Theo Đông y, ôn dịch lây nhiễm qua đường hô hấp phần nhiều do phong ôn và xuân ôn. Đặc điểm chung “ôn dịch” là dễ lây lan, diễn tiến nhanh, thiên về nhiệt, bệnh dễ hóa táo nhiệt tổn thương âm tân dịch.
Thực tế cho thấy, chứng ôn dịch tương đồng với bệnh COVID-19, đều có triệu chứng như: Sốt ho, khó thở, nhức mỏi, ớn lạnh…
Đông y cho rằng “ôn bệnh”, còn gọi ngoại cảm ôn tà, dễ bị tổn thương đến phần âm “tân dịch”, phép trị vừa giải nhiệt tà vừa cố giữ đến phần âm. Người bệnh nên ăn các món bổ mát giải nhiệt tà, ức chế vi khuẩn virus phát triển.
Sau đây là 3 loại cháo dược bổ mát hỗ trợ điều trị chứng “Ôn dịch”, có tác dụng giảm triệu chứng COVID-19 như sốt ho, khó thở, ớn lạnh, nhức mỏi, mệt mỏi, tăng cường sức đề kháng, giúp bệnh nhân mau chóng phục hồi sức khỏe.
1. Người bệnh mới bị sốt ho, ho khan, thở mệt nghẹt mũi, mạch phù sác (tà khí phần vệ).
Lúc này cần bổ mát giải nhiệt tà, sinh tân dịch, hóa trệ.
Dùng bài Cháo đậu xanh : Đậu xanh cả vỏ 100g, nước, gia vị, đường hoặc muối vừa đủ hầm nhừ ăn ngày vài lần.
Theo Đông y, đậu xanh có vị ngọt mát; tác dụng bổ tỳ, thanh nhiệt, giảm khát, sinh tân dịch giải tất cả các chất độc, trừ phiền nhiệt lợi ngũ tạng… Vỏ đậu giải nhiệt độc, sáng mắt. Tính thành phần dinh dưỡng:100g đậu xanh ăn được có 23,8g protein; 0,5g chất béo; 58,8g đường; 0,22g caroten; 0,53mg vitamin B1; C (4mg) E; K; 1,8 PP; 80mg Ca; 360mg P; 6,8mg Fe; 332 Calo. Món ăn bổ mát dễ tiêu giàu dưỡng chất tăng cường kháng thể rất thích hợp với người đang sốt cao hoặc hết sốt còn mệt mỏi đề kháng kém, t.rẻ e.m, người lớn ăn kém hư nhược khó tăng cân, người đang bị đái tháo đường, tăng huyết áp dùng đều tốt.
Cháo đậu xanh cả vỏ rất tốt cho người bệnh mới bị sốt ho, ho khan, thở mệt nghẹt mũi,…
Gia giảm: Nếu sốt ho nhiều kéo dài, thêm 80g lá dâu tươi non nấu lấy nước vừa đủ nấu với đậu. Nếu sốt cao co giật thêm 80g búp lá tre tươi nấu lấy nước bỏ bã nấu với đậu xanh.
Nếu sốt, miệng khô khát, phối hợp uống nước sinh tố trái cây như nước mía, bột sắn dây, nước mơ, nước dâu, sơ ri, quít, chanh, bưởi đều tốt.
Lưu ý: Khi đang sốt ôn bệnh không nên ăn món khô cứng nóng khó tiêu, hạn chế ăn nhiều thịt, đạm động vật,… tuy bổ dưỡng nhưng khó hấp thu, dễ tích nhiệt làm sốt cao hơn kéo dài ngày hơn.
2.Người bệnh sốt cao, ho đau đầu, miệng khát, nhiều mồ hôi, mạch hồng, sác (tà bệnh phần khí).
Giai đoạn này cần thanh nhiệt, dưỡng âm, sinh tân dễ tiêu.
Dùng bài Cháo đậu đen : Đậu đen 100g, nước vừa đủ nấu nhừ cho thêm muối, đường, gừng, gia vị vừa đủ, ăn ngày vài lần.
Theo đông y, đậu đen vị ngọt mát khí êm không độc, tác dụng dưỡng âm thanh nhiệt sinh tân, chỉ huyết, giải độc… Thành phần dinh dưỡng của đậu đen khá đa dạng: 100g đậu đen có 24,2% protit, 1,7% chất béo, 53,3% gluxit, 2,8% tro; muối khoáng 56mg%; canxi 354mg%; P; 6,1mg% sắt; 0,06mg% caroten; 0,51% vitamin B, PP; 3mg% vitamin C. Hàm lượng axit amin thiết yếu trong đậu đen cũng khá cao. Cháo đậu đen rất thích hợp duy trì phục hồi sức khỏe với người sốt cao mất tân dịch nóng bứt rứt.
Cháo đậu đen hỗ trợ điều trị ôn bệnh giai đoạn sốt cao, ho đau đầu, miệng khát, nhiều mồ hôi…
Gia giảm: Nếu sốt cao, nhức mỏi nhiều, tiểu vàng ít do tích nhiệt, thêm rau má tươi, cát căn (sắn dây) rễ cỏ tranh, mỗi thứ 60-80g. Các vị nấu lấy nước bỏ bã, hầm đậu ăn ngày vài lần. Nếu sốt cao miệng khô khát phối hợp cho uống nước bột sắn dây, hoặc nước dừa, nước cam, nước chanh, nước trái cây tươi đều tốt.
Lưu ý nếu đang sốt cao đột ngột tay chân giá lạnh mồ hôi đầm đìa do “thoát dương”, lúc này cần dưỡng âm ích khí liễm hãn. Gia giảm: Thêm nhân sâm 20g, mạch môn 40g, gừng tươi 20g, gạo mới 80g, đậu đen, nấu cháo hoặc nấu lấy nước uống. Khi thoát dương không nên cho ăn uống món vị chua mát lạnh quá dễ làm huyết áp tụt, trụy mạch.
3.Người bệnh sốt kéo dài, tâm phiền nhiệt, về đêm nóng bứt rứt… (Tà vào phần doanh phần huyết).
Giai đoạn này cần dưỡng âm ích khí. Dùng Bài cháo gạo tẻ nhân sâm : Gạo tẻ 80g, nhân sâm 20g, lá tre 40g, mạch môn 20g, bán hạ 6g, cam thảo 4g, thạch cao 20g. Các vị nấu lấy nước bỏ bã, cho gạo nấu cháo ăn ngày vài lần.
Theo sách Nam dược thần hiệu của Tuệ Tĩnh “Gạo tẻ có vị thơm ngọt tính bình, dưỡng vệ điều vinh, đại bổ cơ thể, nhờ đó làm nguồn sống. Tinh thành phần dinh dưỡng của gạo nguyên cám gồm chất tinh bột, chất đạm, chất béo, chất xơ cùng các vitamin như B1, B2, B3, B6… và nhiều dưỡng chất quý đối với sức khỏe. Đây là bài Trúc diệp thạch cao thang gia giảm dùng rất tốt thời kỳ bệnh hồi phục, khí âm hư, nhiệt tà còn lưu lại; hoặc t.rẻ e.m sốt nhẹ kéo dài; người mắc chứng “Thoát dương” đang sốt cao đột ngột tay chân giá lạnh mồ hôi đầm đìa.
Cháo gạo tẻ nhân sâm rất tốt cho người bị ôn bệnh sốt kéo dài, tâm phiền nhiệt, về đêm nóng bứt rứt…
Đừng nhầm viêm xoang với viêm mũi dị ứng!
Nhiều người chớm viêm xoang không biết rằng mình bị viêm xoang mà chỉ nghĩ đó là dị ứng theo mùa. Kết quả là người bệnh thường có tâm lý để bệnh tự khỏi. Điều này có thể dẫn tới n.hiễm t.rùng xoang nặng.
Nguyên nhân của việc đ.ánh giá sai bệnh viêm xoang bởi viêm mũi dị ứng và viêm xoang gây ra các triệu chứng tương tự như nhau. Theo một cuộc khảo sát trực tuyến trên 600 bệnh nhân hen suyễn và dị ứng, hơn 50% người tham gia không biết về tình trạng viêm xoang mới chớm của họ, mà chỉ nghĩ là một trường hợp dị ứng nghiêm trọng và kéo dài.
Làm thế nào để biết viêm mũi dị ứng hay viêm xoang?
Viêm mũi dị ứng và viêm xoang có thể thực sự khó phân biệt vì các dấu hiệu và triệu chứng gần giống nhau của chúng. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều điểm khác biệt về triệu chứng có thể giúp bạn phân biệt chúng.
Cảm thấy nặng và đau ở mặt, các khu vực mũi, má, trán… thường là dấu hiệu của viêm xoang
Đau nhức vùng mặt: Đây là yếu tố quan trọng nhất giúp phân biệt. Trong bệnh dị ứng, cảm giác nặng và đau trên mặt hầu như không đáng kể khi so sánh với viêm xoang. Khi bị viêm xoang, người bệnh cảm thấy nặng và đau ở mặt, các khu vực mũi, má, trán và hàm trên, đôi khi lan đến tai trong. Hơi thở có mùi hôi. Cảm giác nhức ở mặt và đau đầu do viêm xoang sẽ ngày càng tồi tệ hơn.
Sốt, đau nhức cơ thể, buồn nôn: Chỉ có viêm xoang mới gây ra sốt và đau nhức cơ thể kèm theo cảm giác chán ăn hoặc buồn nôn. Bệnh nhân có xu hướng cảm thấy mệt mỏi và ốm yếu hơn khi bị viêm xoang so với viêm mũi dị ứng.
Ngứa: Ngứa mũi và nghẹt mũi thường là dấu hiệu viêm mũi dị ứng hơn là viêm xoang.
Người bệnh viêm mũi dị ứng thường xuyên hắt hơi liên tục không kiểm soát được; chảy nước mũi loãng, trong suốt, không mùi; ngứa họng gây ho; ngứa mắt, đỏ mắt và chảy nước mắt, ngứa tai. Còn người bệnh viêm xoang sẽ có triệu chứng chảy dịch mũi màu vàng xanh, đặc và tràn xuống họng; giảm khứu giác gây ngửi kém.
Thời gian khởi phát và tiến triển bệnh:
Viêm mũi dị ứng khởi phát gần như đột ngột khi tiếp xúc với chất gây dị ứng và các triệu chứng có thể làm phiền người bệnh vài tháng nếu dị ứng theo mùa. Nếu dị nguyên ở trong nhà, các triệu chứng sẽ kéo dài hàng năm. Thời gian viêm mũi dị ứng hoàn toàn phụ thuộc vào loại dị ứng của người bệnh, cách điều trị hoặc sự tiếp xúc với chất gây dị ứng. Tuy viêm mũi dị ứng là bệnh lành tính, không đe dọa đến tính mạng, nhưng nếu kéo dài và nếu không được điều trị đúng cách có thể dẫn đến viêm xoang mũi dị ứng, viêm xoang mãn tính…
Viêm xoang: Viêm xoang cấp tính khởi phát rất nhanh và thường diễn ra trong một thời gian ngắn, thường đáp ứng tốt với thuốc điều trị. Nếu điều trị và chăm sóc tốt viêm xoang cấp sẽ khỏi hoàn toàn. Nếu tình trạng viêm mũi xoang cấp không được điều trị khỏi, có ít nhất 4 đợt cấp tái phát gây tắc lỗ thông xoang, các xoang chứa dịch hay mủ sẽ trở thành viêm xoang mạn. Để điều trị viêm mũi xoang mạn cần điều trị thuốc kết hợp với thủ thuật. Một số trường hợp do bất thường giải phẫu cần phẫu thuật điều trị nguyên nhân. Viêm xoang mạn có nguy cơ dẫn đến các biến chứng viêm tai giữa, viêm phế quản, viêm não, áp xe hậu nhãn…
Viêm xoang thường gây chảy dịch mũi có mầu vàng xanh
Lời khuyên của thầy thuốc
Trước hết đừng vội vàng tự ý dùng kháng sinh, trừ khi đã đi khám và có chỉ định của bác sĩ. Tại nhà, người bệnh viêm xoang có thể áp dụng một số biện pháp hỗ trợ điều trị sau đây:
Nghỉ ngơi đầy đủ. Uống nhiều nước/chất lỏng ấm giúp làm lỏng dịch mũi họng, dễ dàng hơn trong việc làm sạch tắc nghẽn mũi. Tạo môi trường ấm hơn, ẩm hơn giúp làm dịu chứng viêm. Súc miệng nhiều lần với nước ấm pha muối để làm sạch hầu họng.
Có thể sử dụng dụng cụ xông hơi hoặc rửa mũi hàng ngày trong vài tuần để làm sạch khoang mũi. Ngoài ra, để thoát khỏi tình trạng nghẹt mũi, có thể dùng thuốc xịt mũi chứa oxymetazoline là tốt nhất với ít tác dụng phụ. Điều quan trọng, dù là dị ứng hay viêm xoang, người bệnh phải luôn dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.