‘Virus’ béo phì làm tăng nguy cơ COVID-19 đang nhân giãn cách xã hội ‘lẻn’ vào

Béo phì làm gia tăng nguy cơ mắc và tiên lượng nặng khi mắc COVID-19, do đó người dân cần chú ý giữ cân nặng ở mức vừa phải, nhất là trong thời gian giãn cách xã hội.

virus beo phi lam tang nguy co covid 19 dang nhan gian cach xa hoi len vao 84d 5801634

Một bệnh nhân mắc COVID-19 nặng điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM – Ảnh: Bệnh viện Bệnh nhiệt đới cung cấp

Tại sao người béo phì mắc COVID-19 dễ trở nặng?

Theo một nghiên cứu phân tích dữ liệu gộp từ 75 nghiên cứu liên quan với hơn 300.000 người bệnh COVID19 tại 10 quốc gia ở châu Á, châu Âu, Bắc Mỹ và Nam Mỹ cho thấy người béo phì gia tăng nguy cơ mắc COVID-19 và tăng nguy cơ mắc bệnh nặng.

Cụ thể, béo phì làm tăng nguy cơ mắc bệnh lên 46%, tăng nguy cơ nhập viện khi đã mắc COVID-19 lên 113%, tăng nguy cơ chuyển vào khoa hồi sức tích cực (ICU) lên 74%, và gia tăng nguy cơ t.ử v.ong lên 48% so với người bệnh có tình trạng dinh dưỡng bình thường.

Béo phì làm gia tăng nguy cơ mắc và tiên lượng nặng khi mắc COVID-19 thông qua nhiều cơ chế khác nhau. Trước tiên bản thân mô mỡ ở người béo phì kích thích tiết ra nhiều cytokine có tác dụng gây viêm và phá hủy tế bào như interleukin (IL)-1, IL-6, IL-7 và TNF-alpha hơn so với người bình thường. Đây cũng là những nhóm chất mà cơ thể chúng ta bị gia tăng khi mắc bệnh COVID-19.

Như vậy tác dụng kép của béo phì và COVID-19 làm gia tăng tác hại của các hóa chất cytokine gây viêm và độc lên tế bào. Bên cạnh đó, ở người béo phì, tế bào miễn dịch có nhiệm vụ bảo vệ cơ thể như tế bào t.iêu d.iệt tự nhiên (natural killer cell) và tế bào lympho T bảo vệ màng nhày (mucosal associated invariant T cell, hay còn gọi là MAIT cell) cũng bị khiếm khuyết hay thiếu hụt.

Ngoài ra, các biến chứng của bệnh béo phì như rối loạn chức năng thông khí, khó thở lúc ngủ do tắc nghẽn do béo phì gây ra cũng góp phần làm giảm chức năng hô hấp khi mắc bệnh COVID-19.

Cuối cùng, những bệnh đi kèm như tăng insulin, rối loạn đường huyết lúc đói, đái tháo đường tuýp 2, tăng huyết áp, tim mạch, rối loạn lipid m.áu và suy giảm chức năng gan thận là những hậu quả của việc mắc béo phì lâu ngày cũng góp phần gây khó khăn cho việc điều trị và tăng nguy cơ nặng khi mắc COVID-19.

virus beo phi lam tang nguy co covid 19 dang nhan gian cach xa hoi len vao f86 5801634

Cơ chế giải thích người béo phì dễ mắc COVID-19 nặng – Ảnh: TS.BS CƯỜNG chụp từ tạp chí y khoa

Béo phì cũng là yếu tố nguy cơ tăng nặng tiên lượng bệnh của một số dịch bệnh trước đây như cúm H1N1, hội chứng hô hấp Trung Đông (MERS-COV). Hiện tại béo phì là một trong những vấn nạn về dinh dưỡng toàn cầu.

Giãn cách xã hội tăng nguy cơ béo phì

Trong thời gian đại dịch và đặc biệt là thời gian giãn cách xã hội, nguy cơ thừa cân béo phì gia tăng do nhiều nguyên nhân. Trước tiên là việc giảm thu nhập dẫn đến mất an ninh lương thực mức độ hộ gia đình.

Người dân có nguy cơ tăng tiêu thụ mì gói, thức ăn chế biến sẵn, giảm tiêu thụ thực phẩm có lợi cho sức khỏe như rau và trái cây. Việc thu gom và tích trữ thức ăn không phù hợp cũng “góp phần”.

Kế tiếp là làm việc tại nhà, giảm di chuyển, giảm tập thể dục dẫn đến giảm hoạt động thể lực, giảm tiêu hao năng lượng.

Do đó giữ cân trong thời gian dịch bệnh và giãn cách xã hội là một việc cần phải làm. Ngoài ra, ở những người đã thừa cân béo phì, việc dành thời gian theo đuổi chế độ giảm cân cũng là một ý tưởng hay trong thời gian giãn cách xã hội.

Theo điều tra STEP của Viện Dinh dưỡng quốc gia năm 2015, tỉ lệ thừa cân và béo phì (BMI>25kg/m2) ở người trưởng thành tại Việt Nam là 15,6%, trong đó tỉ lệ ở người sống tại nội thành cao hơn (21,3%) so với người dân sống tại ngoại thành (12,6%).

‘Ngã ngửa’ vì con uống quá nhiều nước ngọt mỗi ngày

Những ngày Tết nhu cầu về nước nhất là nước ngọt tăng lên và đây cũng là thời điểm nhiều người tăng cân do uống nhiều nước ngọt.

Chị Lê Kim Anh (Hà Đông, Hà Nội) cho biết con trai chị học lớp 3 nhưng nặng 50 kg. Trước Tết, chồng chị mua hai két nước ngọt để mọi người uống chống ngán trong bữa ăn. Cũng vì ngày Tết nên chị Kim Anh để con cái thả phanh. Chỉ sau ba ngày Tết, chị kiểm tra không còn lon nước ngọt nào và cậu con trai thì phúng phính lên trông thấy.

Chị hỏi ra thì biết con thích nước ngọt và những lúc rảnh là lấy lon nước ngọt ra uống thậm chí giấu cha mẹ mang lên cả phòng ngủ uống.

Kết quả, sau Tết đi khám dinh dưỡng bé ở mức độ béo phì độ 1 với BMI lên tới 28.5. Nhìn bảng chỉ số cân nặng của con, chị rất sốt ruột nhưng không biết làm sao. Theo chị Kim Anh, con tăng cân khoảng 2 năm nay và chị cũng cố gắng kiểm soát việc ăn uống của con nhất là những ngày lễ Tết nhưng Tết vừa rồi chị quên đi khoản nước ngọt dẫn tới con tăng cân nhanh.

TS Nguyễn Trọng Hưng – Viện Dinh dưỡng quốc gia cho biết, xu hướng sử dụng nước ngọt ngày càng phổ biến ở cả người lớn và t.rẻ e.m.

nga ngua vi con uong qua nhieu nuoc ngot moi ngay e15 5594591

Một lon nước ngọt chứa khoảng 10 đến 17 thìa đường gây tăng cân rất nhanh.

Ngày Tết, đại đa số các gia đình mua cả vài thùng nước ngọt, nước ép trái cây lon về nhà uống. Thói quen này cũng là một trong những nguyên nhân gây béo phì ở cả t.rẻ e.m và người lớn. Bởi uống một lon nước ngọt rất dễ, ngon miệng, trong bữa ăn có những người uống cả lon nước ngọt vẫn thấy bình thường, không có cảm giác lo sợ bị lên cân như ăn các thực phẩm khác. Tuy nhiên, nước ngọt là thủ phạm gây tăng cân rất nhanh trong dịp Tết.

Trung bình 100 ml nước ngọt thì tạo ra 42 kcal. Thế nhưng một lon nước ngọt lại thường được đóng hơn 330ml và hầu hết mọi người đều có tâm lý, đã mở ra thì cố uống, bỏ thì tiếc, đồng nghĩa với việc sẽ nạp khoảng 140kcal.

Nhiều người quan niệm rằng khi ăn uống đặc biệt thức ăn nhiều dầu mỡ uống thêm nước có ga giúp dễ tiêu hóa hơn, giảm triệu chứng đầy bụng, ngon miệng hơn. Tuy nhiên, TS Hưng cho biết đó là quan điểm không đúng. Nếu ai có hệ tiêu hóa không tốt, đặc biệt người có bệnh đại tràng thì uống nước có ga sẽ kích thích niêm mạc dạ dày và ruột, có thể làm 2 cơ quan này bị tê liệt, gây đau bụng, đầy hơi và bệnh nặng hơn.

Còn Bác sĩ Đỗ Thị Ngọc Diệp – nguyên Giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng TP. Hồ Chí Minh, cho biết một ngày một người có mức năng lượng là 2000kcal thì có nghĩa là 10% cung cấp từ đường, chúng ta phải ăn dưới 10% và tốt nhất là nên ăn dưới 5% tổng năng lượng khẩu phần từ đường. Người trưởng thành nên ăn dưới 25g đường/ngày (tương đương 5 muỗng cà phê đường mỗi ngày) và không nên ăn quá 50g đường/ngày (quá 10 muỗng cà phê). Để nhận diện đường trong thực phẩm thì cần đọc nhãn thực phẩm.

VD: lon nước ngọt khoảng 330ml sẽ chứa khoảng 9-10 muỗng cà phê đường. Một số nước tăng lực có thể lên đến 16,17 thìa cà phê đường. Các loại nước đóng chai có vị ngọt thì khả năng có đường là cao. Bánh kẹo, thức ăn nhiều loại có đường cần xem xét kỹ.

Ăn quá nhiều đường lúc ấy lượng đường quá lớn đi vào cơ thể khiến hàm lượng insulin trong cơ thể phải “bùng nổ” bất thường để kịp thời phản ứng với lượng đường khổng lồ này và dễ mắc bệnh tiểu đường.

Nước ngọt có đường cũng sẽ cung cấp nhiều calo nhưng năng lượng lại rỗng. Nếu nạp nhiều sẽ là nguyên nhân chính của tình trạng tăng cân và béo phì. Nước ngọt chứa nhiều đường, đặc biệt không chất xơ có thể gây ra cảm giác đói do thiếu năng lượng khiến người dùng cảm giác thèm tinh bột hoặc đường – 2 chất có xu hướng gây tăng cân.

Đường còn gây ra tình trạng tăng glucose trong m.áu, làm cơ thể suy nhược và mệt mỏi. Một chế độ ăn uống nhiều đường thường dẫn đến tình trạng thiếu chất crôm.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *