Sốc nhiệt do nắng nóng – Coi chừng đột tử

Thời tiết khắp cả nước đang nắng nóng cao độ, tai nạn do sốc nhiệt rất dễ xảy ra nên cần phải biết đề phòng và cấp cứu đúng cách.

Nắng nóng kéo dài nguy cơ có thể xảy ra sốc nhiệt (say nắng). Sốc nhiệt là chứng bệnh xảy ra đột ngột, nếu không phát hiện và xử trí kịp thời có thể để lại những biến chứng nặng nề, thậm chí đột tử.

Bị sốc nhiệt, vì sao?

Sốc nhiệt là tình trạng thân nhiệt tăng cao quá mức (trên 40 o C) và diễn ra đột ngột chủ yếu do tiếp xúc với nhiệt độ ngoài trời quá cao trong một khoảng thời gian dài, trong khi cơ thể chưa kịp thích nghi dẫn đến ra nhiều mồ hôi khiến mất nước, chất điện giải làm tổn thương hệ thống kiểm soát thân nhiệt (điều hòa thân nhiệt) của thần kinh trung ương.

Sốc nhiệt gặp ở một số đối tượng làm việc nặng nhọc: tập thể dục, thể thao, vận động viên bóng đá, chạy hoặc công nhân, người lao động làm việc dưới trời nắng nóng trong khi họ làm việc với cường độ cao, kéo dài. Khi làm việc quá sức, cơ thể chúng ta sản sinh ra một lượng nhiệt lớn, đồng thời mồ hôi sẽ được tiết ra làm mát cơ thể. Tuy nhiên, khi sốc nhiệt xảy ra, trung tâm kiểm soát nhiệt độ của cơ thể có thể bị rối loạn, vì vậy, cơ chế làm mát không xảy ra. Cứ như vậy, nhiệt độ cơ thể tiếp tục tăng cao và đẩy nạn nhân vào tình huống nguy hiểm. Sốc nhiệt nếu không điều trị kịp thời có thể gây tổn thương não, tim, thận và tiêu cơ vân.

Bên cạnh đó, sốc nhiệt có thể do mặc nhiều quần áo hoặc áo không hút mồ hôi trong khi đi ra ngoài trời nắng. Do mặc nhiều lớp vải khiến mồ hôi khó thoát ra, ngấm vào người dẫn đến cơ thể khó làm mát nhanh chóng.

Ngoài ra, sốc nhiệt có thể gặp ở người uống rượu do có thể ảnh hưởng đến khả năng điều chỉnh nhiệt độ của cơ thể, đặc biệt khi uống rượu lại đi ra ngoài trời nắng nóng. Sốc nhiệt cũng có thể xảy ra do cơ thể thiếu nước bởi ra mồ hôi.

Một số yếu tố thuận lợi dễ xảy ra sốc nhiệt là nhiệt độ và, độ ẩm ngoài trời tăng cao hoặc hay gặp ở người mắc bệnh tim, tăng huyết áp hoặc rối loạn da hoặc do mắc bệnh ung thư.

soc nhiet do nang nong coi chung dot tu d9a 5805960

Cách cấp cứu người bị say nắng.

Dấu hiệu nhận biết sốc nhiệt

Sốc nhiệt thường biểu hiện ban đầu bằng các rối loạn nhẹ liên quan tới nhiệt như chuột rút, khát nước và chóng mặt. Nhưng sốc nhiệt cũng có thể xảy ra ngay cả khi không có dấu hiệu tổn thương do nhiệt báo trước. Khi bị nặng hơn, người bị sốc nhiệt thường lú lẫn, lo lắng, nói lắp, cáu kỉnh, mê sảng, co giật và nếu nặng có thể hôn mê, nếu cấp cứu không kịp thời có thể đột tử.

Một số triệu chứng kèm theo khi bị sốc nhiệt là đau nửa đầu, khó thở, buồn nôn hoặc nôn, nóng bừng mặt. Những triệu chứng sốc nhiệt nguy hiểm có thể xuất hiện như sốt cao, ngất xỉu (kiệt sức vì nóng), nặng sẽ dẫn đến các rối loạn hệ thần kinh như mê sảng, rối loạn hô hấp như thở nhanh, rối loạn tim mạch. Nhiệt độ cơ thể nạn nhân lớn hơn hoặc bằng 40 0 C là dấu hiệu chính của sốc nhiệt.

Ngoài ra, sốc nhiệt có thể thấy da nóng và khô khi chạm vào (tuy nhiên nếu sốc nhiệt do gắng sức, da thường bị ẩm ướt). Da nạn nhân ửng đỏ (da có thể chuyển thành màu đỏ khi thân nhiệt của nạn nhân tăng). Nhịp thở nhanh và nông. Tăng nhịp tim và mạch có thể tăng đáng kể, bởi vì, tim hoạt động mạnh nhằm tăng tuần hoàn, giúp làm mát cơ thể. Biến chứng do sốc nhiệt.

Sốc nhiệt là hình thái nghiêm trọng nhất của tổn thương do nhiệt, là hậu quả của việc tiếp xúc với nhiệt độ cao kéo dài, thường kết hợp với mất nước, gây tổn thương hệ thống kiểm soát thân nhiệt. Sốc nhiệt có thể gây tổn hại cho não, tim, thận, tiêu cơ vân và các cơ quan nội tạng khác trong cơ thể.

Cần làm gì khi gặp người bị sốc nhiệt?

Khi phát hiện người nghi bị sốc nhiệt cần nhanh chóng làm mát cơ thể nạn nhân bằng cách đưa nạn nhân vào nơi có bóng râm, mát hoặc đưa vào trong nhà, ngay lập tức cởi bỏ bớt quần áo dư thừa của nạn nhân.

Song song phải làm mát người bằng bất cứ phương tiện nào có sẵn như: phun nước mát, ngâm nước mát, nhúng khăn vào nước mát lau cho nạn nhân, có thể đặt túi nước đá, khăn lạnh vào đầu, cổ, nách, háng người bệnh.

Đồng thời cho nạn nhân uống nước mát hoặc các loại đồ uống không có cồn khác nếu họ có thể uống được. Cần khẩn trương gọi xe cấp cứu nhằm đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được điều trị ngay tránh xảy ra biến chứng.

Phòng ngừa sốc nhiệt
Trời nắng nóng, để hạn chế sốc nhiệt, nhất là t.rẻ e.m, người cao t.uổi, người có bệnh về tim mạch, tăng huyết áp, các bệnh mạn tính cần hạn chế ra ngoài đường. Nếu bắt buộc phải đi ra đường khi trời nắng, nóng, cần phải đội mũ rộng vành hoặc nón, mặc quần áo mỏng bằng vải cotton, đeo kính râm và khẩu trang để chống nắng, nóng.

Những người là công nhân, người lao động, nặng nhọc, vận động viên, cầu thủ bóng đá… nên hạn chế làm việc trong thời gian dài ở môi trường nóng, ẩm. Mọi người làm việc trong trờinắng nóng không nên mặc nhiều quần áo, tốt nhất là mặc các loại quần áo mỏng, thoáng. Cần uống đủ lượng nước cần thiết (không để khát nước). Nếu có điều kiện, những người lao động ngoài trời, mất nước nhiều nên uống bổ sung nước chanh, nước trái cây, nước pha thêm một ít muối ăn.

Tuy nhiên, không nên uống nhiều nước đá hoặc nước quá lạnh dễ gây viêm họng. Nên tránh thủ tập thể dục, đi bộ vào những thời điểm nắng nóng.

Chuyên gia chỉ cách phòng tránh sốc nhiệt, say nắng trong mùa hè

Miền Bắc đang bước vào giai đoạn nắng nóng gay gắt và rất dễ gây ra hiện tượng sốc nhiệt, say nắng.

Để giúp người dân có thêm kiến thức giúp mình phòng tránh và sơ cứu khi gặp người bị sốc nhiệt, say nắng, PGS.TS Nguyễn Văn Chi – Phụ trách Trung tâm Cấp cứu A9, Bệnh viện Bạch Mai đã có những chia sẻ về vấn đề này.

PGS.TS Nguyễn Văn Chi cho biết, sốc nhiệt là tình trạng nhiệt độ cơ thể tăng cao đến mức gây tổn thương đến hệ thống thần kinh trung ương và các mô khác, đặc biệt khi nhiệt độ cơ thể đạt mức 40C hoặc cao hơn. Cơ thể mỗi người có cơ chế điều hòa thân nhiệt để giữ cho nhiệt độ cơ thể ở mức cân bằng, quanh 37 độ C. Trong thời tiết nắng nóng, cơ thể vừa sinh ra nhiệt trong quá trình hoạt động, vừa hấp thụ nhiệt từ môi trường vào cho nên nguy cơ tăng thân nhiệt do ở lâu trong môi trường nắng nóng là rất cao. Khi nhiệt độ cơ thể tăng lên, cơ thể sẽ thực hiện các cơ chế để điều tiết giữ thân nhiệt như thở nhanh, dãn mạch dưới da, toát mồ hôi, ức chế quá trình sinh nhiệt trong cơ thể,… Tuy nhiên, nếu ở trong môi trường nắng nóng kéo dài, các cơ chế đó sẽ không còn hiệu quả, khi nhiệt độ tăng lên trên 41 độ C kéo dài, nó sẽ làm ảnh hưởng đến các chức năng của các cơ quan quan trọng như não, tim, phổi, thận và đặc biệt khi nhiệt độ tăng quá cao, các hoạt động chuyển hóa trong cơ thể sẽ rối loạn nghiêm trọng, dẫn đến hôn mê, co giật.

chuyen gia chi cach phong tranh soc nhiet say nang trong mua he 577 5797985

Theo PGS.TS Nguyễn Văn Chi, các đối tượng có nguy cơ cao nhất đối với sốc nhiệt là những người phải làm việc trong điều kiện môi trường nắng nóng như người nông dân làm việc trên cánh đồng, người công nhân làm việc trên lò cao, các vận động viên thi đấu, luyện tập dưới điều kiện nắng nóng… Đặc biệt, trong giai đoạn này, nhiều nhân viên y tế vừa phải chiến đấu với dịch Covid-19 trong điều kiên nắng nóng, vừa phải mặc những bộ quần áo chống dịch lại không được bật điều hòa khiến nhiệt độ cơ thể tăng cao, là nguyên nhân gây ra say nắng, sốc nhiệt.

Sốc nhiệt có thể xảy ra với bất kỳ ai nhưng trẻ nhỏ và người lớn t.uổi có nguy cơ cao gặp phải tình trạng này. Thanh thiếu niên khỏe mạnh có tham gia tập luyện thể thao hoặc tắm nắng dưới nhiệt độ nóng cũng có nguy cơ bị sốc nhiệt. Thông thường, những người trẻ, khỏe không nhận thấy được các triệu chứng ban đầu của sốc nhiệt cũng như không mấy chú tâm đến chúng, hoặc họ có thể cảm thấy ngại khi than phiền về việc cảm thấy khó chịu trong quá trình luyện tập thể thao.

Cũng theo PGS.TS Nguyễn Văn Chi, dấu hiệu đầu tiên là vã mồ hôi khi cơ thể phản ứng tỏa nhiệt. Nhiệt độ tăng dần, tăng dần đến khi cơ thể không giải phóng được khiến bệnh nhân kiệt sức và ngất xỉu.

Các triệu chứng khác của sốc nhiệt, bao gồm: Đau đầu; chóng mặt và choáng váng; da đỏ, nóng và khô; yếu cơ hoặc chuột rút; buồn nôn và ói mửa; nhịp tim nhanh; thở nhanh, thở nông. Nếu nặng hơn bệnh nhân sẽ có những biểu hiện thay đổi hành vi như nhầm lẫn, mất phương hướng hoặc loạng choạng, thậm chí co giật, mất ý thức, hôn mê… Nếu không xử lý kịp thời thì sốc nhiệt có thể để lại nhiều hậu quả đáng tiếc với sức khỏe.

Để phòng tránh sốc nhiệt, PGS.TS Nguyễn Văn Chi khuyến cáo, trong những ngày nắng nóng, nhiều người vẫn phải làm việc ngoài trời như nông dân, công nhân xây dựng, những người phải di chuyển trên đường. Nếu phải ở lâu ở ngoài trời, thì cố gắng tránh thời điểm từ 11 giờ trưa đến 15 giờ chiều là thời điểm cường độ nắng nóng cao nhất. Mỗi người phải có các biện pháp bảo vệ cơ thể như mặc quần áo bảo hộ lao động chống nắng, làm thông thoáng, che chắn, khi làm việc ngoài trời. Đặc biệt cần lưu ý uống đủ nước để phòng mất nước. Nếu người dân phải lưu thông trên đường thì cần đội mũ nón, che ô, mặc đồ chống nắng. Người lao động ngoài trời ngoài việc có đầy đủ phương tiện dụng cụ chống nắng thì cứ sau 1 khoảng thời gian phải vào chỗ mát tạm nghỉ 10 – 15 phút để cơ thể hạ nhiệt và bổ sung thêm nước cho cơ thể. Trung bình một người nên uống từ 2,5 -3 lít nước/ngày trong những ngày nắng nóng

“Khi phát hiện nạn nhân bị sốc nhiệt hoặc say nắng việc cần làm đầu tiên là phải sơ cứu bệnh nhân. Người nhà cần nhanh chóng chuyển bệnh nhân ra khỏi khu vực nắng nóng, đưa vào khu vực mát, cởi bớt quần áo, dùng các biện pháp hạ nhiệt bằng quạt, lau khăn ẩm nước mát toàn thân. Nếu bệnh nhân tỉnh cho uống nước mát để bù nước, cố gắng hạ thân nhiệt bệnh nhân xuống, nhanh chóng gọi cấp cứu 115 hoặc bố trí phương tiện phù hợp để đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để các bác sỹ có thể khám, đ.ánh giá toàn trạng bệnh nhân, hạ sốt, truyền dịch…” – PGS.TS Nguyễn Văn Chi lưu ý.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *