Người bệnh tăng huyết áp cần tuân thủ dùng thuốc và thực hiện tốt 5K

Trong đại dịch COVID-19, đối với người bệnh tăng huyết áp cần tuân thủ dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ và tuân thủ tốt 5K để phòng ngừa dịch bệnh…

nguoi benh tang huyet ap can tuan thu dung thuoc va thuc hien tot 5k 847 5830786

Người bệnh cao huyết áp không nên tự ý dừng thuốc vì lo ngại COVID-19.

Các nhóm thuốc điều trị tăng huyết áp

Tăng huyết áp là bệnh mạn tính nên cần được theo dõi và điều trị lâu dài. Mục tiêu điều trị là đạt huyết áp mục tiêu và giảm tối đa nguy cơ tim mạch. Các thuốc huyết áp có rất nhiều loại, bao gồm:

– Thuốc lợi tiểu: Thuốc này giúp thận đào thải bớt lượng nước dư thừa và muối (natri) ra khỏi cơ thể. Từ đó giúp giảm lưu lượng m.áu đi qua lòng mạch và làm hạ huyết áp.

– Thuốc chẹn kênh canxi: Giúp chặn dòng ion canxi không cho chúng đi vào tế bào cơ trơn của các mạch m.áu, từ đó gây giãn mạch, làm giảm áp lực m.áu và giúp hạ huyết áp…

-Thuốc chẹn beta: Nhóm thuốc này giúp làm giảm nhịp tim và giảm sức co bóp của tim. Do đó tim sẽ bơm ra một lượng m.áu ít hơn vào động mạch sau mỗi nhịp đ.ập và làm giảm huyết áp.

– Thuốc ức chế men chuyển: Có tác dụng ức chế sản xuất angiotensin II (ACE) – một loại hormone có tác dụng làm co mạch m.áu và dẫn đến tăng huyết áp. Đây là nhóm thuốc được sử dụng nhiều do kiểm soát huyết áp tốt và ngăn ngừa suy tim do tăng huyết áp.

– Thuốc ức chế thụ thể angiotensin II (ARB) có tác dụng ức chế tác động co mạch của angiotensin II, nên làm giảm huyết áp. Thuốc ít có tác dụng phụ nhưng giá thành khá cao.

Với mỗi nhóm thuốc có một số đặc tính khác nhau, nên sẽ phù hợp với từng bệnh nhân khác nhau.

Uống thuốc huyết áp không làm tăng nguy cơ nhiễm COVID-19

nguoi benh tang huyet ap can tuan thu dung thuoc va thuc hien tot 5k 347 5830786

Cả 4 nhóm thuốc điều trị tăng huyết áp đều không làm tăng nguy cơ mắc COVID-19.

Khi dịch COVID-19 xảy ra, virus SARS-CoV-2 được chứng minh là liên kết với ACE2 trên các tế bào phổi, đây là bước đầu tiên để lây nhiễm. Điều này đã dẫn đến những lo ngại cho rằng các chất ức chế men chuyển và ức chế thụ thể angiotensin – ARB, trị tăng huyết áp có thể làm tăng khả năng mắc bệnh hoặc làm xấu đi quá trình điều trị đối với bệnh nhân COVID-19.

Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu đã khẳng định không tìm thấy mối liên hệ giữa cả bốn nhóm thuốc trị tăng huyết áp (thuốc ức chế men chuyển angiotensin, thuốc ức chế thụ thể angiotensin (ARB), thuốc chẹn beta hoặc thuốc chẹn kênh canxi) và nguy cơ tăng khả năng nhiễm SARS-CoV-2.

Do vậy, Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (AHA) khuyến cáo, người mắc bệnh tăng huyết áp, suy tim… không được ngừng dùng thuốc ức chế men chuyển angiotensin (ACE) hoặc thuốc ức chế thụ thể angiotensin (ARB) bởi những loại thuốc này không làm tăng nguy cơ mắc COVID-19.

Đối với người bị tăng huyết áp, quan trọng nhất cần làm là kiểm soát chỉ số huyết áp và cần tuân thủ chặt chẽ quy trình điều trị. Vì vậy, thuốc rất quan trọng trong việc duy trì mức huyết áp để giảm nguy cơ đau tim, đột quỵ và giảm mức trầm trọng của bệnh. Việc dừng hoặc thêm thuốc sẽ do bác sĩ quyết định, người bệnh không nên tự ý. AHA cũng khuyến cáo, những người bị tăng huyết áp và bệnh tim cần được kiểm soát và duy trì sức khỏe tốt. Nên có đủ thuốc theo đơn trong một thời gian nhất định và quan trọng là thông báo ngay với bác sĩ khi có những triệu chứng bất thường.

Cần làm gì để hạn chế nguy cơ

Người bệnh tăng huyết áp và các vấn đề sức khỏe khác có hệ thống miễn dịch kém sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm COVID-19 cao hơn. Ngoài ra quá trình lão hóa cũng làm suy yếu hệ miễn dịch của cơ thể, tạo điều kiện cho virus xâm nhập dễ dàng hơn.

Việc sử dụng thuốc và thay đổi lối sống mang lại sự kết hợp hiệu quả để ngăn ngừa hoặc giảm thiểu các vấn đề hoặc bệnh lý mà huyết áp cao có thể gây ra. Bên cạnh đó là bảo vệ bản thân trước các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng bao gồm tăng huyết áp có tầm quan trọng đặc biệt trong việc phòng ngừa COVID-19.

Tổ chức Y tế Thế giới cũng đã đưa ra lời khuyên những người mắc tăng huyết áp nói riêng và các vấn đề sức khỏe khác nói chung cần hết sức cảnh giác với virus SARS-CoV-2. Nên hạn chế tiếp xúc với người khác ở mức tối đa, thường xuyên đeo khẩu trang và rửa tay bằng xà phòng và cần đảm bảo sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp đều đặn, hàng ngày.

Thông tin cho rằng sử dụng thuốc hạ huyết áp làm tăng nguy cơ nhiễm COVID-19 là chưa được kiểm chứng. Do đó, không nên dừng hoặc thay đổi loại thuốc hạ huyết áp đang dùng. Bởi việc này có thể gây nguy hiểm và làm huyết áp khó kiểm soát hơn, tăng khả năng gặp phải biến chứng như đau tim, đột quỵ…

Đề phòng bất lợi khi dùng cefalexin trị viêm họng

Tôi bị viêm họng, sốt, ho… đi khám bác sĩ kê đơn dùng kháng sinh cephalexin. Hiện tôi lại đang dùng thuốc huyết áp. Xin hỏi khi dùng thuốc này có cần lưu ý gì?

Nguyễn Thị Thơm (Hưng Yên)

Cefalexin là thuốc kháng sinh uống, nhóm cephalosporin thế hệ 1, được dùng điều trị nhiều bệnh nhiễm khuẩn trong đó có viêm họng. Bạn đã đi khám và được bác sĩ kê đơn, hãy yên tâm dùng thuốc theo chỉ định, dùng đủ thời gian (thông thường từ 5- 10 ngày, tùy vào từng trường hợp cụ thể) và tái khám đúng hẹn (nếu có). Tuy nhiên, khi dùng thuốc cần lưu ý một số điều sau:

Nếu bạn đã bị dị ứng với thuốc, hoặc với bất kỳ kháng sinh nào, cần thông báo cho bác sĩ biết khi khám bệnh. Bác sĩ sẽ cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ, lựa chọn thuốc dùng phù hợp. Vì cefalexin không dùng cho người bệnh có t.iền sử dị ứng với kháng sinh nhóm cephalosporin, t.iền sử phản vệ do penicillin…

de phong bat loi khi dung cefalexin tri viem hong 40f 5763563

Nôi mày đay là môt bât lơi do thuôc gây ra.

Một số bất lợi do thuốc có thể xảy ra với các biểu hiện mà người bệnh dễ nhận biết như: tiêu chảy, buồn nôn, nổi ban mày đay, ngứa hoặc đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi, đau bụng… Nếu xảy ra, bạn cần liên hệ với bác sĩ điều trị hoặc tới ngay cơ sở y tế để được tư vấn, hướng dẫn và xử lý thích hợp. Vì có những tác dụng phụ của thuốc nguy hiểm khó lường nếu không được can thiệp kịp thời.

Cefalexin có thể tương tác bất lợi với các thuốc điều trị khác. Bạn đang dùng thuốc trị tăng huyết áp, cũng cần lưu ý tới sự tương tác bất lợi khi dùng 2 thuốc cùng lúc trở lên. Cephalosporin nói chung và cefalexin nói riêng nếu dùng cùng các thuốc lợi tiểu (một thuốc dùng trị tăng huyết áp) có thể ảnh hưởng xấu tới chức năng thận. Không rõ bạn đang dùng thuốc huyết áp nào, nhưng về nguyên tắc, khi người bệnh đang dùng bất kỳ loại thuốc nào đều nên thông báo cho bác sĩ biết. Điều này sẽ giúp bác sĩ kê đơn có thể tránh, hạn chế hoặc có giải pháp khắc phục nếu 2 thuốc đó tương tác bất lợi với nhau.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *