Một b.é g.ái 13 tháng t.uổi tên Kiki được đưa đến cấp cứu tại Bệnh viện Nhi Đồng Yuying trực thuộc Đại học Y ( Trung Quốc). Lúc đó bé xanh xao và hôn mê, người gầy nhưng bụng như quả dưa hấu.
Mẹ của Kiki kể với bác sĩ rằng hôm trước gia đình có hầm một nồi sườn và ngô, để bổ sung dinh dưỡng cho con, cô cho Kiki ăn một bát lớn ngô, ngày hôm sau thì con bắt đầu chỉ đau bụng và la hét. Cô đã đưa bé đến phòng khám để xin kê đơn thuốc và sử dụng nước muối sinh lý nhưng tình trạng không thuyên giảm mà ngày càng trầm trọng hơn.
Kiki được đẩy vào phòng mổ ngay lập tức, tim bé đã ngừng đ.ập trước khi được gây mê, may mắn thay, các nhân viên y tế đã dốc hết sức lực để kéo cô bé trở lại từ bàn tay của tử thần. Mở khoang bụng của Kiki, bác sĩ bàng hoàng khi phát hiện dạ dày của cô bé bị vỡ và có rất nhiều hạt ngô chưa tiêu hóa trong khoang bụng. Nguyên nhân gây vỡ dạ dày chính là những hạt ngô này.
Sau 3-4 giờ phẫu thuật, bác sĩ đã chữa trị cho chiếc dạ dày vỡ của Kiki, tuy nhiên, do ổ bụng bị n.hiễm t.rùng nặng nên phần dạ dày đã được sửa chữa rất khó chữa lành. Hơn 10 ngày sau, bác sĩ tiến hành ca mổ lần hai cho cô bé.
Tại sao ngô lại gây vỡ dạ dày?
Bản thân việc ăn ngô rất tốt cho sức khỏe và nó chứa các chất dinh dưỡng rất cân bằng. Tuy nhiên, ngô giàu chất xơ (chất xơ không dễ tiêu hóa trong dạ dày và ruột non), tiêu thụ quá nhiều sẽ khiến một lượng lớn chất xơ thô tích tụ trong ruột, khí trong ruột không thoát ra được khỏi cơ thể, dẫn đến tình trạng đầy hơi, thậm chí là vỡ dạ dày khi áp suất khí quá lớn.
Ngay cả người lớn ăn nhiều ngô cũng có thể bị đầy hơi, khó tiêu, chưa nói đến t.rẻ e.m hơn một t.uổi răng cũng chưa mọc. Trong trường hợp này, Kiki đã ăn nhiều ngô khiến dạ dày căng quá mức, từ đó kích thích dạ dày bị vỡ.
Ngoài ngô, 7 loại thực phẩm này trẻ cũng nên hạn chế tiêu thụ.
1. Thực phẩm chiên
Thực phẩm chiên rán như gà rán và khoai tây chiên có chứa dầu và chất béo cao. Dầu tạo ra một chất gọi là axit acrylic ở nhiệt độ cao, rất khó tiêu hóa. Chức năng tiêu hóa của trẻ chưa phát triển mạnh vì vậy bạn nên cho trẻ ăn ít hoặc không nên ăn đồ chiên rán.
2. Đồ ăn cay
Ớt và hạt tiêu có thể kích thích thành trong của thực quản, làm tăng gánh nặng cho dạ dày sau khi ăn.
3. Sôcôla
Bé ăn nhiều sôcôla không chỉ mang lại lượng calo dư thừa (dẫn đến béo phì, mỡ m.áu, đường huyết cao…) mà còn dễ gây khó chịu cho đường tiêu hóa. Đặc biệt, cần lưu ý rằng trẻ sơ sinh dưới 3 t.uổi không thích hợp cho việc ăn sôcôla.
4. Đồ uống có tính axit nước cam quýt
Đồ uống có tính axit có thể kích thích thực quản. Uống nước cam quýt thường xuyên sẽ làm tăng nồng độ axit trong dạ dày và ruột, gây hại cho sức khỏe của trẻ.
5. Khoai tây nghiền trộn kem
Khoai tây nghiền vốn là một món ăn ngon và tốt cho sức khỏe, tuy nhiên nhiều bà mẹ đã cho thêm kem vào để tăng hương vị, giúp nó trở nên nhuyễn hơn, nhưng kem lại khó tiêu. Đối với trẻ không dung nạp lactose, thêm các sản phẩm từ sữa vào khoai tây nghiền có thể gây khó chịu đường tiêu hóa.
6. Kem
Kem là món ăn vặt không thể bỏ qua của nhiều trẻ trong mùa hè, tuy nhiên nếu ăn quá nhiều đồ lạnh sẽ dễ ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của hệ tiêu hóa và gây hại cho tỳ vị, dạ dày.
7. Hạt đậu
Đậu chứa oligosaccharides, dễ bị vi khuẩn đường ruột lên men và p.hân h.ủy để tạo ra một số khí. Nó có thể gây đầy hơi, đau bụng và các triệu chứng khác, vì vậy trẻ nên ăn ít hơn.
Nguồn và ảnh: Aboluowang, Eat This
Trẻ đối diện với cái c.hết do mang căn bệnh 13% dân số mang gen bệnh
Trẻ nhập viện trong tình trạng hôn mê, co quắp chân tay; hiện tại bệnh nhân vẫn trong tình trạng nặng đang được theo dõi điều trị tích cực tại khoa Cấp cứu Bệnh viện đa khoa tỉnh Cao Bằng.
Bệnh nhi vẫn đang trong tình trạng nguy kịch.
Ngày 11/6, Khoa Cấp Cứu, Bệnh viện đa khoa tỉnh Cao Bằng tiếp nhận bệnh nhân P.T.L (10 t.uổi, trú tại TP Cao Bằng) nhập viện trong tình trạng hôn mê, co quắp chân tay.
Sau thăm khám và làm các xét nghiệm cận lâm sàng, hội chẩn cùng bác sĩ chuyên khoa nhi kết luận chẩn đoán: Hôn mê chưa rõ nguyên nhân/suy tim/ thiếu m.áu huyết tán.
Hiện tại bệnh nhân vẫn trong tình trạng nặng và đang được theo dõi điều trị tích cực tại khoa Cấp cứu.
Theo người nhà cho biết, trẻ có t.iền sử mắc bệnh thiếu m.áu huyết tán (Thalassemia) đã được điều trị nhiều năm, được điều trị theo liệu trình của các bác sĩ chuyên khoa, đã được can thiệp cắt lách.
Ngoài ra, bé còn có t.iền sử bệnh lý suy tim đã được chẩn đoán điều trị tại tuyến Bệnh viện Nhi Trung ương, khoảng tháng 1/2021 bệnh nhân bị nhồi m.áu não cấp. Với rất nhiều bệnh lý nền phức tạp như vậy nên tiên lượng trẻ rất nặng.
Bệnh Thalassemia hay còn gọi là bệnh tan m.áu bẩm sinh (TMBS), thiếu m.áu huyết tán là do tan m.áu di truyền. Bệnh có hai biểu hiện nổi bật là thiếu m.áu và ứ sắt trong cơ thể, nên bệnh nhân phải điều trị suốt đời, nếu không được điều trị thường xuyên, đầy đủ, sẽ có nhiều biến chứng làm bệnh nhân chậm phát triển thể trạng, giảm sức học tập, lao động.
Các bác sĩ chuyên khoa Nhi cho biết, bệnh thiếu m.áu huyết tán (Thalassemia), là tình trạng thiếu m.áu huyết tán di truyền hoặc bẩm sinh với dấu hiệu điển hình là thiếu m.áu.
Theo TS Bạch Quốc Khánh, Viện trưởng Viện Huyết học và Truyền m.áu Trung ương, Việt Nam hiện có khoảng 13 triệu người, tương đương 13% dân số, mang gene bệnh thiếu m.áu huyết tán.
Trong đó, tỷ lệ người dân đồng bào dân tộc miền núi chiếm tỷ lệ khá cao, từ 20- 40%. Mỗi năm có khoảng hơn 8.000 t.rẻ e.m sinh ra bị bệnh thiếu m.áu huyết tán, trong đó khoảng hơn 2.000 trẻ bị bệnh nặng. Cao Bằng cũng là một trong những địa phương có tỷ lệ trẻ bị mắc căn bệnh này cao.
Tỷ lệ người dân mang gene bệnh thiếu m.áu huyết tán ở vùng miền núi, đặc biệt là ở các đồng bào dân tộc thiểu số cao, một trong những nguyên nhân chính là do kết hôn cận huyết.
Theo báo cáo của ngành Y tế, hiện Việt Nam đã có những nỗ lực lớn song việc điều trị mới chỉ giúp cải thiện tốt cuộc sống của người bệnh chứ không thể chữa khỏi bệnh.
Chất lượng sống của các bệnh nhân bị thiếu m.áu huyết tán rất thấp, số t.ử v.ong lớn. Qua báo cáo, từ năm 2001 đến nay, có tới 20% bệnh nhân c.hết ở lứa t.uổi từ 6 – 7, nhiều em t.ử v.ong ở độ t.uổi 16- 17, hầu hết các bệnh nhân mắc bệnh nặng không có cơ hội xây dựng gia đình.
Bệnh diễn biến mạn tính và có nhiều biến chứng trên bệnh nhân điều trị kéo dài như: ứ đọng sắt, n.hiễm t.rùng, biến dạng xương, lách to, chậm phát triển, các bệnh lý của tim, trong đó biến chứng suy tim là một trong những nguyên nhân gây t.ử v.ong chính ở bệnh nhân thể nặng. Nguyên nhân là do ứ đọng sắt quá mức trong cơ tim, gây suy tim xung huyết và loạn nhịp tim.
Do đó, các chuyên gia khuyến cáo khi phát hiện trẻ mắc bệnh lý Thalassemia gia đình cần đến cơ sở y tế khám và điều trị bệnh. Xin ý kiến tư vấn của chuyên gia về chăm sóc và theo dõi trẻ tại gia đình. Từ đó giúp hạn chế tối đa những biến chứng của bệnh đem lại.
Kinh nghiệm của thế giới cho thấy, có thể phòng bệnh hiệu quả tới 90-95% bằng các biện pháp như tư vấn và khám sức khỏe trước hôn nhân để xác định xem cá nhân có mang gene bệnh hay không, từ đó giúp cho họ có sự lựa chọn đúng đắn về hôn nhân cũng như quyết định mang thai và sinh đẻ nhằm sinh ra những đứa con không mắc bệnh Thalassemia.
Để hạn chế tỷ lệ mắc cho con mình sau này, cách chuyên gia khuyến cáo, các cặp đôi nên thực hiện thăm khám t.iền hôn nhân để làm các xét nghiệm phát hiện bệnh Thalassemia trước khi quyết định kết hôn.
Nếu cả hai bố mẹ mang gen bệnh trước khi mang thai cần được tư vấn kỹ lưỡng để cân nhắc khi sinh con; nếu cả hai bố mẹ mang gen bệnh khi có thai nên được chẩn đoán và tư vấn từ bác sĩ khi thai được 12-18 tuần.
TS. Nguyễn Thị Thu Hà, Giám đốc Trung tâm Thalassemia, Viện Huyết học, Truyền m.áu Trung ương cho biết, hiện nay, các cặp vợ chồng mang gen Thalassemia có thể thụ tinh trong ống nghiệm và chẩn đoán Thalassemia trước chuyển phôi, đồng thời còn có thể lựa chọn phôi phù hợp HLA với anh/chị bị bệnh, để sau khi em bé ra đời sẽ có kế hoạch lưu trữ m.áu dây rốn phục vụ ghép tế bào gốc cho anh/chị.
“Trước khi mang thai, các cặp vợ chồng mang gen Thalassemia cần gặp bác sỹ chuyên khoa để được tư vấn lựa chọn phương pháp chẩn đoán trước sinh phù hợp”, bác sỹ Hà nêu.