Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ vừa cho biết, cơ quan này có kế hoạch bổ sung cảnh báo các trường hợp viêm tim hiếm gặp ở các thanh thiếu niên sau khi tiêm vaccine ngừa Covid-19 của hãng dược Pfizer/BioNTech và Moderna.
Các nhóm Cố vấn của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) đã nhóm họp để thảo luận các báo cáo về các trường hợp viêm tim sau khi tiêm chủng ở lứa t.uổi thanh thiếu niên cũng như mức độ nghiêm trọng của các trường hợp.
Theo số liệu thống kê tại Mỹ, hầu hết các trường hợp xuất hiện viêm tim sau khi tiêm vaccine là nam thanh niên dưới 30 t.uổi. Tuy nhiên, các nhóm này vẫn khẳng định, lợi ích của các loại vaccine này đã rất rõ ràng và lớn hơn nhiều những rủi ro, tác dụng phụ của nó.
FDA Mỹ xem xét thêm triệu chứng viêm tim là tác dụng phụ của vaccine Pfizer/BioNTech và Moderna
Ngay sau khi thông tin được đưa ra, cổ phiếu của hãng dược Moderna đã giảm 4,2%; còn hãng Pfizer giảm 1,4%.
Trong khi cơ quan Y tế Mỹ, với các bác sĩ dịch tễ hàng đầu đưa ra tuyên bố, các tác dụng phụ “viêm tim” sau khi tiêm 2 loại vaccine trên là “cực kỳ hiếm” và họ vẫn khuyến khích những người trên 12 t.uổi tiêm chủng đầy đủ.
Hiện, biến thể virus SARS-CoV-2 đang lây lan mạnh tại Mỹ khiến cho những người trẻ t.uổi tại Mỹ có nguy cơ cao mắc Covid-19. Chính quyền Mỹ đang “ra sức” kêu gọi người dân đi tiêm chủng.
Trước đó, hồi đầu tháng 6, Bộ Y tế Ixraen (Israel) cũng báo cáo có những trường hợp tiêm vaccine Pfizer bị viêm tim, tập trung phần lớn ở nhóm nam thanh niên từ 12-24 t.uổi và chủ yếu là người tiêm mũi thứ 2./.
Bệnh nhân ung thư có phản ứng miễn dịch tốt khi tiêm vaccine COVID-19
Khoảng 90% bệnh nhân ung thư có đủ kháng thể virus SARS-CoV-2 sau khi tiêm chủng.
Nhân viên y tế điều trị cho bệnh nhân COVID-19 tại bệnh viện ở Vũ Hán, Trung Quốc. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo trang mạng CIDRAP News, trong hai nghiên cứu vừa mới được xuất bản gần đây trên tập san học thuật JAMA Oncology về COVID-19 và bệnh nhân ung thư, các nhà khoa học đều nhận thấy các bệnh nhân có phản ứng miễn dịch tốt khi được tiêm vaccine ngừa COVID-19 của hãng Pfizer/BioNTech.
Trong nghiên cứu của Israel, nhóm khoa học thuộc bệnh viện Beilinson ở thành phố Petah Tikva đã so sánh độ nhạy huyết thanh virus SARS-CoV-2 ở 102 bệnh nhân trưởng thành đang điều trị liệu pháp tiêm tĩnh mạch đối với khối u với 78 người khỏe mạnh khác từ ngày 22/2 đến ngày 15/3/2021.
Cả hai nhóm đều được kiểm tra độ nhạy huyết thanh sau khi hoàn thành đủ 2 liều vaccine ít nhất 12 ngày. Độ t.uổi trung bình của nhóm bệnh nhân ung thư tham gia nghiên cứu là 66 t.uổi, trong đó có 57% là nam giới. Các khối u phổ biến nhất là đường tiêu hóa (28%), phổi (25%) và vú (18%).
Kết quả nghiên cứu cho thấy 90% bệnh nhân ung thư có đủ kháng thể trước virus SARS-CoV-2. Tuy nhiên, độ bền và thời gian miễn dịch đối với vaccine Pfizer ở bệnh nhân ung thư cũng như ý nghĩa của chúng trong khả năng bảo vệ cơ thể trước COVID-19 vẫn chưa được xác định.
Các nhà nghiên cứu giải thích: “Phản ứng miễn dịch tế bào ở bệnh nhân ung thư bị hạn chế, điều này có thể làm cơ sở cho việc giảm phản ứng của họ với vaccine và có thể khiến họ mẫn cảm hơn so với những người khỏe mạnh, ngay cả khi có đủ lượng kháng thể. Nó cũng có thể dẫn đến độ bền của lớp bảo vệ bị suy giảm”.
Tuy nhiên, các tác giả gợi ý tiêm vaccine ngừa COVID-19 có thể làm giảm bớt nỗi sợ hãi và căng thẳng cho bệnh nhân ung thư và những người chăm sóc họ, đồng thời cho phép bệnh nhân ung thư cảm thấy an toàn khi đang được chăm sóc tại các trung tâm y tế.
“Phát hiện của chúng tôi cho thấy việc tiêm ngừa COVID-19 cho những bệnh nhân như vậy trong quá trình điều trị ung thư dưới bất kỳ hình thức nào nên được ưu tiên hàng đầu. Tuy nhiên, cho đến khi mối tương quan giữa mức độ kháng thể và khả năng bảo vệ được thiết lập, bệnh nhân ung thư, giống như những người dân khác, nên tiếp tục đeo khẩu trang và thực hiện giãn cách xã hội”, các tác giả kết luận.
Nghiên cứu thứ hai do các nhà khoa học thuộc Bệnh viện Trung tâm Ung thư Quốc gia ở Tokyo thực hiện tiến hành đo tỷ lệ huyết thanh virus SARS-CoV-2 ở 500 bệnh nhân ung thư và 1.190 nhân viên y tế từ 16 t.uổi trở lên tại 2 bệnh viện từ ngày 3/8 đến ngày 30/10/2020.
Mục tiêu của nghiên cứu là có được bức tranh toàn cảnh hơn về sự lây lan COVID-19 trong các cơ sở chăm sóc bệnh nhân ung thư, nơi mà nhân viên y tế cũng có nguy cơ lây nhiễm cao. Trong tổng số bệnh nhân ung thư tham gia nghiên cứu, 1,0% có kháng thể trước virus SARS-CoV-2 trong khi tỷ lệ đó ở nhân viên y tế là 0,67%.
Bệnh nhân mắc ung thư thường là nhóm đối tượng có nguy cơ cao bị nhiễm SARS-CoV-2 và dễ xảy ra các biến chứng nghiêm trọng khác, bao gồm cả t.ử v.ong. Chính vì vậy, việc tiêm ngừa COVID-19 hay tìm ra một loại vaccine đặc hiệu cho cho nhóm bệnh nhân trong quá trình điều trị ung thư nên trở thành ưu tiên hàng đầu cho các nhà khoa học và nghiên cứu y tế.