Hiện nay, đa số dân văn phòng đều phải ngồi làm việc tại chỗ trong thời gian dài. Vậy ngồi nhiều có tốt không? Ngồi nhiều có thể gây ra những ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe?
Hầu hết mọi người đều dành rất nhiều thời gian để ngồi làm việc hằng ngày. Vậy việc ngồi làm việc một chỗ quá lâu có thể gây ra các ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe hay không? Để thói quen ngồi một chỗ này không gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe bạn cần làm gì?
Thực tế cho thấy, ngồi là một tư thế cơ thể phổ biến khi làm việc, giao lưu, học tập hoặc đi du lịch. Thời gian của một người ngồi kéo dài khi hoạt động lái xe, làm việc tại bàn hoặc xem các chương trình truyền hình.
Các kết quả nghiên cứu cho thấy nhân viên văn phòng thông thường có thể dành tới 15 giờ để ngồi. Trong khi đó lao động nông nghiệp chỉ dành khoảng 3 giờ để ngồi mỗi ngày.
Dù tư thế ngồi là phổ biến nhưng tư thế này lại gây ra nhiều ảnh hưởng và vấn đề đến sức khỏe của bạn.
1. Dân văn phòng ngồi nhiều có tốt không?
Rõ ràng việc ngồi quá nhiều là một thói quen không tốt cho sức khỏe. Thói quen ngồi nhiều còn gây ra một vài vấn đề như:
Tiêu hao ít năng lượng
Việc không tập thể dục hằng ngày như đi bộ, đứng đều đốt cháy calo. Sự tiêu hao năng lượng này còn được biết là sự sinh nhiệt của hoạt động không tập thể dục. Đồng thời, tiêu hao ít năng lượng còn là nguyên nhân làm tăng cân.
Ngồi một chỗ trong thời gian dài tiêu hao ít năng lượng dễ khiến bạn tăng cân – Ảnh Internet
Các hành động ít vận động như ngồi, nằm tiêu tốn rất ít năng lượng. Các nghiên cứu cho biết, công nhân nông nghiệp có thể đốt cháy nhiều hơn 1.000 calo mỗi ngày so với những người làm việc bàn giấy tại chỗ. Điều này xảy ra do những người làm nông dành hầu hết thời gian để đi bộ và đứng.
Nguy cơ tăng cân
Ngồi một chỗ làm việc quá lâu sẽ khiến bạn đốt cháy ít calo, đây chính là nguyên nhân khiến bạn tăng cân.
Thực tế cho biết, các nghiên cứu cho kết quả rằng người bị béo phì thường có thời gian ngồi trung bình lâu hơn 2 giờ mỗi ngày so với những người có chỉ số BMI bình thường.
Tăng tỉ lệ mắc bệnh
Thói quen ít vận động còn có liên quan đến nguy cơ mắc bệnh và tình trạng bệnh mãn tính xảy ra. Cụ thể như, ít vận động có thể làm tăng 112% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2 và tăng tới 147% nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Các nghiên cứu chỉ ra rằng việc đi bộ ít hơn 1.500 bước mỗi ngày hoặc việc ngồi tại chỗ trong thời gian dài mà không giảm lượng calo cơ thể nạp vào còn có thể gia tăng đáng kể tình trạng kháng insulin, đây được biết là nguyên nhân gây bệnh tiểu đường type 2.
Ngồi nhiều làm tăng nguy cơ mắc bệnh mãn tính – Ảnh Internet
Việc dành nhiều thời gian để ngồi đem lại tác dụng giúp cơ thể thư giãn nhưng nên giảm thiểu thời gian ngồi trong ngày là cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe. Nếu công việc của bạn phải ngồi làm việc tại bàn lâu, có thể tìm thêm các giải pháp như đi bộ đoạn ngắn trong thời gian làm việc. Bởi vì, việc giảm thời gian ngồi để vận động nhẹ nhàng cũng tốt với sức khỏe giống như xây dựng một chế độ dinh dưỡng lành mạnh và thói quen tập thể dục thường xuyên.
2. Mẹo giảm thời gian ngồi cho từng đối tượng
Tùy thuộc vào từng đối tượng cụ thể sẽ có các biện pháp để giảm thiểu thời gian ngồi 1 chỗ quá lâu giúp bảo vệ sức khỏe như sau:
Giảm ngồi cho trẻ nhỏ dưới 5 t.uổi
Để giảm thiểu thời gian ngồi ở trẻ nhỏ, có thể áp dụng như sau:
– Không nên để trẻ ngồi trong xe đẩy, ghế ô tô hoặc ghế cao với thời gian dài hơn 1 giờ mỗi lần.
– Giảm thời gian cho trẻ sử dụng các dụng cụ hỗ trợ tập đi, xe đẩy.
– Cân nhắc để giảm thời gian cho trẻ ngồi trước tivi hoặc sử dụng các thiết bị điện tử khác.
T.rẻ e.m và thanh thiếu niên
Trẻ nhỏ từ trên 5 t.uổi đến 18 t.uổi thanh thiếu niên là đối tượng dành nhiều thời gian để ngồi di chuyển đến lớp học, thời gian ngồi học tập. Mẹo giảm ngồi nhiều một chỗ bằng cách sau:
Tham gia các hoạt động thể thao – Ảnh Internet
– Xem xét thời gian để trẻ sử dụng các thiết bị điện tử và giới hạn thời gian sử dụng hằng ngày.
– Khuyến khích trẻ thực hiện các hoạt động vui chơi, giải trí khác thay vì sử dụng thiết bị điện tử, tivi.
– Thay vì tặng các thiết bị điện tử cho trẻ vui chơi, nên tặng trẻ các món quà như ván trượt, bóng,… với mục đích khuyến khích trẻ vận động.
– Cha mẹ cần làm gương cho trẻ, nên giảm thời gian xem tivi và thực hiện các công việc trên tư thế khác.
Người lớn, người làm việc văn phòng
Đối tượng từ 19 đến 64 t.uổi là sinh viên, nhân viên văn phòng là chủ yếu. Đây là đối tượng dành nhiều thời gian để ngồi nhất. Đặc biệt, nhân viên văn phòng dành cả ngày để ngồi tại một vị trí làm việc.
Để giảm thời gian ngồi, có thể áp dụng một số biện pháp như:
– Có thể đứng khi đi xe bus hoặc đi tàu.
– Nên đi cầu thang bộ hoặc đi lên thang cuốn để tăng thời gian vận động.
– Làm việc tại chỗ ngồi lâu, để không quên đứng dậy có thể đặt báo thức sau 30 phút đứng dậy, đi lại.
– Thỉnh thoảng có thể đặt máy tính ở vị trí cao hơn để đứng làm việc thay vì ngồi.
– Dành thời gian để nghỉ giải lao hoặc uống cà phê, trà trong giờ làm việc.
– Đi bộ đến bàn làm việc của đông nghiệp khi có việc cần giải đáp thay vì ngồi gọi điện thoại hoặc gửi email.
– Thay thời gian xem tivi bằng các công việc, sở thích hoặc thói quen tích cực khác.
Đi lại trong văn phòng là cách giảm thời gian ngồi một chỗ lâu mà dân văn phòng nên áp dụng – Ảnh Internet
Mẹo giảm ngồi một chỗ cho người lớn t.uổi
Một số người lớn t.uổi, độ t.uổi từ 60 t.uổi trở lên dành từ hơn 9 giờ để ngồi mỗi ngày. Vì vậy, giảm thời gian ngồi là điều cần thiết. Mẹo giảm ngồi cho người cao t.uổi như sau:
– Hạn chế tối đa thời gian ngồi trước máy tính, tivi quá lâu.
– Nên đứng lên, di chuyển đi lại trong thời gian xem chương trình truyền hình hoặc xem phim đang có giờ quảng cáo.
– Nên đứng hoặc đi bộ khi nghe điện thoại.
– Sử dụng cầu thang khi có thể.
– Xây dựng lối sống, sở thích lành mạnh như làm vườn, chăm sóc cây cối, trồng rau, tưới nước cho rau,…
– Nên tham gia các hoạt động cộng đồng, các lớp học khiêu vũ hoặc các nhóm đi bộ.
– Dành nhiều thời gian để vui chơi cùng con cháu.
– Làm việc nhà.
Vậy ngồi nhiều có tốt không? Câu trả lời là Không. Ngồi nhiều tại chỗ vốn không tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, do tính chất công việc dân văn phòng hầu hết đều phải ngồi làm việc tại chỗ trong thời gian dài mà không thể hạn chế được. Do đó, khi làm việc tại văn phòng bạn cần thực hiện các mẹo ở trên để giảm ngồi tối đa, đây là biện pháp giúp bạn hạn chế bệnh đáng kể.
Cách chữa đau lưng do ngồi máy tính nhiều, đơn giản dễ thực hiện tại nhà
Ngồi lâu, ngồi máy tính trong thời gian dài có thể khiến lưng bị đau mỏi. Làm cách nào để giảm bớt tình trạng này?
Ngồi nhiều có thể khiến bạn tăng nguy cơ mắc các bệnh như thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống, trĩ, tim mạch,…
Tại sao ngồi lâu có thể dẫn tới đau lưng?
Các nhà khoa học giải thích rằng, khi ngồi lâu trước máy tính có thể khiến trọng lượng nửa trên của cơ thể bị dồn về phía cột sống. Trong đó điểm phải chịu nhiều áp lực nhất bao gồm cổ, lưng và đốt sống thắt lưng.
Bên cạnh đó, khi các đốt sống ở trong trạng thái bị tì đè liên tục sẽ dẫn tới việc các đĩa đệm bị tăng áp lực đồng thời bị đẩy khỏi tổ chức đệm dẫn tới xơ hóa, rễ thần kinh bị chèn ép. Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây đau dây thần kinh tọa thường thấy ở dân văn phòng.
Do vậy ngồi lâu sẽ khiến bạn gặp phải các cơn đau lưng âm ỉ hoặc đau nhói tùy từng thời điểm và mức độ. Biểu hiện khác có thể gặp là đau mỏi ở cơ vai gáy thắt lưng, dễ bị chuột rút hay hoa mắt, nhức đầu hoặc bị đau lan từ khu vực mông tới khoeo chân và cẳng chân,…
Cách chữa đau lưng do ngồi máy tính nhiều
1. Điều cốt lõi chính là có một tư thế ngồi tốt hơn
Ngồi quá lâu ở một tư thế không hề tốt cho sức khỏe nói chung và tình trạng xương khớp nói riêng. Vì thế hãy chọn một tư thế ngồi chính xác để hạn chế tình trạng đau lưng này.
Hãy ngồi thẳng, định vị dọc sống lưng theo một đường cố định từ trần nhà – đầu – cột sống. Vai ngang bằng nhau và đặc biệt không để xương chậu của bạn bị nhô về phía trước. Cánh tay cần gập một góc vuông 90 độ khi đ.ánh máy.
Nói một cách đơn giản, để kiểm tra xem mình đã ngồi đúng tư thế chưa, hãy ngồi và điều chỉnh tới khi bạn cảm thấy phần thắt lưng được kéo dãn và thẳng lên.
2. Điều chỉnh độ cao màn hình và bàn làm việc
Lựa chọn một chiếc bàn với chiều cao phù hợp, sau đó điều chỉnh độ cao của màn hình sao cho khớp với tư thế ngồi của bạn.
Lưu ý, tầm mắt của bạn cần phải đặt đúng giữa màn hình, nếu không khớp, hãy nâng màn hình lên hoặc hạ xuống.
3. Các biện pháp giảm đau lưng
– Chườm đá
Đá lạnh có thể giúp giảm viêm cho vùng lưng bị đau. Hãy để túi đá trong tủ lạnh khoảng 20 phút và chườm vào vùng bị đau mỗi giờ một lần hoặc tùy theo mức độ cơn đau. Lưu ý, sử dụng thiết bị chườm lạnh đúng cách để không gây bỏng lạnh.
Chườm nóng cũng có thể giúp m.áu xung quanh vùng lưng bị đau được lưu thông tốt hơn. Sau khi chườm, hãy nghỉ ngơi từ 10 – 15 phút.
– Đặt một chiếc khăn hoặc gối đệm lưng khi ngồi
Điều này sẽ giúp cột sống của bạn được cố định tốt hơn, không bị võng hay ngả về phía sau.
– Mát-xa
Với các vùng cơ lưng dưới bị đau mỏi thì mát-xa có thể là một giải pháp phù hợp, vừa giúp bạn thư giãn lại giúp các cơ bị căng quay trở về trạng thái ổn định.
– Cân nhắc các bài tập yoga
Yoga là môn thể dục được biết đến với khả năng kéo căng cũng như tăng cường sức mạnh tới các vùng cơ, đốt sống của cơ thể. Hãy thử hỏi ý kiến huấn luyện viên về các tư thế giúp cải thiện tình trạng đau lưng như: tư thế rắn hổ mang, tư thế ngồi xổm, tư thế vặn người, tư thế nửa bánh xe,…
– Vận động nhiều hơn khi có thể
Vận động là cách tốt nhất để loại bỏ cơn đau lưng. Hoạt động thể chất thường xuyên có thể giúp lưng khỏe hơn để giảm các cơn đau trong tương lai. Các bài tập nên tập trung vào việc tăng sức mạnh và cải thiện phạm vi vận động – cũng như đảm bảo sự cân bằng của cả hai bên cơ thể, vì một số cơn đau lưng có thể bắt đầu khi một bên của cơ thể khỏe hơn bên kia.
Ngoài ra, bất cứ khi nào có thể, tránh ngồi lâu. Nếu bạn đang làm việc văn phòng và cần ngồi cả ngày trước mắt tính thì hãy đứng dậy sau khoảng 30 phút một lần để đi bộ xung quanh.
Hãy dành cho bản thân một khoảng thời gian nghỉ ngắn vào các thời điểm trong ngày để hạn chế các cơn đau tiếp diễn trong tương lai.
– Thuốc không kê đơn
Các loại thuốc giảm đau như thuốc chống viêm NSAID có thể giúp bạn giảm các cơn khó chịu hay sưng viêm. Tuy nhiên cần hỏi bác sĩ trước khi bạn muốn uống bất kì loại thuốc nào để tránh gặp phải các tác dụng phụ không mong muốn.
Một số biện pháp khác như vật lý trị liệu, châm cứu, thuốc chẹn thần kinh, tiêm steroid, thuốc giãn cơ,… có thể được cân nhắc nếu như tình trạng đau lưng do ngồi máy tính nhiều không có dấu hiệu thuyên giảm.
Khi nào bạn cần tới gặp bác sĩ?
Mặc dù cơn đau lưng do ngồi lâu có thể thuyên giảm khi áp dụng các biện pháp giảm đau đúng cách và có tư thế ngồi đúng hơn. Nhưng bạn sẽ cần đi khám nếu:
– Cơn đau kéo dài dai dẳng và dường như chưa từng thuyên giảm
– Ngứa ran hoặc tê vùng lưng, chân
– Sốt
– Các cơ bị yếu, nhược
– Mất chức năng kiểm soát bàng quang
– Giảm cân bất thường
Nhìn chung bạn có thể hiểu đơn giản về cách chữa đau lưng do ngồi máy tính nhiều bao gồm chu trình giảm đau và phục hồi (bằng cách vận động và có tư thế ngồi đúng).