Để phòng tránh những mất mát khủng khiếp do Covid-19, thứ vũ khí duy nhất để chống lại là vắc xin. Tuy nhiên, có những đối tượng được khuyến cáo không nên tiêm vaccine COVID-19 sẽ tốt hơn.
Bài viết được sự tư vấn của bác sĩ Bạch Thị Chính, Giám đốc Y khoa Hệ thống Trung tâm tiêm chủng T.rẻ e.m và Người lớn VNVC, sẽ giải đáp một số thắc mắc thường gặp nhất liên quan đến tiêm vaccine COVID-19.
Đang mang thai có được tiêm vaccine COVID-19 không?
Vắc xin phòng COVID-19 của Astrazeneca được khuyến cáo không tiêm cho phụ nữ mang thai và cho con bú.
Hiện tại có rất ít số liệu đ.ánh giá tính an toàn của vắc xin trong thời kỳ mang thai.
Tuy nhiên, phụ nữ đang mang thai có nguy cơ bị biến chứng cao hơn khi mắc COVID-19.
Ở một khía cạnh khác, phụ nữ mang thai vẫn có thể được tiêm phòng vắc xin nếu lợi ích của việc chủng ngừa lớn hơn nguy cơ tiềm ẩn do vắc xin.
Vì lý do này, phụ nữ đang mang thai có yếu tố nguy cơ cao lây nhiễm với virus SARS-CoV-2 (chẳng hạn cán bộ y tế) có thể được xem xét tiêm vắc xin sau khi được sự tư vấn chuyên môn của bác sĩ.
Tiêm vaccine COVID-19 có gây vô sinh không?
KHÔNG.
Hiện không có bằng chứng hay dữ liệu nào chứng minh tiêm vaccine COVID-19 có thể gây vô sinh. Các nhà nghiên cứu cho biết, không có loại vắc xin COVID-19 nào được cấp phép sử dụng có bất kỳ tác động đến khả năng sinh sản của cả nam và nữ. Các thử nghiệm lâm sàng tiếp theo đã được lên kế hoạch và thông tin liên quan sẽ được cung cấp cho các bác sĩ hoặc chuyên gia chăm sóc y tế.
Để ngăn chặn virus SARS-CoV-2 lây lan trong cộng đồng, ngoài việc tiêm vaccine COVID-19, Bộ Y tế khuyến cáo người dân tuân thủ nghiêm túc “Thông điệp 5K”. Đây được coi là giải pháp tối ưu để người dân phòng chống dịch COVID-19 an toàn hiệu quả, nhất là trong giai đoạn hiện nay:
Khẩu trang: Đeo khẩu trang đúng cách tại nơi công cộng, nơi tập trung đông người; tại các cơ sở y tế, khu cách ly.
Khử khuẩn: Rửa tay đúng cách theo bộ Y tế thường xuyên bằng xà phòng, hoặc dung dịch sát khuẩn tay. Giữ vệ sinh nhà cửa thông thoáng, khử khuẩn thường xuyên các bề mặt như tay nắm cửa, điện thoại, mặt bàn, ghế…
Khoảng cách: Giữ khoảng cách an toàn khi tiếp xúc với người khác.
Không tụ tập đông người.
Khai báo y tế: Chủ động thực hiện khai báo y tế theo khuyến cáo.
Ngoài ra, hãy chủ động bảo vệ cho bản thân, gia đình và xã hội bằng ý thức thực hiện các biện pháp dưới đây:
Rửa tay đúng cách và thường bằng xà phòng dưới vòi nước sạch, hoặc bằng dung dịch sát khuẩn có cồn (ít nhất 60% cồn).
Luôn đeo khẩu trang nơi công cộng, trên phương tiện giao thông và cơ sở y tế.
Không đưa tay chạm lên mắt, mũi, miệng. Khi ho hoặc hắt hơi, chú ý che miệng bằng khăn giấy, khăn vải,…
Tăng cường vận động, rèn luyện thể lực, xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, khoa học và có lối sống lành mạnh.
Tích cực vệ sinh thông thoáng nhà cửa, lau rửa các bề mặt hay tiếp xúc.
Nếu có dấu hiệu sốt, khó thở, mất khứu giác, ho, hắt hơi, hãy tự cách ly tại nhà, đeo khẩu trang, không tiếp xúc với người khác và gọi cho cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, khám và điều trị.
Tự cách ly, giãn cách xã hội chủ động theo dõi sức khỏe, khai báo y tế đầy đủ nếu trở về từ vùng dịch.
Thực hiện khai báo y tế nghiêm túc trực tuyến tại https://tokhaiyte.vn hoặc tải ứng dụng NCOVI từ địa chỉ https://ncovi.vn và thường xuyên thông tin tình trạng sức khỏe của bản thân.
Cài đặt ứng dụng Bluezone trên điện thoại để được cảnh báo nguy cơ lây nhiễm COVID-19, giúp bảo vệ bản thân và gia đình: https://www.bluezone.gov.vn/.
Vắc xin COVID-19 và những lầm tưởng tai hại
Từ khi vắc xin COVID-19 được triển khai đã có nhiều ý kiến trái chiều về hiệu quả cũng như tính an toàn của vắc xin. Tuy nhiên, phần lớn những đồn thổi về loại vắc xin này là không chính xác, thậm chí đem đến những lầm tưởng tai hại.
Nhầm tưởng 1: Vắc xin COVID-19 không an toàn
Có một số ý kiến cho rằng vắc-xin COVID-19 không an toàn. Nhưng theo nhà dịch tễ học TS. Vasileios Margaritis – Đại học Walden (Hoa Kỳ): Mặc dù vắc xin COVID-19 đã được phát triển trong một thời gian kỷ lục, nhưng đây là một trong những thành tựu lớn nhất của nghiên cứu y học. Chúng là kết quả của sự hợp tác khoa học quốc tế chưa từng có cũng như sự phân bổ nguồn nhân lực và tài chính khổng lồ.
Tất cả các thử nghiệm trong phòng thí nghiệm và lâm sàng đều được thực hiện tuân thủ các quy tắc, tiêu chuẩn và tiêu chí đạo đức nghiêm ngặt nhất, mà không ảnh hưởng đến sự an toàn của những người tham gia. Vắc xin nhanh chóng được phê duyệt để sử dụng trong trường hợp khẩn cấp bởi tình hình nghiêm trọng của dịch bệnh.
Và ngay cả bây giờ các nhà khoa học vẫn đang tiếp tục giám sát chặt chẽ quá trình tiêm chủng trên toàn thế giới để đảm bảo an toàn cho những người được tiêm chủng.
Nhầm tưởng 2: Vắc xin COVID-19 gây vô sinh
Theo nhà dịch tễ học và chuyên gia sức khỏe cộng đồng tại Parenting Pod, Tiến sĩ Elizabeth Beatriz, đây là thông tin hoàn toàn sai sự thật.
Một số phụ nữ tham gia vào các cuộc thử nghiệm vắc xin đã mang thai ngay sau khi tiêm chủng – có nghĩa là họ không bị vô sinh do vắc xin.
Điều đặc biệt quan trọng đối với những phụ nữ đang mang thai hoặc đang nghĩ đến việc mang thai là phải tiêm vắc-xin COVID. Bởi vì nếu họ bị nhiễm COVID-19 thì tình trạng sẽ nghiêm trọng hơn nếu đang mang thai.
Nhầm tưởng 3: Nếu tiêm vắc xin khi đang mang thai, bạn sẽ bị sảy thai
Nhiều phụ nữ đã chủng ngừa khi đang mang thai đã sinh con thành công với những đ.ứa t.rẻ khỏe mạnh, xinh đẹp. Điều này bao gồm những phụ nữ đang trong quá trình thử nghiệm lâm sàng (có thai sau khi tiêm phòng) và những phụ nữ đã tiêm phòng khi đang mang thai.
Nhầm tưởng 4: Nếu cho con bú sữa mẹ sau khi tiêm phòng, con bạn có thể t.ử v.ong
Điều này là hoàn toàn sai. Không có bất kỳ nghiên cứu nào chứng minh cho tuyên bố này và dựa trên cách hoạt động của vắc xin, không có lý do gì để tin rằng vắc xin có thể gây hại cho mẹ hoặc con.
Trên thực tế, có một số nghiên cứu cho thấy rằng những phụ nữ tiêm phòng khi đang cho con bú có thể thực sự bảo vệ trẻ đang bú mẹ khỏi COVID-19 bằng cách chia sẻ các kháng thể thông qua sữa mẹ.
Những đồn thổi tai hại về vắc xin COVID-19 là hoàn toàn không chính xác.
Nhầm tưởng 5: Vắc xin không bảo vệ bạn khỏi bị nhiễm COVID-19
Có nhiều loại hiệu quả khác nhau của vắc xin, chẳng hạn như hiệu quả để ngăn ngừa n.hiễm t.rùng và hiệu quả để ngăn ngừa bệnh có triệu chứng hoặc bệnh nặng.
Trong trường hợp vắc xin COVID-19, hầu hết tất cả các thử nghiệm vắc xin đều được thiết kế đặc biệt để đ.ánh giá hiệu quả ngăn ngừa các bệnh có triệu chứng đầu tiên sau đó mới đến hiệu quả chống n.hiễm t.rùng và bệnh nặng.
Với các nghiên cứu này, giả sử hiệu quả của vắc xin là 95%, cho thấy rằng một người được tiêm chủng giảm 95% nguy cơ mắc bệnh có triệu chứng so với một người không được tiêm chủng tương đương.
Mặc dù chưa có chắc chắn rằng vắc-xin có thể ngăn ngừa hoàn toàn (100%) sự lây nhiễm, do đó những người đã tiêm vắc xin vẫn có khả năng bị nhiễm bệnh, nhưng mức độ nghiêm trọng của bệnh sẽ được giảm thiểu.
Có thể mất một thời gian để xác minh mức độ hiệu quả của vắc-xin, nhưng điều đó không có nghĩa là nó không bảo vệ chúng ta khỏi COVID-19 – bởi vì nó thực sự có tác dụng.
Nhầm tưởng 6: Nếu bạn đã mắc COVID-19 thì không cần phải tiêm vắc xin
Có hai lý do mà mọi người nên tiêm chủng vắc xin COVID-19, ngay cả những người đã từng bị nhiễm bệnh trước đó.
Khả năng miễn dịch mà bạn nhận được khi bị nhiễm COVID chỉ tồn tại trong vài tháng trong khi khả năng miễn dịch từ vắc xin tồn tại lâu hơn. Vì vậy, nếu bạn đã mắc bệnh này một thời gian trước, bạn có thể vẫn bị mắc trở lại, hoặc nếu bạn mắc bệnh gần đây, bạn sẽ được bảo vệ lâu hơn với vắc xin.
Thêm nữa là hiện nay có nhiều biến thể của COVID-19. Việc đã mắc COVID-19 chỉ cung cấp khả năng miễn dịch đối với biến thể cụ thể đó, trong khi vắc xin dường như làm giảm nguy cơ đối với nhiều biến thể khác nhau.