Những lưu ý với thoái hóa khớp gối ở người cao t.uổi

Cùng với quá trình lão hóa, nếu không điều trị tốt thoái hóa khớp gối sẽ ngày càng nghiêm trọng, gây đau đớn, mất chức năng vận động của khớp.

nhung luu y voi thoai hoa khop goi o nguoi cao tuoi 8e9 5821420

Ảnh minh họa

Hỏi:

Mẹ tôi ngoài 70 t.uổi đi lại rất khó khăn và đau nhức khớp gối. Vậy, có thể điều trị dứt điểm được không thưa bác sĩ?

Mai Anh (Hà Nội)

Trả lời:

Cùng với quá trình lão hóa, nếu không điều trị tốt thoái hóa khớp gối sẽ ngày càng nghiêm trọng, gây đau đớn và giảm, thậm chí mất chức năng vận động của khớp. Ngoài khớp gối thì tình trạng thoái hóa này còn có thể gặp ở nhiều khớp khác như: Khớp đốt sống cổ, khớp háng, khớp cổ chân, khớp đốt sống lưng… Hiểu rõ tình trạng và điều trị giúp đẩy lùi bệnh, làm chậm tiến triển bệnh.

Rất khó để điều trị thoái hóa khớp gối dứt điểm do lão hóa là quá trình không thể đảo ngược. Thực tế, thoái hóa khớp gối rất thường gặp ở người cao t.uổi, đây một phần do lão hóa nên chỉ có thể điều trị kiểm soát và phòng ngừa.

Để phòng bệnh, người trung niên và cao t.uổi nên thực hiện chế độ sinh hoạt hợp lý bao gồm: Chế độ ăn, uống, tập luyện, đi lại… khoa học, phù hợp với nhịp sinh học và sức khỏe của mỗi người.

Do lão hóa nên sức khỏe và hoạt động khớp của người cao t.uổi yếu hơn so với người trẻ. Vì thế, hãy thể dục và làm việc dựa trên tình trạng sức khỏe. Dinh dưỡng cần bổ sung đầy đủ hàng ngày với các nhóm chất thiết yếu, đặc biệt nên tăng cường Vitamin, khoáng chất như Vitamin D, Calcium…

Bên cạnh các biện pháp phòng ngừa trên, một số loại thuốc hiện nay có tác dụng phòng và chữa thoái hóa khớp gối khá hiệu quả và dùng theo chỉ định của bác sĩ.

Cần lưu ý, trong các đợt thoái hóa khớp gối khởi phát, tình trạng đau nhiều cần được điều trị bằng các thuốc giảm đau. Song không nên tự ý sử dụng thuốc giảm đau, cần đến khám tại cơ sở y tế chuyên khoa và dùng thuốc giảm đau kê đơn từ bác sĩ.

Việc lạm dụng hoặc sử dụng không đúng cách, thoái hóa khớp gối có thể nặng hơn và làm giảm hiệu quả điều trị với thuốc. Với bệnh nhân thoái hóa khớp, cần nghiêm túc và kiên trì điều trị từ sớm, kết hợp với phòng ngừa mới có thể làm chậm diễn biến bệnh, bảo toàn khả năng vận động.

‘Chạy bộ không ảnh hưởng xấu đến khớp gối’

Các chuyên gia nghiên cứu khả năng thích ứng của sụn đầu gối khi luyện tập cường độ cao và kết luận chạy bộ không ảnh hưởng xấu khớp gối.

Theo Canadian Running, nhiều người cho rằng chạy bộ dễ dẫn đến viêm khớp gối. Tuy nhiên, một số nghiên cứu đã chứng minh môn thể thao này không gây ảnh hưởng tiêu cực đến bộ phận này.

Trong công bố của nhóm chuyên gia Hàn Quốc năm 2019, 6 VĐV tham gia thí nghiệm đã hoàn thành hơn 1.000 cuộc đua marathon. Kết thúc quá trình chạy, có 3 VĐV bị rách sụn chêm (lớp đệm giữa xương đùi và xương chày), một VĐV thoái hóa sụn chêm, nhưng không ai bị viêm xương khớp ở đầu gối.

Kết quả này tương tự với nghiên cứu đăng trên Tạp chí Y khoa Anh năm 2019. Nhóm tác giả đã kêu gọi 82 VĐV tham gia thí nghiệm, họ được chụp cộng hưởng từ 6 tháng trước và 2 tuần sau chạy. Kết quả, đầu gối các VĐV không bị ảnh hưởng bởi việc tập luyện cường độ cao.

chay bo khong anh huong xau den khop goi ea8 5334847

Nhiều người hiểu sai chạy bộ gây ảnh hưởng đến khớp gối. Ảnh: iStock.

Trong nghiên cứu hồi tháng 8, nhóm chuyên gia Mỹ xem xét kỹ về sụn ở đầu gối và khả năng thích ứng của bộ phận này khi tập luyện, từ đó củng cố thêm quan điểm: chạy bộ không tác động xấu đến khớp đầu gối.

Theo đó, sụn đầu gối là mô mềm bảo vệ phần kết thúc của xương chân và xương bánh chè, chúng chỉ yếu đi khi khớp gối thoái hóa. Canadian Running chỉ ra trong nghiên cứu gần đây, nhóm thanh niên khỏe mạnh đã đi bộ và chạy dọc đường đua. Một nhóm đi 6 km, nhóm còn lại đi 3 km rồi chạy 3 km. Các chuyên gia dựa vào đó để xem xét phần sụn có thích ứng với tải trọng luyện tập mới, tự sửa chữa và xây dựng lại hay không. Sau kết thúc nghiên cứu, họ đưa ra dự đoán về đầu gối và sụn.

Các chuyên gia phát hiện khi kiểm soát tốt khả năng tự phục hồi của đầu gối, chạy bộ có thể cải thiện sức khỏe sụn. Nếu không thích nghi với tập luyện, tỷ lệ đầu gối phát triển thành viêm khớp lên đến 95%-98%, nhưng nhờ tự điều hòa cường độ tập luyện, khả năng mắc bệnh giảm còn 13% – tương đương tỷ lệ của người đi bộ.

chay bo khong anh huong xau den khop goi 230 5334847

Cần duy trì hoạt động chạy bộ để bảo vệ sức khỏe, tăng đề kháng. Ảnh: VnExpress Marathon Quy Nhơn.

Các nhà nghiên cứu cho biết thêm nếu không có khả năng thích ứng, sụn khó chịu được tải trọng kéo dài của hoạt động chạy. Với sụn khỏe mạnh, áp lực đặt lên bộ phận này khi chạy thậm chí có thể kéo dài t.uổi thọ của nó, thay vì rút ngắn. Chuyên gia cũng tin rằng đây là cơ sở để hỗ trợ giả thuyết điều hòa sụn – lời giải thích cho việc runner có thể chạy mà không bị chấn thương nặng.

Tuy nhiên, khẳng định trên không có nghĩa mọi runner miễn nhiễm với chấn thương đầu gối. Vốn dĩ chạy không gây hại cho khớp gối, nhưng lạm dụng quá mức hoặc sai tư thế sẽ dẫn tới các cơn đau bộ phận này – căn bệnh phổ biến với các VĐV.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *