Tại sao ăn sắn bị say?

Sắn là món ăn ngon nhưng không ít người ăn sắn xong bị say. Vì vậy, bạn hãy chú ý để được an toàn khi ăn loại thực phẩm này nhé.

tai sao an san bi say 192 5836956

Công dụng của sắn đối với sức khỏe

Một khẩu phần 100 gram củ sắn luộc chứa 112 calo, 98% trong số này là carbs và phần còn lại là một lượng nhỏ protein và chất béo.

Củ sắn luộc cũng cung cấp chất xơ, một ít vitamin và khoáng chất.

Lượng calo: 112

Carbs: 27 gram

Chất xơ: 1 gram

Thiamine: 20% lượng khuyến nghị hàng ngày (RDI)

Photpho: 5% RDI

Canxi: 2% RDI

Riboflavin: 2% RDI

Củ sắn luộc cũng chứa một lượng nhỏ sắt, vitamin C và niacin.

tai sao an san bi say 09f 5836956

Củ sắn rất nhiều chất dinh dưỡng. Ảnh: Internet.

Củ sắn khá giàu chất bột, năng lượng, khoáng, vitamin C, hạt bột sắn nhỏ mịn, độ dính cao nhưng nghèo chất béo và nhất là nghèo đạm, hàm lượng các acid amin không cân đối, thừa arginin nhưng thiếu các acid amin chứa lưu huỳnh. Tùy theo giống sắn, vụ trồng, số tháng thu hoạch sau trồng và kỹ thuật phân tích mà tổng số vật chất khô và hàm lượng đạm, béo, khoáng, xơ, đường…

Hàm lượng tinh bột của củ sắn khá cao, giá trị dinh dưỡng như một số loại của khoai lang, khoai tây, khoai môn… Nó chứa nhiều cacbonhydrate cung cấp nhiều năng lượng cho cơ thể, ngoài ra còn có kali và chất xơ. Vì thế đây là một món ăn khá quen thuộc ở nhiều vùng quê và miền núi.

Do có nhiều tinh bột, củ sắn còn được dùng để chế bột làm bánh, làm mạch nha và chế rượu, chất xơ ngăn ngừa táo bón và các bệnh tim mạch. Củ sắn còn có tác dụng cân bằng lượng nước trong m.áu.

Tại sao ăn sắn bị say?

Sắn là một món ăn yêu thích của nhiều người. Tuy nhiên trong thực tế có rất nhiều người ăn xong hay bị buồn rã rời chân tay, đầu váng vất, bụng đau lâm râm. Lý giải về điều này BS. Cẩm Nga đã từng chia sẻ trên báo Sức khỏe & Đời sống . Những biểu hiện miêu tả trên là say sắn. Nguyên nhân là do chất acid cyanhydric – một chất độc mạnh có trong sắn. Chất này có thể gây t.ử v.ong nếu quá nhiều và nạn nhân không được cấp cứu kịp thời. Thường thì sau khi ăn sắn vài giờ, nếu bị ngộ độc cyanhydric, nạn nhân sẽ thấy mặt nóng bừng, chóng mặt, váng đầu, ù tai, ngứa ngáy, chân tay nặng, người vật vã, buồn nôn, nôn, đầy bụng, sôi bụng, tiêu chảy, run, co giật, có khi sốt, thậm chí t.ử v.ong.

Những ai nên hạn chế ăn sắn

Cũng theo chuyên gia công nghệ thực phẩm, một số người sau không nên ăn sắn.

Bà bầu: Chất acid cyanhydric – một chất độc mạnh có trong sắn (giống như trong măng tươi) có thể gây ra tình trạng rối loạn tiêu hoá hay thậm chí là bị ngộ độc. Do đó bà bầu nên hạn chế ăn sắn luộc, sắn hấp như một bữa phụ trong ngày.

Trẻ nhỏ: Ngộ độc sắn cấp là một trong những nguyên nhân gây ra t.ử v.ong ở trẻ nhỏ. Do sắn có chứa độc tố nên tuyệt đối không được cho trẻ dưới 3 t.uổi ăn sắn vì hệ tiêu hóa của trẻ còn non nớt, chưa thực hiện tốt việc tiêu hóa và loại thải độc tố.

Nếu như cho trẻ ăn nhiều, các chất độc tố có thể sẽ tích tụ lại trong cơ thể trẻ lâu ngày và gây ra bệnh. Đặc biệt, là càng không nên cho trẻ ăn sắn vào lúc đói vì có thể dẫn đến ngộ độc.

Người hay bị rối loạn tiêu hóa: Ăn sắn cũng có thể gây ngộ độc, rối loạn tiêu hóa. Vì vậy người có “bụng dạ” yếu cũng không nên ăn sắn.

Người hay bị ốm, sức đề kháng kém: Những người có sức đề kháng kém cũng rất dễ bị ngộ độc cyanhydri có trong sắn.

tai sao an san bi say a4e 5836956

Cách xử trí khi bị ngộ độc sắn

Khi có người bị ngộ độc sắn cần phải có biện pháp xử lý kịp thời bằng cách: Gây nôn cho nạn nhân, sau đó cho uống nước đường, nước mía và chuyển nạn nhân đến khoa chống độc hoặc khoa cấp cứu hồi sức.

Bên cạnh đó, khi mua và chế biến sắn, muốn không bị ngộ độc cần làm như sau:

– Mua sắn tươi vừa mới dỡ.

– Khi chế biến phải lột sạch vỏ, ngâm vào nước vo gạo ít nhất 1 giờ và mở vung khi đun để chất độc bay hơi bớt.

– Sắn chưa chế biến thì phải vùi xuống đất.

– Nên ăn sắn luộc với đường, mật để trung hòa acid cyanhydric.

– Không nên ăn sắn luộc vào buổi tối vì nếu bị ngộ độc, sẽ khó xử lý.

Canh trứng cà chua hoàn toàn không có độc như tin đồn

Canh cà chua trứng là một trong những món ăn thơm ngon, bổ dưỡng mà cách chế biến lại rất đơn giản. Thế nhưng, có một số tin đồn ăn cà chua nấu trứng sẽ sinh ra chất độc gây hại đến cơ thể. Vậy sự thật canh cà chua trứng có độc không?

Trứng và cà chua vốn là hai thực phẩm dễ mua, dễ ăn và còn chứa nhiều chất dinh dưỡng. Không chỉ người lớn mà trẻ con cũng rất thích những món trứng, đặc biệt là canh trứng nấu cà chua.

Tác dụng của trứng và cà chua đối với cơ thể

Trứng gà chứa nhiều Lysin, là một trong 8 acid amin đặc biệt cần thiết cho cơ thể. Trong 100g trứng gà có chứa 1.070mg Lysin, nhiều gấp 9 lần so với sữa mẹ. Lòng đỏ trứng, ngoài giá trị dinh dưỡng còn có tác dụng như chất đề kháng chống lại bệnh tật. Cà chua lại rất giàu vitamin A tự nhiên rất tốt cho sự phát triển của mắt trẻ.

Ngoài ra các chất khoáng vi lượng có trong cà chua như canxi, sắt, kali, phospho, magnesium, lưu huỳnh, nikel, cobal, iôt, các axit hữu cơ dưới dạng muối citrat và có thể có cả đồng, molibden. Chính nhờ các thành phần dinh dưỡng này, cà chua được coi là một thức ăn giàu chất dinh dưỡng, dễ tiêu hóa, tăng cường sức đề kháng của cơ thể.

canh trung ca chua hoan toan khong co doc nhu tin don a7c 5556080

Món canh trứng cà chua rất bổ dưỡng, thơm ngon mà lại dễ làm. Các chuyên gia cũng khẳng định món ăn này hoàn toàn không độc hại như một số tin đồn. Ảnh: Heathplus

Trứng và cà chua khi kết hợp sẽ thành món canh rất ngon và bổ dưỡng, vừa dễ ăn lại dễ tiêu. Các bà nội trợ còn kết hợp thêm thịt băm, đậu hũ non, hành lá, hẹ hay ngò để món canh này thêm bổ dưỡng và hấp dẫn. Ngoài ra, những món trứng như trứng bát, trứng chưng… cũng thường được thêm cà chua để tăng hương vị.

Trứng nấu với cà chua hoàn toàn không độc hại

Nhiều thực phẩm khi kết hợp với nhau có thể tương tác làm mất thành phần dinh dưỡng hoặc tạo ra những chất gây ảnh hưởng lên hệ tiêu hóa. Điều này có thể khiến bạn dễ bị đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn. Nghiêm trọng hơn, một vài thực phẩm dùng chung sẽ tạo ra độc tố và tích lũy dần trong cơ thể lâu ngày sẽ sinh ra nhiều tình trạng bệnh.

Tuy nhiên, các thành phần trong trứng với cà chua không hề có tương tác xảy ra mà còn hỗ trợ, bổ sung nhiều dưỡng chất. TS Phạm Duệ, nguyên giám đốc Trung tâm Chống độc (Bệnh viện Bạch Mai), cho rằng thông tin lan truyền trên mạng về trứng nấu với cà chua gây độc là thiếu cơ sở khoa học và không có giá trị. Tuy nhiên cũng khuyến cáo rằng cần sử dụng cà chua chín để chế biến thức ăn, bởi khi trong cà chua xanh có chứa ancaloid độc có tên là solanin rất dễ gây ngộ độc. Chất độc này không còn nữa nếu cà chua đã chín.

Cho đến nay, vẫn chưa có một nghiên cứu khoa học nào cho thấy canh cà chua trứng gây độc hại cho người dùng. Ngược lại, đây còn món ăn rất ngon, bổ dưỡng và dễ tiêu hóa.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *