Bất ngờ nhận kết quả ung thư tuyến t.iền liệt dù đang khỏe mạnh, cảnh báo dấu hiệu dễ bỏ qua

Ông N.V tự nhận mình khỏe mạnh, không có biểu hiện gì nhưng đi khám không hiểu sao nhận kết quả ung thư tuyến t.iền liệt giai đoạn cuối. Nghe lời giải thích của bác sĩ, ông mới biết các dấu hiệu gặp phải nhưng lại bỏ qua.

Ông N.V, 84 t.uổi ở Hà Nội cho biết, mấy năm ông luôn giữ mức cân nặng ổn định. Vào năm ngoái ông giảm cân nhiều, gia đình mới đưa đi kiểm tra. Vào bệnh viện nội soi dạ dày, có xét nghiệm nhưng kết luận mọi thứ đều tốt. Khi bị đau hông, lưng ông vào viện điều trị 10 ngày. Về nhà một thời gian, ông bị mệt, nổi hạch ở cổ nên vào bệnh viện Ung bướu Hà Nội. Kết quả sinh thiết khẳng định ông mắc ung thư tuyến t.iền liệt giai đoạn IV. Đến giờ, ông vẫn không tin vào sự thật này dù đang uống thuốc điều trị bệnh.

Bản thân ông V luôn nhận mình là người có sức khỏe tốt. Ông băn khoăn vì không thấy cơ thể có gì bất thường, đi tiểu bình thường, không ra m.áu. Ông cũng không thấy tiểu buốt, tiểu rắt và ăn uống cũng rất ngon miệng mà lại mắc ung thư giai đoạn cuối khi vẫn khỏe mạnh.

bat ngo nhan ket qua ung thu tuyen tien liet du dang khoe manh canh bao dau hieu de bo qua f2b 5822920

Ảnh minh họa

Trước băn khoăn của bệnh nhân, TTND.TS.BSCC Hoàng Văn Tuyết – Trưởng khoa Khám bệnh (BVĐK Phương Đông) – nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương cho biết, có rất nhiều người cũng bất ngờ khi khỏe mạnh và không có dấu hiệu gì mà lại bị ung thư. Ung thư chính là vậy, nhiều khi không có dấu hiệu gì nhưng bệnh đã tiến triển. Bởi vậy mà đòi hỏi mọi người cần phải đi thăm khám sức khỏe, tầm soát ung thư sớm là vậy.

Ung thư t.iền liệt tuyến trước kia ở nước ta ít gặp nhưng thời gian gần đây số lượng mắc ngày càng nhiều hơn. Điều này là nhờ tiếp cận các hệ thống máy móc y khoa hiện đại áp dụng trong công tác điều trị cũng như trong chẩn đoán bệnh sớm. Chẳng hạn như chụp cộng hưởng từ, xét nghiệm tầm soát sớm ung thư như làm xét nghiệm định lượng PSA tự do, PSA toàn phần, sinh thiết hạch cổ…

Riêng ung thư t.iền liệt tuyến diễn biến âm thầm. Đa phần các trường hợp chỉ phát hiện khi bệnh đã có những dấu hiệu di căn, còn tại chỗ không có dấu hiệu. Ung thư t.iền liệt tuyến có tới 70-80% được phát hiện đôi khi là từ hạch di căn ở nơi nọ nơi kia. Đôi khi là bệnh di căn ở phổi, bụng, đặc biệt là hướng di căn đến xương là chủ đạo. Có những người chỉ đau xương đùi, đau hông, đau lưng… đi khám và làm các xét nghiệm cho thấy tổn thương, tổn thương ung thư. Với trường hợp như ông V, đau lưng là dấu hiệu phản ánh chiếm 80% chẩn đoán ban đầu ung thư tuyến t.iền liệt.

BS Tuyết cũng cho biết, với ung thư t.iền liệt tuyến quan trọng nhất là lúc phát hiện còn khi phát hiện điều trị tiên lượng tốt. Mổ bỏ, uống thuốc, một tháng đi kiểm tra một lần rất tích cực… Như trường hợp của ông V bệnh đã ở giai đoạn 4 là đúng vì đã có dấu hiệu đau lưng, di căn hạch. Giai đoạn 4 là giai đoạn cuối của các loại ung thư nhưng với ung thư tuyến t.iền liệt vẫn còn tiên lượng tốt.

Theo bác sĩ, dấu hiệu ban đầu của bệnh ung thư tuyến t.iền liệt mà nhiều người cảm nhận được nhưng cũng dễ bỏ qua nhất là đau lưng. Khi phát hiện bệnh, có tới 80-90% người bệnh đều có dấu hiệu này. Ngoài ra, một số dấu hiệu mọi người không nên chủ quan để phát hiện sớm bệnh ung thư t.iền liệt tuyến như sau: Giảm cân nhiều, đau lưng, hông; Tiểu đau buốt hoặc rát, đôi khi bí đái; Có m.áu trong nước tiểu; tiểu đêm…

Ở người lớn t.uổi những vấn đề như tiểu khó khăn, bí tiểu…, thậm chí tiểu ra m.áu cũng hay gặp và không phải lúc nào cũng là dấu hiệu ung thư tuyến t.iền liệt. Bởi vậy mà nhiều người chủ quan. Để phát hiện bệnh sớm giúp điều trị tốt, mọi người cần chú ý tới các dấu hiệu này và đi khám kịp thời.

‘Tôi mắc ung thư giai đoạn cuối dù vẫn khỏe mạnh’

Người đàn ông ở Hà Nội tự nhận mình khỏe mạnh, không thấy cơ thể có dấu hiệu bất thường. Kết quả ung thư giai đoạn cuối khiến ông bất ngờ.

Tại hội thảo Chăm sóc sức khỏe toàn diện – Thời 4.0 diễn ra ngày 23/4 ở Hà Nội, ông N.V.V. (84 t.uổi, ở Hà Nội) chia sẻ cách đây 2 tháng, ông đã có kết quả sinh thiết của Bệnh viện Ung bướu Hà Nội khẳng định mắc ung thư tuyến t.iền liệt giai đoạn IV. Dù đã uống thuốc điều trị được 2 tháng, ông vẫn không tin được điều này.

Nam bệnh nhân tự nhận bản thân là người có sức khỏe tốt. Năm năm gần đây, cân nặng của ông luôn ổn định ở mức 66 kg. Bắt đầu từ năm ngoái, ông thấy cơ thể giảm cân nhiều, còn 58 kg, nhưng chủ quan không kiểm tra. Sau đó, con trai khuyên nên ông đến một bệnh viện tư gần nhà để khám. Bác sĩ không phát hiện bất thường.

Ông tiếp tục đi khám khi bị đau ở hông. Sau 10 ngày nằm viện, người đàn ông này thấy hết đau nên được xuất viện. Tuy nhiên, sau đó một tuần, ông V. thấy cơ thể mệt mỏi, không ăn được, nổi 2 hạch ở cổ. Nam bệnh nhân đi khám tại Bệnh viện Ung bướu Hà Nội mới biết mình mắc ung thư.

toi mac ung thu giai doan cuoi du van khoe manh 06e 5725419

Ung thư tuyến t.iền liệt thường diễn biến âm thầm, khó phát hiện. Ảnh: Getty Images.

“Trước đó, tôi không thấy cơ thể có gì bất thường, đi tiểu bình thường, không ra m.áu. Tôi cũng không tiểu rắt, tiểu buốt. Tôi mắc ung thư giai đoạn cuối dù vẫn khỏe mạnh, không có triệu chứng. Tại sao lại như thế?”, ông V. đặt câu hỏi.

Giải đáp thắc mắc này, tiến sĩ, bác sĩ Hoàng Văn Tuyết, nguyên Phó giám đốc Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương, Hà Nội, nói: “Ung thư t.iền liệt tuyến diễn tiến rất âm thầm kín đáo. Phần lớn trường hợp mắc chỉ phát hiện ra khi bệnh đã di căn đến nơi khác. Khi bệnh còn khu trú, thường không có dấu hiệu gì”.

Theo bác sĩ này, đa số ung thư t.iền liệt tuyến được phát hiện từ hạch, di căn ở phổi, bụng. Đặc biệt, ung thư tuyến t.iền liệt thường di căn đến xương.

“Nhiều người chỉ đau lưng, xương đùi, hông, đi khám bệnh, chụp phim, xét nghiệm thì phát hiện tổn thương ung thư. Ung thư chính là như thế, dù không có dấu hiệu, bệnh vẫn tiến triển”, tiến sĩ Tuyết nói.

Theo ghi nhận của Globocan, tại Việt Nam, năm 2018 chỉ phát hiện 3.959 ca mắc ung thư tuyến t.iền liệt mới, nhưng có tới 1873 ca t.ử v.ong do bệnh lý này. Điều này có thể được giải thích là việc tầm soát ung thư tuyến t.iền liệt tại Việt Nam chưa được quan tâm đúng mức, do đó, các ca mắc mới đa phần ở giai đoạn muộn nên tỷ lệ t.ử v.ong còn cao.

Theo các chuyên gia, để giải quyết vấn đề này, người dân cần có ý thức hơn trong việc chủ động đến cơ sở y tế để khám tầm soát định kỳ.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *