Phương pháp cấy ghép tế bào thượng bì trong điều trị bệnh bạch biến đạt hiệu quả rất cao, có thể lên tới 70-80% đặc biệt trong bạch biến đoạn, và thường rất ít tái phát. Tuy nhiên không phải người bệnh bạch biến nào cũng có thể thực hiện.
Theo BS. Hoàng Văn Tâm – Bệnh viện Da liễu Trung ương, các trường hợp đủ điều kiện để được chỉ định thực hiện kỹ thuật này bao gồm:
– Bệnh nhân mắc bạch biến ổn định ít nhất 1 năm (nghĩa là trong vòng 1 năm bạn không có tổn thương mới nào hoặc tổn thương cũ không lan rộng).
– Không có hiện tượng Kobner: không xuất hiện tổn thương bạch biến ở vùng chấn thương.
– Không có t.iền sử sẹo lồi do chấn thương.
Chuyên gia da liễu cho biết, cấy ghép tế bào thượng bì là phương pháp dùng tế bào thượng bì gồm: tế bào hắc tố, tế bào gai, một số tế bào gốc của chính cơ thể mình ghép vào tổn thương bạch biến.
Các bác sĩ sẽ lấy da ở vùng hông hoặc mặt trước đùi theo tỷ lệ 1/5 (nếu tổn thương rộng tỷ lệ này có thể là 1/10). Miếng da này được đưa vào trong dung dịch, qua các công đoạn sẽ tách lấy tế bào thượng bì, nuôi dưỡng, sau đó sẽ ghép vào vùng da bị bạch biến. Tế bào ghép vào sẽ được dùng gạc cố định và tháo ra trong vòng một tuần.
Mỗi 1 bệnh nhân mất khoảng 2-4 tiếng để hoàn thành xong tất cả quy trình tùy vào diện tích tổn thương.
“Thông thường người bệnh bạch biến chỉ cần ghép một lần, tuy nhiên người bệnh cũng có thể ghép hơn một lần để tăng hiệu quả. Thời gian để đạt hiệu quả thường sau 1-2 tháng, tối đa sau 6-12 tháng” – BS. Tâm chia sẻ.
Để đạt hiệu quả điều trị cao thì có thể kết hợp với điều trị bằng ánh sáng trị liệu. Sau điều trị, bệnh nhân có thể hoạt động và làm việc bình thường.
Hiện nay, Bệnh viện Da liễu Trung ương là địa chỉ chuyên khoa đầu ngành đã áp dụng thành công phương pháp ghép tế bào thượng bì tự thân không qua nuôi cấy điều trị bệnh bạch biến và các rối loạn giảm sắc tố da khác.
Bệnh bạch biến là một rối loạn sắc, biểu hiện là các vết trắng, không ngứa, không đóng vảy, giới hạn rõ, có thể xuất hiện bất cứ lứa t.uổi nào và ảnh hưởng nhiều đến tâm lý người bệnh.
Bệnh xuất hiện ở mọi loại da, mọi lứa t.uổi và tần suất như nhau giữa nam giới và nữ giới.
Bệnh bạch biến được xem như là bệnh tự miễn với xu hướng di truyền cơ bản trong đa số các ca bệnh.
Bệnh bạch biến không có nguyên nhân từ thiếu chăm sóc y tế.
Hành vi cá nhân hoặc trạng thái tinh thần có thể đóng vai trò quan trọng trong kiểm soát bệnh.
Bệnh bạch biến không phải là bệnh truyền nhiễm, không lây lan nhưng các tác nhân gây nhiễm khuẩn có thể đóng vai trò gián tiếp trong khởi phát ở một số trường hợp.
Bệnh bạch biến không liên quan đến chế độ ăn uống không phù hợp, nhưng chế độ ăn uống hợp lý có thể giúp điều trị, kiểm soát bệnh.
Bệnh bạch biến dường như không liên quan trực tiếp đến ô nhiễm, nhưng môi trường đóng vai trò quan trọng trong sự tiến triển của bệnh.
Hiện chưa thấy vai trò rõ ràng của yếu tố di truyền.
Các liệu pháp y tế và/hoặc phẫu thuật phù hợp có thể điều trị thỏa đáng cho hơn 75% các đối tượng bị ảnh hưởng.
Hãy lạc quan để kiểm soát bệnh! Hiện nay, có nhiều nghiên cứu được tiến hành trên toàn thế giới để tìm ra cách điều trị cho bệnh bạch biến.
Trẻ rụng tóc do đâu?
Con gái tôi 5 t.uổi, đẻ ra bé đã nhiều tóc nhưng gần đây tôi thấy tóc con thưa hẳn. Có phải con bị rụng tóc do dinh dưỡng kém hay thiếu chất gì không? Tôi nên đưa con đi khám dinh dưỡng hay khám ở đâu?
Bùi Thị Nhung (Thanh Hóa)
Ảnh minh họa
Trẻ rụng tóc hoặc bỗng nhiên tóc trở nên thưa hơn có nhiều nguyên nhân. Rụng tóc thể mảng là bệnh tự miễn, viêm mạn tính có liên quan đến các bệnh cơ địa, bệnh tuyến giáp, các bệnh tự miễn khác như bạch biến, Lupus ban đỏ hệ thống, viêm khớp dạng thấp, viêm ruột, nhược cơ, lichen phẳng…
Trẻ rụng tóc cũng có thể do mắc nấm da đầu, bệnh thường gặp ở trẻ từ 3-14 t.uổi. Nấm da đầu có thể không viêm gây mảng rụng tóc có vảy, tạo các mảng màu xám; thể viêm gây rụng tóc kèm mảng mụn mủ, vảy tiết; Thể rụng tóc khiến sợi tóc gãy sát chân tóc, rụng tóc hình đa giác; Thể Favus (hiếm gặp) đặc trưng là các mảng đỏ, ít vảy, tóc xỉn màu, sau đó thành sẩn vùng nang lông, vảy tiết hình lòng chảo, mùi hôi khó chịu.
Trẻ đã 5 t.uổi, là con gái nên nguyên nhân rụng tóc còn có thể do thường xuyên cột tóc quá chặt, cột tóc cao gây sức căng hoặc áp lực quá mức lên tóc, khiến tóc đứt, rụng chủ yếu ở vùng trán và thái dương.
Một số trẻ bị rụng tóc, thưa tóc do bị rối loạn tâm thần, stress nặng, trẻ bị áp lực quá mức. Trẻ thường mắc tật nhổ tóc, có trẻ giật trụi cả lông mi hay lông mày, thường kèm theo tật cắn gặm móng tay…
Cần khai thác kỹ t.iền sử, diễn biến bệnh, khám lâm sàng và thực hiện các xét nghiệm để đưa ra chẩn đoán chính xác, giúp tiên lượng và điều trị. Bạn nên đưa con đi khám da liễu trước.