calo dư thừa mà bạn hấp thụ từ nước ép trái cây sẽ đi đâu và dẫn tới điều gì?
Bạn đã đoán đúng rồi đấy, đó chính là: TĂNG CÂN! .
Theo ông Rueven thì: “Nếu bạn tiêu thụ một lượng lớn nước trái cây thường xuyên thì có nghĩa là bạn đang nhận được rất nhiều calo và đường bổ sung vào chế độ ăn của mình. Theo thời gian điều này sẽ dẫn tới việc bạn bị tăng cân hoặc khiến bạn gặp khó khăn hơn trong việc giảm cân”.
Hay nói một cách dễ hiểu, để có một cốc ép táo bạn cần khoảng 3 trái táo. Nghĩa là thay vì ăn trực tiếp 1 quả táo để nhận được chất xơ, đường và calo vừa đủ thì bạn lại tiêu thụ gấp 3 lần.
Vì thế có thể nói rằng, việc sử dụng nước ép trái cây như một chiến lược giảm cân có thể là một ý tưởng tồi. Mặc dù chế độ ăn kiêng bằng nước trái cây có thể giúp bạn giảm cân trong thời gian ngắn, nhưng việc hạn chế calo nghiêm trọng như vậy có thể làm chậm quá trình trao đổi chất của bạn về lâu dài.
Lượng đường trong m.áu tăng
Bởi vì trong nước ép trái cây hoàn toàn thiếu chất xơ nên không có gì để bù đắp lại lượng đường tự nhiên của nó. Và điều này dẫn tới lượng đường trong m.áu tăng một cách đột biến. Đây không chỉ là tin xấu với mức năng lượng của bạn mà còn gây ảnh hưởng tới cảm giác thèm ăn.
Sự gia tăng đường huyết một cách đột biến có thể gây ra một “cú nổ lớn” về năng lượng và sau đó lượng đường lại giảm. Điều này vô tình khiến bạn nghĩ rằng bạn nên uống nhiều nước trái cây hơn. Lúc này vòng lặp lại xuất hiện. Bạn lại uống nhiều đường hơn, bổ sung calo rỗng nhiều hơn và lại ăn thức ăn bổ sung nhiều hơn nữa!
Đây là một chu trình tiêu thụ đường và calo xấu vô hạn tuần hoàn. Nếu như bạn hoàn toàn không phá bỏ thói quen uống nước trái cây của mình thì tốt nhất là bạn nên giới hạn mỗi ngày chỉ nên uống khoảng 115ml nước ép trái cây hoặc pha loãng với nước, đá,…
Tóm lại, điểm mấu chốt chính là mặc dù nước ép trái cây cũng đem lại một số lợi ích cho sức khỏe nhưng trái cây và các loại rau củ vẫn lành mạnh và bổ dưỡng nhất khi được tiêu thụ một cách trực tiếp.
Chế biến thực phẩm chứa vitamin C đúng cách giúp nâng cao đề kháng chống dịch
Vitamin C có tác dụng rất tốt đến cơ thể con người, đặc biệt là trẻ nhỏ và người già. Nếu thiếu vitamin C, sức đề kháng của cơ thể sẽ bị suy yếu, khiến ta dễ bị mắc các loại bệnh như cảm cúm thông thường.
Đặc biệt, trong tình hình dịch bệnh phức tạp như hiện nay, bổ sung vitamin C chính là tăng cường sức đề kháng để chống dịch. Tuy nhiên, trong quá trình bảo quản và chế biến thức ăn, nếu làm không đúng cách chúng ta sẽ bị mất đi lượng vitamin quý giá này.
Lựa chọn và bảo quản rau quả chứa vitamin C đúng cách
Vitamin C là chất rất nhạy cảm với ánh sáng và nhiệt độ. Bởi vậy, ta không nên giữ những loại rau củ chứa hàm lượng vitamin C trong thời gian quá dài vì hàm lượng này rất dễ bị hao mất. Cách tốt nhất là các mẹ nên đi chợ mỗi ngày và mua rau củ, trái cây với một lượng vừa đủ. Những loại trái cây chín thường chứa nhiều vitamin C hơn những loại còn xanh hay chưa chín hẳn. Nếu quá bận bịu và không thể đi chợ hàng ngày, cũng không nên để các loại rau củ này quá lâu.
Sử dụng trái cây và rau củ tươi làm nước ép
Một cách khác đảm bảo giữ được lượng vitamin C ban đầu rất hữu hiệu đó chính là sử dụng trái cây hoặc các loại rau củ tươi làm nước ép cho bé uống. Những loại trái cây chứa nhiều vitamin như cam hay quýt,… rất tốt cho bé. Bạn có thể cho bé uống 1 ly nước cam là đã đủ lượng vitamin C cần thiết trong một ngày rồi.
Lưu ý khi chế biến
Trong quá trình chế biến, nếu không biết cách rất dễ khiến lượng vitamin C có trong rau củ bị mất đi. Hấp được xem là phương pháp tuyệt vời nhất có thể giữ lại được vitamin C trong thức ăn.
Khi nấu nướng, các mẹ cũng nên chú ý thời gian nấu. Nếu thời gian nấu càng lâu và nhiệt độ càng cao, khả năng thất thoát vitamin C càng nhiều; nên lưu ý không nên nấu chúng trong khoảng thời gian dài, chỉ cần nấu sao cho rau vừa đủ chín là được. Khi cho rau vào, cũng nên chú ý nên cho rau vào khi nước đã sôi hẳn bởi khi cho rau vào nước lạnh sẽ làm hao hụt nhiều vitamin hơn.
Vitamin C nếu càng để lâu thì lại càng dễ bị mất đi hơn. Vì thế, nên xây dựng một bữa ăn đủ và hợp lý cho từng bữa. Không nên nấu quá nhiều và phải hâm đi hâm lại nhiều lần làm lượng vitamin C bị mất đi càng lớn.
Trong môi trường kiềm, vitamin C rất dễ bị phá hủy. Một mẹo nhỏ khi nấu nướng đó là có thể cho thêm một chút giấm hoặc chanh vào để giữ được lượng vitamin C ban đầu. Đối với món xào, nên sử dụng nhiều dầu ăn để mỗi miếng rau luôn được bao phủ bởi một lớp dầu mỏng. Điều này góp phần ngăn không làm lượng vitamin C bị mất đi đồng thời còn giúp cho rau không tiếp xúc trực tiếp với ô-xy. Bạn chỉ cần cho đủ lượng dầu ăn cần dùng và đảo thật đều tay trong quá trình nấu các loại rau.
Muối sẽ giúp bảo vệ vitamin C trong thức ăn. Đó là lý do giải thích tại sao bạn nên cho thêm muối vào trong nước luộc rau. Luôn đậy nắp nồi khi nấu các món ăn có rau.