Trong tôm có chứa cholesterol nên nhiều người băn khoăn việc giảm cân có nên thêm tôm vào chế độ ăn hay không. Nếu so với thịt gà thì thực phẩm nào tốt cho việc giảm cân hơn?
“Tôm có bao nhiêu calo?”, “Ăn tôm có béo không?”, “Tôm có lợi gì cho sức khỏe?”, “Ăn tôm có làm tăng cân không?”, “Cơm rang tôm có tốt cho việc giảm cân không?”, “Tôm có tốt cho sức khỏe hơn thịt gà không? ” … Nếu bạn đang muốn lên một chế độ giảm cân khoa học và cân bằng thì đừng bỏ qua các thông tin dưới đây nhé!
Giá trị dinh dưỡng trong 100g tôm
Để trả lời cho câu hỏi “Ăn tôm có béo không?” thì đầu tiên bạn cần xác định được trong tôm có chứa bao nhiêu kcal. Theo ước tính thì cứ 100 gram tôm nấu chín sẽ có:
– 99,2 kcal
– 24g peotein
– 0,3g chất béo
– 0,2g carbohydrate
Ngoài ra trong tôm cũng có chứa nhiều các khoáng chất khác nhau như: Canxi, Magie, Phốt-pho, Kali, Selen, Natri, Kẽm,…
Vậy tôm có phải là lựa chọn tốt để giảm cân không?
Với những người đang thắc mắc “Ăn tôm có giảm cân không” hay “Tôm có tốt cho việc giảm cân không” – thì câu trả lời là: Nếu được chế biến đúng cách và tiêu thụ với lượng vừa phải thì tôm là một lựa chọn tuyệt vời cho chế độ ăn giảm cân.
Như bạn có thể thấy trong tôm có khá ít calo và rất giàu protein nên tôm có thể trở thành lựa chọn phù hợp nếu bạn đang theo chế độ ăn giàu protein. Và cũng có thể trở thành một thực phẩm cho chế độ ăn ít carb chẳng hạn như Keto.
Ngoài ra, tôm có ít chất béo và hầu hết là các chất béo không bão hòa nên lượng chất béo trong tôm không đủ để có thể tác động mạnh mẽ tới mức cholesterol của bạn, nhất là khi tiêu thụ với lượng tí hoặc vừa phải.
Do đó, nếu đang muốn kiểm soát lượng chất béo và vẫn đảm bảo sức khỏe thì bạn có thể tham khảo các món ăn với tôm. Hơn nữa, nhờ giàu khoáng chất thiết yếu nên tôm có thể giúp bạn no lâu hơn đồng thời ngăn ngừa sự thiếu hụt các chất dinh dưỡng mà lượng calo bạn nạp vào vẫn ở mức thấp. Điều này quả thực cần thiết khi đang cần quản lý cân nặng đúng không?
Tuy nhiên, có một số lý do khiến tôm cũng có thể không tốt cho việc giảm cân:
– Nếu bạn duy trì chế độ ăn nhiều protein và quá ít carbs trong thời gian dài có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe khác nhau chẳng hạn như gia tăng nguy cơ bị loãng xương do tiêu hóa quá nhiều protein sẽ giải phóng acid vào m.áu. Cơ thể của bạn lại trung hòa các acid này bằng canxi (có thể được lấy ra từ xương trong trường hợp cần thiết).
Hoặc ăn quá nhiều chất đạm cũng khiến bạn dễ bị bệnh thận hơn do phải làm việc liên tục. Bởi vậy, với những người khỏe mạnh thì chế độ ăn này có thể không gây ra quá nhiều ảnh hưởng nhưng nếu bạn đang bị tiểu đường hay thận thì cần theo dõi lượng protein hàng ngày để thận không bị quá tải.
Việc tự tiêu hao carbohydrate cũng có thể ảnh hưởng đến não và cơ bắp, vốn cần glucose (nhiên liệu đến từ việc tiêu hóa carbs) để hoạt động hiệu quả.
– Các món như tôm chiên không tốt cho sức khỏe. Những món ăn nhiều calo này có thể khiến bạn tăng thêm một vài cân – đặc biệt là khi ăn một lượng lớn.
Tôm so với thịt gà thì thực phẩm nào tốt cho việc giảm cân hơn?
Cả tôm và gà đều có những mặt tốt và không tốt đối với sức khỏe. Tùy thuộc vào cách mà bạn chế biến và bạn sẽ tiêu thụ bao nhiêu. Nếu so sánh một phần cánh gà chiên giòn và một vài con tôm hấp thì tôm hấp hẳn là sẽ tốt cho sức khỏe và việc giảm cân hơn rồi.
Và ngược lại, ức gà hấp lại tốt cho sức khỏe hơn một vài con tôm tempura.
Tóm lại, bạn hoàn toàn có thể giảm cân bằng tôm với điều kiện là tiêu thụ một lượng vừa phải và nâuí đúng cách. Ngoài ra thì tôm cũng có nhiều tác dụng tốt đối với sức khỏe như tăng cường chức năng tim mạch, tăng cường sức khỏe thể chất và chống lão hóa.
Lưu ý khi ăn tôm
Mặc dù có lợi nhưng bạn vẫn cần lưu ý một số vấn đề sau khi ăn tôm:
– Tuyết đối không uống hay ăn các loại thực phẩm giàu vitamin C trước và sau khi ăn tôm.
– Không ăn đầu tôm, chỉ đen ở thân tôm vì có chứa nhiều kí sinh trùng.
– Nếu ăn tôm thấy da bị mẩn đỏ, khó thở,… có thể là dấu hiệu dị ứng; bạn không nên tiếp tục ăn.
– Trong vỏ tôm mặc dù có chứa canxi nhưng không cao; không cần thiết phải ăn cả vỏ tôm vì ăn không đúng cách có thể bị hóc, nhất là đối với các loại tôm lớn, vỏ dày.
“Ăn đong từng bữa” sao cho đúng để giảm cân?
Tôi muốn hỏi, làm sao để có thể ước lượng được bao nhiêu thực phẩm là đủ và cân đối cho bữa ăn của mình. Nếu mỗi bữa ăn lại phải cân xem mình ăn bao nhiêu cơm, bao nhiêu thịt, bao nhiêu cá… thì phức tạp quá, thưa bác sĩ?
Hà Huyền Anh (TP.HCM)
Ảnh minh họa
Đối với người bình thường, cơ bản thì bạn hãy cân đo đong đếm cơ thể của bạn trước, vì đưa chất dinh dưỡng vào phải phù thuộc vào tình trạnh dinh dưỡng trước đã.
Bạn nên tính mức BMI (chỉ số khối cơ thể) – nếu bạn ở mức bình thường từ 18.5 – 23 thì tình trạng dinh dưỡng của bạn tương đối bình thường.
Với các tình trạng dinh dưỡng và cơ thể bình thường thì có nghĩa là chế độ dinh dưỡng của bạn đang ổn định, bạn chỉ cần duy trì chế độ ăn hợp lý, không cần cân đo đong đếm lượng thức ăn quá mức.
Tuy nhiên, nếu BMI đang trên 23 dưới 25 thì chúng ta đang nguy cơ thừa cân. Lời khuyên của bác sĩ là bớt các thực phẩm giàu béo như đồ chiên, xào ăn các thức ăn được chế biến kho, thịt nạc… như vậy là giảm bớt nguồn năng lượng từ béo.
Thứ hai là giảm bớt các thức ăn tinh bột đường, nếu bạn uống cà phê thì không cho thêm đường hoặc chỉ cho rất ít, các đồ ăn từ cơm, nếp xôi thì chúng ta phải bớt đi.
Với khẩu phần mỗi bữa ăn 2 chén cơm đầy thì được cho là nhiều rồi, do đó cần phải cắt bớt 50%. Giảm bớt các thức ăn ngọt như chè, kẹo bánh. Và mỗi bữa ăn cố gắng ăn vừa bụng, không ăn quá no, đảm bảo cung cấp các vitamin, khoáng chất từ rau củ quả, trái cây.
Nếu muốn áp dụng một chế độ ăn giảm cân hay bất kỳ các phương pháp giảm cân nào khác thì bạn nên đến tìm sự tư vấn của chuyên gia để có phương pháp đúng, đảm bảo sức khỏe.