Vaccine ngừa COVID-19 đang được xem là giải pháp tốt nhất để bệnh dịch này chấm dứt hoặc giảm nhẹ đi trên toàn thế giới. Với người bệnh ung thư thì sao, có nên chích vaccine này không?
Với bệnh nhân ung thư đang điều trị bằng thuốc, xạ trị, phẫu thuật có nên tiêm phòng vaccine COVID-19 không?
Vaccine ngừa COVID ở bệnh nhân ung thư
Nhiều bệnh nhân ung thư và người thân đang quan tâm, lo lắng về nguy cơ mắc COVID-19 cũng như việc tiêm vaccine ngừa COVID-19.
– Bệnh nhân ung thư có nên tiêm vaccine COVID-19 hay không?
– Hiệu quả phòng bệnh COVID-19 sẽ như thế nào?
– Vaccine có ảnh hưởng tới quá trình điều trị bằng xạ trị, bằng các thuốc hóa chất, nội tiết, thuốc nhắm đích, thuốc miễn dịch hay không?
Xin trả lời những câu hỏi trên qua bài viết dưới đây.
Bệnh nhân ung thư có nên tiêm vaccine COVID-19 không?
Bệnh nhân ung thư thường có hệ miễn dịch suy giảm, tình trạng dinh dưỡng và sức khỏe kém hơn do ảnh hưởng của bệnh ung thư và các phương pháp điều trị ung thư. Vì vậy, bệnh nhân ung thư nằm trong nhóm khuyến cáo tiêm phòng COVID-19, cũng như những người có bệnh nền khác.
Theo các giả thuyết trước đây về hiệu quả của vaccine ở người có hệ miễn dịch kém, hiệu quả của vaccine COVID -19 có thể giảm ở bệnh nhân đang bị ức chế/suy giảm miễn dịch. Tuy nhiên, trước những báo cáo cho thấy bệnh nhân ung thư thường có tiên lượng xấu hơn khi mắc COVID-19, nhiều chuyên gia khuyên người bệnh nên chích ngừa theo nguyên tắc “có tiêm chủng còn hơn không”. Trên thực tế, vaccine có thể làm giảm nhẹ triệu chứng hoặc giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh nếu mắc COVID-19. Đương nhiên, chích ngừa rồi vẫn cần tuân thủ khuyến cáo 5K để việc phòng bệnh luôn được tối ưu.
Bệnh nhân ung thư đang điều trị bằng thuốc, xạ trị, phẫu thuật có nên tiêm phòng vaccine COVID-19 không?
Bệnh nhân ung thư đang điều trị có thể được tiêm vaccine COVID-19, miễn là không có chống chỉ định hay dị ứng với bất cứ thành phần nào của thuốc.
Việc tiêm phòng thường không làm ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị ung thư nhưng cần lưu ý về THỜI ĐIỂM tiêm vaccine vì có nhiều tình huống và loại điều trị ung thư khác nhau. Bệnh nhân nên tìm hiểu tình huống của mình, xem qua các lời khuyên dưới đây và xác nhận lại với bác sĩ điều trị để việc tiêm chủng có hiệu quả cao nhất.
1. Đối với bệnh nhân đang dùng thuốc hoá trị thường quy (thuốc gây độc tế bào)
Mặc dù chưa có số liệu rõ ràng, chắc chắn để hỗ trợ cho việc đưa ra lời khuyên về thời điểm tiêm, các chuyên gia ung thư nói rằng nên tránh các thời điểm dưới đây.
Tránh tiêm đúng vào ngày truyền hóa chất . Các thuốc steroids dùng chung để giảm tác dụng phụ nôn/ói sẽ có thể làm giảm hiệu quả của vaccine. Tránh tiêm vào thời gian mà chỉ số bạch cầu suy giảm . Khả năng tạo kháng thể từ vaccine sẽ giảm khi số bạch cầu giảm ít. Tùy theo phác đồ mà thời gian chỉ số bạch cầu hạ thấp là khác nhau, có thể là 10 ngày sau hoặc 14 ngày sau khi truyền hóa trị. Bệnh nhân nên hỏi lại bác sĩ điều trị về điều này. Tránh tiêm vào thời gian mà chỉ số tiểu cầu suy giảm. Trong thời gian này, chức năng đông m.áu của bệnh nhân có thể suy giảm và việc tiêm vào cơ/bắp dễ phát sinh khối tụ m.áu ở vùng tiêm. Tùy theo phác đồ mà thời gian chỉ số tiểu cầu hạ thấp là khác nhau; bệnh nhân nên hỏi lại bác sĩ điều trị về điều này. Tránh tiêm trước ngày truyền thuốc 2-3 ngày. Việc tiêm vaccine có thể gây sốt trong vài ngày sau đó và như vậy sẽ ảnh hưởng tới liệu trình điều trị vì bác sĩ sẽ trì hoãn lượt truyền để theo dõi thêm.
Ngoài ra, cần lưu ý là sốt có thể xảy ra sau khi chích vaccine và có thể khó phân biệt với sốt suy giảm bạch cầu hoặc sốt do nguyên nhân khác. Vì thế, bệnh nhân nên có cách liên lạc với bệnh viện để hỏi thêm cách xử trí khi cần thiết.
2. Đối với bệnh nhân đang dùng các thuốc nội tiết
Các thuốc nội tiết như tamoxifen, anastrozol, letrozol, exemestane, thuốc kháng androgen thường được sử dụng trong ung thư vú và ung thư tuyến t.iền liệt. Bệnh nhân đang dùng các thuốc này vẫn có thể tiêm phòng vào bất cứ lúc nào mà không cần lo ngại ảnh hưởng đến hiệu quả của vaccine.
3. Đối với bệnh nhân đang dùng thuốc nhắm đích
Nói chung, bệnh nhân sử dụng thuốc đích không cần lưu ý về thời điểm tiêm vaccine. Tuy nhiên, sốt sau khi chích vaccine có thể khó phân biệt với sốt do tác dụng phụ gây viêm phổi của thuốc, nhất là những thuốc ức chế EGFR tyrosine kinase (tyrosine kinase inhibitor, TKI) hay dùng trong ung thư phổi. Vì thế, bệnh nhân nên có cách liên lạc với bệnh viện hoặc bác sĩ điều trị để hỏi thêm cách xử trí, tái khám khi cần thiết.
4. Đối với bệnh nhân đang dùng liệu pháp miễn dịch
Vì các thuốc ức chế điểm kiểm soát miễn dịch thường có thời gian bán hủy dài, hiệu quả và sự an toàn của tiêm chủng thường không bị ảnh hưởng bởi thời điểm chích ngừa. Bệnh nhân đang dùng liệu pháp miễn dịch có thể chích ngừa vào bất cứ lúc nào. Tuy nhiên, nếu được thì nên tránh tiêm trước ngày truyền thuốc 2-3 ngày. Việc tiêm vaccine có thể gây sốt trong vài ngày sau đó và như vậy sẽ ảnh hưởng tới liệu trình điều trị vì bác sĩ sẽ trì hoãn lượt truyền để theo dõi thêm.
Ngoài ra, sốt xuất hiện sau khi chích vaccine COVID-19 có thể khó phân biệt với sốt do tác dụng phụ gây viêm phổi của điều trị miễn dịch. Vì mỗi bệnh nhân có thể có nguy cơ viêm phổi khác nhau, nên có cách liên lạc với bệnh viện hoặc bác sĩ điều trị để hỏi thêm cách xử trí, tái khám khi cần thiết.
5. Đối với bệnh nhân đang xạ trị
Tùy vị trí xạ trị mà bệnh nhân có thể bị suy giảm bạch cầu. Tuy nhiên, khả năng này rất thấp nên bệnh nhân đang xạ trị có thể chích ngừa COVID-19 không cần gián đoạn quá trình điều trị.
6. Đối với bệnh nhân sắp phẫu thuật ung thư
Vì việc tiêm vaccine có thể gây sốt trong 24-48 giờ sau đó, cho nên các bác sĩ khuyên rằng nên tránh tiêm vaccine 2-3 ngày trước khi tiến hành phẫu thuật. Bệnh nhân có chỉ định cắt nách nên lên kế hoạch tiêm vaccine mũi đầu tiên ít nhất 2 tuần trước khi thực hiện phẫu thuật này.
7. Đối với bệnh nhân ung thư vú sắp phẫu thuật và nạo hạch nách
Vì việc tiêm vaccine ở cánh tay có thể làm sưng viêm hạch nách, bệnh nhân nên được tiêm vaccine ở tay đối diện với bên bị ung thư để các bác sĩ không bị lùng túng trước ca mổ vì khó phân biệt hạch sưng do ung thư hay sưng do tiêm chủng.
8. Đối với bệnh nhân cấy ghép tế bào gốc
Vì những bệnh nhân này thường dùng kèm nhiều thuốc hóa trị gây độc tế bào, bác sĩ thường sẽ cân nhắc tiêm chủng vào thời điểm số lượng bạch cầu đã hồi phục ở mức ổn định. Bệnh nhân nên thảo luận với bác sĩ điều trị để biết thời gian chích ngừa tốt nhất với mình.
9. Đối với bệnh nhân đã kết thúc điều trị, trong giai đoạn theo dõi định kỳ sau điều trị
Có rất nhiều tình huống đa dạng “sau điều trị”, tùy thuộc vào thời gian đã trải qua sau điều trị (vài tháng hay vài năm) và tình trạng sức khỏe hiện tại. Hướng dẫn tiêm chủng của các nước Âu Mỹ thường xem người vừa trải qua điều trị ung thư dưới 5 năm như người đang điều trị ung thư, tức họ vẫn thuộc diện cần được ưu tiên chích vaccine COVID-19. Những bệnh nhân đã qua 5 năm thường được xem là người đã vượt qua căn bệnh, có hệ miễn dịch bình thường mặc dù điều này vẫn còn tùy thuộc vào t.uổi tác hay các bệnh đi kèm. Nhật Bản khuyến cáo rằng bệnh nhân nên trao đổi với bác sĩ điều trị về việc chủng ngừa, mặc dù theo lý thuyết thì họ có thể tiêm chủng vào bất kỳ lúc nào, miễn là không có chống chỉ định hay dị ứng với bất cứ thành phần nào của vaccine.
Như vậy, nhìn chung bệnh nhân ung thư đều thuộc nhóm ưu tiên nên chích vaccine ngừa COVID-19 nhưng tiêm vào thời gian nào sẽ còn tùy vào loại điều trị và tình huống cụ thể. Các bác sĩ điều trị sẽ cân nhắc tình hình dịch bệnh tại mỗi địa phương, tình trạng bệnh ung thư và ảnh hưởng của việc tạm ngừng các phương pháp điều trị ung thư trên từng người bệnh cụ thể để quyết định nên tiêm vaccine ngay hay nên trì hoãn.
Người phụ nữ bị ung thư thể hiếm gặp
Nữ bệnh nhân 66 t.uổi được chẩn đoán ung thư biểu mô thần kinh nội tiết tại trực tràng giai đoạn 3. Sau khi cắt bỏ khối u, bà tiếp tục được hóa trị, xạ trị.
Thông tin do Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí (Quảng Ninh) cung cấp. Bệnh nhân là nữ, 66 t.uổi, trú tại huyện Thủy Nguyên, TP Hải Phòng. Ê-kíp tại khoa Phẫu trị – Xạ trị và Y học hạt nhân đã phẫu thuật điều trị ung thư biểu mô thần kinh nội tiết tại trực tràng cho bệnh nhân. Các bác sĩ đ.ánh giá đây là thể ung thư hiếm gặp tại trực tràng.
Khi bệnh nhân đến khám, các bác sĩ nội soi và phát hiện khối u ở trực tràng sùi loét chiếm gần hết chu vi trực tràng. Kết quả sinh thiết xác định đây là khối u ung thư. Trong quá trình phẫu thuật, các bác sĩ nhận thấy khối u lớn, xâm lấn ra ngoài thanh mạc và cả ruột thừa.
Mẫu bệnh phẩm trực tràng làm giải phẫu cho kết quả ung thư biểu mô thần kinh nội tiết tế bào lớn xâm nhập mạch, xâm lấn vào lớp cơ ruột thừa. Ảnh: BVCC.
Ê-kíp đã cắt bỏ đoạn trực tràng, ruột thừa, nạo vét hạch, làm miệng nối trực tràng thấp cho bệnh nhân.
Hậu phẫu, sức khỏe người bệnh ổn định, đại tiện bình thường. Bà sẽ tiếp tục được điều trị hoá trị, xạ trị bổ trợ.
Bệnh nhân cho biết trước khi tới khám bà bị đại tiện có lẫn m.áu, sau đó, bà được chẩn đoán mắc ung thư giai đoạn 3.
Giải phẫu sau cắt bỏ khối u cũng cho kết quả bệnh nhân bị ung thư biểu mô thần kinh nội tiết tế bào lớn xâm nhập mạch, xâm lấn qua thanh mạc, lớp cơ ruột thừa (Large cell Neuroendocrine carcinoma).
Theo các bác sĩ, khối u thần kinh nội tiết có nhiều loại, trong đó, 3 loại chính là pheochromocytoma, ung thư tế bào Merkel và ung thư biểu mô tế bào thần kinh nội tiết. Ung thư biểu mô thần kinh nội tiết bắt nguồn từ các tế bào sản xuất hormone của hệ thống thần kinh nội tiết.
Trong đó, ung thư biểu mô tế bào thần kinh nội tiết có thể xuất phát từ nhiều nơi khác trong cơ thể như phổi, não, đường tiêu hóa. Theo số liệu thống kê tại Mỹ, tỷ lệ mắc ung thư thần kinh nội tiết là 6,98/100.000 người.