Nguyên nhân suy tim giảm tống m.áu có thể bao gồm bệnh lý tại cơ tim như bệnh tim thiếu m.áu cục bộ, nhiễm độc cơ tim, tổn thương qua viêm hay miễn dịch; bệnh lý do tăng tải như tăng huyết áp, bệnh van tim, khiếm khuyết cấu trúc cơ tim, bệnh màng ngoài tim; các loạn nhịp nhanh và loạn nhịp chậm.
Chẩn đoán
Suy tim là hội chứng lâm sàng phức tạp có nhiều triệu chứng cơ năng và thực thể tương đối đặc hiệu, do bất thường cấu trúc và/hoặc chức năng của tim dẫn đến giảm phân suất tống m.áu và/hoặc tăng áp lực trong tim lúc nghỉ hay gắng sức.
Tại các nước phát triển, tần suất suy tim khoảng 1 – 2% ở người lớn, gia tăng theo t.uổi, đến 10% ở người trên 70 t.uổi. Nguy cơ suốt đời về suy tim ở người> 55 t.uổi là 33% ở nam và 28% ở nữ. Suy tim là vấn đề lớn của nhân loại về bệnh tật và t.ử v.ong, t.uổi thọ càng cao càng gia tăng suy tim.
Điều trị cho bệnh nhân tại Bệnh viện Tim Hà Nội. Ảnh: Phạm Hùng
Chẩn đoán suy tim mạn khởi đầu dựa vào bệnh sử lâm sàng, khám thực thể và ECG (điện tâm đồ). Triệu chứng cơ năng của suy tim bao gồm:
– Khó thở gắng sức.
– Khó thở phải ngồi.
– Cơn khó thở kịch phát về đêm.
– Mệt, yếu sức, hồi phục chậm sau gắng sức.
Các phương tiện cận lâm sàng khác giúp chẩn đoán xác định và chẩn đoán nguyên nhân, tiên lượng và theo dõi điều trị suy tim bao gồm: Điện tâm đồ, X-quang ngực, siêu âm tim qua thành bụng, ảnh cộng hưởng từ, chụp động mạch vành qua thông tim.
Hiện nay, chẩn đoán suy tim có phần dễ hơn nhờ áp dụng phổ biến siêu âm tim và đo chất chỉ điểm sinh học. Ảnh cộng hưởng từ hiệu quả trong phát hiện nguyên nhân suy tim như viêm cơ tim, bệnh tim bẩm sinh và cả bệnh tim thiếu m.áu cục bộ.
Điều trị như thế nào?
Mục đích của điều trị suy tim là giảm t.ử v.ong, giảm nhập viện và tăng chất lượng sống của người bệnh. Nhiều biện pháp giúp phòng ngừa hoặc làm chậm tiến triển của suy tim hoặc phòng đột tử, từ trước khi bệnh nhân có triệu chứng cơ năng (giai đoạn A và B của suy tim).
Chỉ định loại I, ở giai đoạn A và B của suy tim: Điều trị tăng huyết áp, điều trị bằng statins bệnh nhân đang có hoặc có nguy cơ cao bệnh động mạch vành, sử dụng ức chế men chuyển bệnh nhân rối loạn chức năng thất trái có hay không có triệu chứng cơ năng, sử dụng chẹn beta bệnh nhân rối loạn chức năng thất trái không triệu chứng cơ năng sau nhồi m.áu cơ tim. Máy phá rung cấy được (ICD: implantable cardioverter defibrillatior) cần được thực hiện trên bệnh nhân bị suy tim giảm phân suất tống m.áu (PSTM
Các biện pháp điều trị khác như phẫu thuật van tim, phẫu thuật bắc cầu động mạch vành, tái lưu thông động mạch vành qua thông tim đều được chứng minh giảm tật bệnh và t.ử v.ong.
Chiến lược điều trị để đạt tối ưu:
– Bệnh nhân (người cao t.uổi, bệnh thận mạn) cần thăm khám thường xuyên và xét nghiệm khi chỉnh liều thuốc.
– Theo dõi dấu sinh tồn trước và trong khi chỉnh liều, huyết áp tư thế đứng, tần số tim.
– Chỉnh liều từng loại thuốc.
– Theo dõi chức năng thận và điện giải (creatinine, ion đồ).
– Trấn an bệnh nhân nếu tăng liều có cảm giác mệt và yếu tăng, tuy nhiên dấu sinh tồn ổn.
– Khuyên bệnh nhân không tự ý ngưng thuốc đột ngột hoặc ngưng thuốc theo ý kiến chuyên gia khác.
– Kiểm tra cẩn thận liều lượng thuốc giảm triệu chứng suy tim (thí dụ như lợi tiểu, nitrates) khi tăng liều thuốc.
– Cân nhắc giảm liều hay ngưng một loại thuốc khi có biến cố cấp ngoài tim (như: n.hiễm t.rùng phổi, thiếu nước…).
– Hướng dẫn bệnh nhân, gia đình, các bệnh nhân khác về lợi điểm của điều trị theo khuyến cáo.
Ngoài ra, người bệnh cần tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ điều trị về chế độ dinh dưỡng và vận động.
Thuốc trị đái tháo đường có hiệu quả trong điều trị suy tim
Một phân tích từ thử nghiệm lâm sàng cho thấy: Thuốc trị đái tháo đường dapagliflozin giúp giảm nguy cơ tiến triển suy tim và t.ử v.ong, đồng thời cải thiện các triệu chứng với hiệu quả tương đương trên cả nam và nữ giới mắc suy tim phân suất tống m.áu giảm.
Dapagliflozin là một thuốc thuộc nhóm ức chế kênh đồng vận chuyển natri-glucose 2 (SGLT2i) vốn được phê duyệt cho chỉ định điều trị đái tháo đường typ 2, nhưng được phát hiện cũng có vai trò trong điều trị suy tim. Tuy nhiên, các thuốc điều trị suy tim cổ điển có sự khác biệt về hiệu quả điều trị trên nam và nữ giới do các đặc điểm sinh lý.
BS. John McMurray cùng cộng sự, Đại học Glasgow, Anh đã phân tích dữ liệu của 4,744 bệnh nhân suy tim (độ II-IV) có phân suất tống m.áu giảm (dưới 40%) và có tăng NT-proBNP (xét nghiệm được sử dụng nhằm mục đích phát hiện, chẩn đoán và đ.ánh giá mức độ nghiêm trọng của bệnh suy tim) để đ.ánh giá lợi ích trong điều trị suy tim của dapaglifozin trên cả hai giới.
Các bệnh nhân được phân ngẫu nhiên để sử dụng dapagliflozin 10 mg hoặc giả dược và đ.ánh giá hiệu quả chính là số ca suy tim tiến triển (cần nhập viện hoặc can thiệp tĩnh mạch) và số ca t.ử v.ong do tim mạch.
Thuốc dapagliflozin có hiệu quả trong điều trị suy tim ở cả hai giới.
Kết quả cho thấy, dapagliflozin giúp giảm nguy cơ suy tim tiến triển và t.ử v.ong do tim mạch ở cả hai giới là tương đương nhau. Ngoài ra, kết quả còn cho thấy dapagliflozin giúp cải thiện triệu chứng, chức năng tim và chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân mà không làm tăng nguy cơ mắc tác dụng phụ so với giả dược.
BS tim mạch Richard Wright, Trung tâm y tế Providence Saint John cho biết, nghiên cứu này là bằng chứng để ủng hộ việc đưa dapagliflozin vào các phương pháp điều trị tiêu chuẩn cho bệnh nhân suy tim, bất kể giới tính. Thêm vào đó, sử dụng thuốc này cũng giúp cải thiện tình trạng và kết quả điều trị của bệnh nhân vượt trên những lợi ích từ các nhóm thuốc điều trị suy tim hiện có.