Theo BS.CKII Dương Quang Hải – Phó Trưởng khoa Đột quỵ, Bệnh viện Đà Nẵng – đột quỵ đang có xu hướng tăng ở người trẻ t.uổi.
Vì vậy, mọi người cần tầm soát định kỳ các bệnh về tăng huyết áp, đái tháo đường, xơ vữa mạch m.áu và các bệnh lý tim mạch…
P.V: Nhiều người vẫn nghĩ, đột quỵ thường chỉ xảy ra với người cao t.uổi, người có bệnh nền, có lối sinh hoạt hàng ngày thiếu lành mạnh. Thế nhưng, gần đây, bệnh lý đột quỵ ngày càng trẻ hóa; thậm chí, xảy ra cả với những người thường xuyên luyện tập thể dục, thể thao, có lối sinh hoạt lành mạnh. BS có thể lý giải nguyên nhân về hiện tượng này?
BS.CKII Dương Quang Hải: Đột quỵ (trước đây hay gọi là tai biến mạch m.áu não) là một bệnh lý phổ biến. Ở Việt Nam, mỗi năm có 200.000 ca đột quỵ mới. Tỷ lệ t.ử v.ong của bệnh lý này rất cao; ở Việt Nam là 32%. Ngoài ra, đột quỵ để lại những di chứng tàn tật nặng nề ở người bệnh, gây ra những hậu quả không chỉ đối với bệnh nhân mà cả người nhà chăm sóc và nhân viên y tế cũng như ảnh hưởng đến nguồn lực lao động của xã hội. Đột quỵ có 2 dạng: xuất huyết não (c.hảy m.áu não) chiếm khoảng 20% và nhồi m.áu não (tắc mạch m.áu não) chiếm khoảng 80%. Bệnh lý này đa số gặp ở người lớn t.uổi (70-80% là những người trên 60 t.uổi). Tuy nhiên, cũng có thể gặp ở những người trẻ t.uổi, trong đó đa số thường có bệnh lý nền như bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường, tim bẩm sinh, hoặc các bệnh lý bẩm sinh khác về m.áu hoặc mạch m.áu…
P.V: Trường hợp hoa hậu Thu Thủy đột ngột t.ử v.ong có phải là do đột quy như suy đoán trên mạng xã hội trong mấy ngày qua?
BS.CKII Dương Quang Hải: Trường hợp hoa hậu Thu Thủy đột ngột bị t.ử v.ong chưa rõ nguyên nhân. Tuy nhiên, theo các nhà chuyên môn thì trường hợp này không phải là bệnh lý đột quỵ. Cần phân biệt giữa đột quỵ và đột tử. Các trường hợp đột tử (mà nhiều người hay nhầm là đột quỵ) đa số là do nguyên nhân tim mạch gây ngưng tim cấp dẫn đến t.ử v.ong. Được biết, theo người nhà hoa hậu Thu Thủy, trước đó vài ngày bệnh nhân có ốm. Theo tôi, khả năng là do bệnh nhân chậm trễ đi viện nên các triệu chứng nặng quá. Đến lúc đến bệnh viện thì đã không kịp…
BS,CKII Dương Quang Hải thăm khám bệnh nhân bị đột quỵ.
P.V: Những dấu hiệu cảnh báo, giúp người bệnh nhận biết nguy cơ sắp bị đột quỵ là gì? Người thân cần làm gì trong khoảng thời gian chờ lực lượng y tế đến để đưa bệnh nhân đi cấp cứu?
BS.CKII Dương Quang Hải: Dấu hiệu cảnh báo bị đột quỵ mà mọi người cần biết rất đơn giản. Dựa vào chữ FAST, viết tắc của 4 chữ cái trong tiếng Anh (tức là Face – bệnh nhân có liệt mặt, méo miệng một bên; Arm – bệnh nhân yếu tay chân một bên; Speech – bệnh nhân có rối loạn ngôn ngữ, lời nói; Time -thời gian bệnh nhân khởi phát các triệu chứng). Khi phát hiện các dấu hiệu này thì nên đưa bệnh nhân đến bệnh viện càng sớm càng tốt. Người nhà nên để bệnh nhân nằm yên, nằm nghiêng một bên tránh trường hợp bệnh nhân nôn ói hít sặc vào đường thở; đỡ bệnh nhân nếu bệnh nhân té ngã, tránh trường hợp chấn thương do té ngã.
P.V: Xin BS giải thích rõ hơn về “thời gian vàng” dành cho người bị đột quỵ?
BS.CKII Dương Quang Hải: Thời gian vàng mọi người hay nói là 4, 5 giờ đối với điều trị bằng thuốc tiêu sợi huyết ở bệnh nhân nhồi m.áu não và 6 giờ đối với các trường hợp tắc mạch m.áu não lớn cần phải lấy huyết khối trong mạch m.áu não bằng các dụng cụ cơ học. Thời gian vàng là như vậy nhưng khi bệnh nhân đến càng sớm thì tỷ lệ điều trị thành công càng cao. Hiện BV Đà Nẵng là một trung tâm có thể điều trị bằng các liệu pháp hiện đại này (tại miền Trung có rất ít nơi làm được các kỹ thuật cao này).
P.V: Lời khuyên của BS với mọi người liên quan đến căn bệnh này là gì?
BS.CKII Dương Quang Hải: Để dự phòng bệnh lý này cần có lối sống lành mạnh, tránh lối sống tĩnh tại, tránh stress, tăng cường vận động thể lực (tập thể dục 30 phút/ngày, 5 ngày 1 tuần), tránh t.huốc l.á, hạn chế bia rượu, hạn chế ăn mặn, hạn chế ăn các mỡ động vật. Song song đó, cần tầm soát định kỳ các bệnh về tăng huyết áp, đái tháo đường, xơ vữa mạch m.áu và các bệnh lý tim mạch. Nếu phát hiện các triệu chứng nghi ngờ đột quỵ thì đưa người bệnh vào cấp cứu ngay.
P.V: Xin cảm ơn BS về cuộc trao đổi này.
Nguyên nhân khiến người trẻ t.uổi bị đột tử
Đột tử thường xảy ra đột ngột, không chỉ gặp ở người lớn. Người dưới 35 t.uổi vẫn có tỷ lệ đột tử nhất định.
Bác sĩ chuyên khoa I Nguyễn Anh Kiệt, khoa Cấp cứu, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, cho biết đột tử là tình trạng t.ử v.ong một cách bất ngờ trong lúc con người đang làm việc, chơi thể thao, học tập, nghỉ ngơi… Tỷ lệ đột tử trong dân số thường không cao, chỉ dao động từ 15-150 trên 100.000 dân.
Người có nguy cơ đột tử cao thường là bệnh nhân lớn t.uổi, trung bình khoảng 70-75. Nam giới chiếm tỷ lệ đột tử cao hơn nữ từ 3-4 lần.
Đột tử thường xảy ra đột ngột. Ở vài trường hợp, bệnh nhân có thể xuất hiện một số triệu chứng như hồi hộp, nặng ngực, khó thở, ngất hoặc sắp ngất, choáng váng, nôn và buồn nôn. Những triệu chứng này thường xuất hiện trước cơn đột tử khoảng 5 phút, đôi khi kéo dài vài giờ.
Đột tử là tình trạng t.ử v.ong bất ngờ, thường ít dự báo trước bằng một chuyển biến xấu về sức khỏe. – Ảnh: Shutterstock .
Với người trên 35 t.uổi, nguyên nhân gây ra đột tử thường liên quan bệnh lý tim mạch, mạch vành, đột quỵ do xuất huyết não và nhồi m.áu não. Các vấn đề về thuyên tắc phổi, vỡ phình động mạch chủ cũng có thể khiến người mắc đột tử.
Người trẻ dưới 35 t.uổi vẫn có tỷ lệ đột tử nhất định. Đa phần nguyên nhân là mắc bệnh lý cơ tim như cơ tim giãn nở, cơ tim phì đại, rối loạn nhịp tim di truyền. Đặc biệt, người trẻ đột tử thường có yếu tố di truyền. Những người trong gia đình từng có người thân mắc các bệnh lý tim mạch di truyền, có người đột tử…, khả năng đột tử dưới 55 t.uổi có thể xảy ra.
Bên cạnh các bệnh lý liên quan độ t.uổi, đột tử có thể xảy ra do lối sống, sinh hoạt, ăn uống không khoa học. Sức khỏe suy giảm là lý do khiến cơn đột tử đến bất ngờ.
Những trường hợp có các yếu tố nguy cơ làm gia tăng các bệnh lý tim mạch xơ vữa như: Lối sống ít vận động, không tập thể dục, thừa cân, béo phì, t.huốc l.á, uống rượu nhiều, rối loạn về tâm thần kinh như trầm cảm, lo âu, tắm đêm…
Người có bệnh lý rối loạn lipid m.áu, tăng huyết áp, đái tháo đường, hội chứng ngưng thở khi ngủ cũng có nguy cơ đột tử cao. Trong mùa lạnh hoặc khi thay đổi nhiệt độ đột ngột, tỷ lệ đột tử thường cao hơn.
“Các bệnh lý này đòi hỏi phải khám và tầm soát sức khỏe mới có thể phát hiện được. Nếu gia đình có bệnh lý di truyền kể trên hoặc có người thân từng đột tử, bạn nên theo dõi sức khỏe định kỳ, sống và làm việc khoa học để bảo vệ sức khỏe”, bác sĩ Kiệt khuyến cáo.