Một trong những bí quyết sống lâu của người Nhật là uống trà vì nó chứa nhiều chất chống oxy hoá có tác dụng chống lại gốc tự do. Tuy nhiên, nếu cứ giữ 3 thói quen uống trà này, lợi đâu không thấy mà chỉ thấy hại thận.
Trà đã được nhiều nghiên cứu lâm sàng chứng minh rằng uống lâu dài có rất nhiều lợi ích cho cơ thể. Nó không chỉ giúp nâng cao khả năng miễn dịch mà còn có tác dụng hỗ trợ giảm cân, chống lão hóa hiệu quả, thậm chí một số loại trà còn mang đến lợi ích chống ung thư. Uống trà cũng là một trong những bí quyết sống lâu của người Nhật.
Tuy nhiên, để có được những lợi ích này, trà phải được uống đúng cách. Nếu bạn phạm phải 3 thói quen xấu này khi uống trà, nó không những không mang lại lợi ích sức khỏe mà còn gây hại cho thận cực lớn, tốt nhất nên tránh xa.
1. Uống trà mạnh (đặc) thường xuyên
Trong cuộc sống, nhiều người thích kéo dài thời gian ngâm khi pha trà, như vậy trà sẽ trở nên thật đặc. Tuy nhiên, uống trà đậm đặc không chỉ gây hại cho dạ dày mà còn có thể ảnh hưởng đến chức năng của thận.
Trà chứa nhiều theophylline và polyphenols có thể kích thích cơ thể sau khi uống. Trà có nồng độ càng cao (càng đậm đặc) thì tác dụng kích thích càng rõ, đồng thời có thể làm tăng gánh nặng chuyển hóa cho thận, lâu ngày sẽ gây hại cho thận.
Ngoài ra, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng uống trà đậm đặc có thể làm trầm trọng thêm bệnh cao huyết áp, bệnh tim, tiểu đường, viêm thận, viêm gan và các bệnh khác. Vì vậy, khi pha trà, bạn cần chú ý đến thời gian ngâm trà, không nên ngâm lâu để trà đậm hơn.
2. Uống trà khi bụng đói
Thông thường, mọi người uống trà sau bữa ăn bởi uống trà khi bụng đói có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của thận.
Trà chứa nhiều caffeine hơn, có thể gây kích ứng cho cơ thể con người. Đặc biệt ở trạng thái cơ thể khi đói bụng, nó rất dễ thúc đẩy quá trình tiểu tiện và làm tăng khối lượng công việc trao đổi chất của thận. Người uống trà lúc đói trong thời gian dài sẽ gây tổn thương cho dạ dày và thận nghiêm trọng.
Vì vậy, hãy chú ý thời điểm uống trà, không nên uống trà khi bụng đói để không ảnh hưởng đến sức khỏe.
3. Uống trà để qua đêm sẽ làm tổn thương thận
Tuy trà có vị hơi đắng nhưng thực chất trong trà có chứa nhiều đường và đạm, những thành phần này dễ trở thành nơi tập trung, sinh sôi của vi khuẩn, nấm mốc. Sau khi vi khuẩn phát triển và sinh sôi qua đêm, các chất độc hại do vi khuẩn chuyển hóa cũng được hòa tan trong nước trà.
Vì vậy, một tách trà như vậy không những không có tác dụng chăm sóc sức khỏe mà còn gây hại. Nếu chức năng trao đổi chất của cơ thể con người không tốt, các chất chuyển hóa của vi khuẩn sẽ gây ra những tổn thương cho nhiều cơ quan trong cơ thể.
Nguồn và ảnh: Sohu, Eat This
Thời điểm uống trà không có lợi cho người lớn t.uổi
Trà là thức uống rất tốt cho sức khỏe, nhưng nếu uống không đúng thời điểm sẽ phản tác dụng. Các nhà khoa học Ireland mới đây cho biết việc uống trà trong lúc dùng bữa có thể phá hoại khả năng hấp thụ một số dưỡng chất nhất định ở người lớn t.uổi.
Kết luận này được họ đưa ra sau khi xem xét chế độ ăn uống của hơn 630.000 người trên 65 t.uổi, gồm một nhóm vẫn sống khỏe mạnh và có thể sinh hoạt độc lập và một nhóm mắc bệnh mãn tính cần được chăm sóc thường xuyên. Các đối tượng được kiểm tra khả năng dung nạp 10 dưỡng chất gồm: đạm (prôtêin), tinh bột – đường (carb), chất xơ, chất béo, vitamin B, vitamin C, vitamin D, canxi, sắt và kẽm.
Các chuyên gia phát hiện việc uống trà đậm trong lúc dùng bữa ăn đã làm rối loạn khả năng hấp thụ sắt và kẽm của cơ thể. Vì vậy, người cao t.uổi chỉ nên uống trà trong thời gian giữa các bữa ăn chính, đồng thời đảm bảo bổ sung nước đầy đủ cho cơ thể (từ các nguồn thực phẩm) với số lượng khuyến nghị là 1,6 lít/ngày với nữ và 2 lít/ngày với nam.
Ngoài ra, các tác giả còn khuyến nghị những người cao t.uổi thừa cân nhưng ít có nguy cơ tim mạch tránh theo đuổi chế độ ăn kiêng giảm cân vì điều này có thể dẫn đến mất cơ – tình trạng dễ gây suy nhược cơ thể. Thay vào đó, người cao t.uổi cần theo đuổi chế độ ăn chứa loại carb giàu chất xơ và giảm tiêu thụ đường, muối, “nạp” đủ vitamin D hằng ngày.