Người bị nhiễm HIV và ung thư là những đối tượng có bệnh nền, nguy cơ diễn biến nặng nếu nhiễm virus SARS-CoV-2. Sau đây là ý kiến chuyên gia về việc nên hay không nên tiêm vaccine phòng COVID-19 cho nhóm đối tượng này.
Hiện TP.HCM và các địa phương trong cả nước đang đẩy mạnh tiến độ tiêm vaccine COVID-19 để tạo miễn dịch cộng đồng cho. Trong đó, Bộ Y tế có quy định đối với những đối tượng cần thận trọng tiêm chủng như người có bệnh nền, mạn tính được điều trị ổn định… Trì hoãn tiêm chủng với người mắc bệnh cấp tính hoặc mạn tính đang tiến triển, chưa kiểm soát được, những người bị suy giảm khả năng đáp ứng miễn dịch nặng, ung thư giai đoạn cuối, xơ gan mất bù…
Nếu như đối chiều theo danh sách thì người nhiễm HIV và người mắc bệnh ung thư là những đối tượng có bệnh nền cần thận trọng tiêm ngừa.
Người nhiễm HIV cần và nên được tiêm ngừa COVID-19
BS Khuất Thị Hải Oanh, Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ sáng kiến phát triển cộng đồng (SCDI) chia sẻ, người nhiễm HIV cần và nên được tiêm ngừa vaccine COVID-19. Họ thuộc nhóm có bệnh mãn tính, nếu bị mắc COVID-19 sẽ có nguy cơ diễn biến nặng.
Quyết định 1210/2021 của Bộ Y tế ban hành ngày 9-2-2021 đã xác định người có bệnh mãn tính là một trong 11 nhóm ưu tiên tiêm vaccine COVID-19. Cục trưởng Cục Phòng chống AIDS Việt Nam, PGS-TS Nguyễn Hoàng Long đã khẳng định lại điều này trong cuộc họp thảo luận về đề xuất của Việt Nam nộp cho Quỹ toàn cầu để ứng phó với COVID-19 vào ngày 9-6 vừa qua.
“Trước đây, có đồn đoán rằng thuốc ARV (Antiretrovaral, thuốc dùng để điều trị HIV – PV) có tác dụng ngăn ngừa COVID-19, tuy nhiên cho đến nay, trên thế giới chưa có bằng chứng nào về vấn đề này. Các loại vaccine được phê duyệt không có tương tác với thuốc ARV nên không làm giảm hiệu quả của thuốc điều trị” – BS Hải Oanh phân tích.
TP.HCM tiêm vaccine COVID-19 cho công nhân ở Khu công nghệ cao TP Thủ Đức. Ảnh: NGUYỆT NHI
Theo BS Hải Oanh, vaccine COVID-19 đã được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) phê duyệt an toàn cho người bị suy giảm miễn dịch. Một số vaccine như AstraZeneca đang được dùng ở Việt Nam và Pfizer (sẽ về Việt Nam trong thời gian tới) đều đã được thử nghiệm trên người nhiễm HIV và cho thấy an toàn.
Các vaccine này không sử dụng virus sống mà sử dụng các vật liệu di truyền của COVID-19. Các vật liệu di truyền không thể tự nhân lên, nên cho dù cơ thể có miễn dịch yếu cũng không sợ vaccine sẽ sinh ra virus trong cơ thể. Do đó, các loại vaccine ngừa COVID-19 đang được sử dụng tại Việt Nam hoàn toàn có thể tiêm được cho người nhiễm HIV.
Ung thư không nên ngần ngại chích ngừa vaccine COVID-19
Đó là lời khuyên của BS Nguyễn Triệu Vũ, Trưởng Khoa Ung bướu BV Thành phố Thủ Đức. BS Vũ cho biết nhiều nghiên cứu cho thấy bệnh nhân ung thư cho dù đang điều trị vẫn có đáp ứng miễn dịch với vaccine, mặc dù có chậm và ít hơn so với người bình thường nhưng vẫn có và giúp bảo vệ người bệnh.
“Đây là điều mà trước kia nhiều người lo ngại là bệnh nhân đang điều trị sẽ có đáp ứng miễn dịch kém và không nên chích ngừa. Tuy nhiên miễn dịch vẫn có, và bệnh nhân ung thư có thể cần thêm mũi ngừa thứ 3 thay vì chích 2 mũi như người bình thường” – BS Vũ lý giải.
Theo BS Vũ, người bệnh ung thư vẫn an toàn với vaccine, không gặp tác dụng phụ nhiều hơn so với người bình thường. Người bị ung thư là nhóm bệnh nhân dễ bị tổn thương nhất khi bị virus SARS-CoV-2 tấn công. “Do đó, người bệnh ung thư đang điều trị vẫn chích ngừa được và nên chích khi có cơ hội. Những bệnh nhân đã điều trị ổn, đang trong thời gian theo dõi hoặc duy trì thuốc uống vẫn chích ngừa giống người bình thường, chỉ chống chỉ định với những người bị dị ứng với vaccine COVID-19″ – BS Vũ nói.
Ngoài ra, theo BS Vũ, không có lý do khi từ chối chích ngừa cho những bệnh nhân ung thư đã hoàn tất điều trị và khỏe mạnh.
Theo quy định mới nhất của Bộ Y tế, các đối tượng cần thận trọng tiêm chủng, phải được khám sàng lọc kỹ và cần được tiêm chủng tại bệnh viện hoặc cơ sở y tế có đủ năng lực hồi sức cấp cứu ban đầu gồm:
– Người có t.iền sử dị ứng với các dị nguyên khác.
– Người có bệnh nền, bệnh mạn tính được điều trị ổn định.
– Người mất tri giác, mất năng lực hành vi.
– Người trên 65 t.uổi.
– Người có t.iền sử giảm tiểu cầu và/hoặc rối loạn đông m.áu.
– Người có bệnh mạn tính có phát hiện thấy bất thường dấu hiệu sống:
Mạch: 100 lần/phút.
Huyết áp tối thiểu 90 mmHg và/hoặc huyết áp tối đa 140 mmHg.
Nhịp thở> 25 lần/phút và/hoặc SpO2
Các đối tượng trì hoãn tiêm chủng gồm:
– Đang mắc bệnh cấp tính hoặc mạn tính đang tiến triển, chưa kiểm soát được.
– Những người bị suy giảm khả năng đáp ứng miễn dịch nặng, ung thư giai đoạn cuối, xơ gan mất bù…
– Trong vòng 14 ngày trước có điều trị corticoid liều cao (tương đương prednisolon 2 mg/kg/ngày trong 7 ngày), hoặc điều trị hóa trị, xạ trị.
– Đã mắc COVID-19 trong vòng 6 tháng.
– Phụ nữ mang thai và đang nuôi con bằng sữa mẹ.
Ngoài ra, tiêm vaccine COVID-19 chống chỉ định với người có t.iền sử phản vệ từ độ 2 trở lên với bất kỳ dị nguyên nào, có bất cứ chống chỉ định nào theo công bố của nhà sản xuất.
Người có HIV gặp rào cản tiếp cận tiêm vaccine COVID-19
Theo đại diện của Trung tâm Hỗ trợ Sáng kiến Phát triển Cộng đồng SCDI, người nhiễm HIV đang gặp phải những rào cản trong việc tiếp cận chương trình phòng ngừa tiêm vaccine COVID-19 cho toàn dân. Trong thời gian đầu, SCDI nhận một số phản hồi từ người nhiễm HIV bị cán bộ y tế địa phương từ chối tiêm vacicne khi biết họ nhiễm HIV. “Điều này có thể hiểu được ở giai đoạn đầu của chương trình, một số cán bộ y tế có thể lo lắng là xảy ra phản ứng khi tiêm vaccine ở những người có bệnh nền và không xử trí kịp nên họ từ chối. Nhưng đến lúc này, Bộ Y tế đã có hướng dẫn đầy đủ và chuẩn bị các phương án xử trí khi có phản ứng nên cán bộ y tế không có lý do gì để từ chối tiêm vaccine cho người nhiễm HIV”.
Theo đại diện SCDI, từ chối tiêm vaccine cho người nhiễm HIV có thể được xem là hành vi kỳ thị trong Luật phòng, chống HIV/AIDS cũng như đi ngược lại chủ trương không bỏ ai lại phía sau trong lộ trình phổ cập vaccine ngừa COVID-19. Mặt khác, một số cán bộ y tế chưa hiểu biết đầy đủ về HIV, sợ bị lây nhiễm HIV trong quá trình tiêm. Nếu cán bộ y tế thực hiện đúng các hướng dẫn về phòng chống nhiễm khuẩn thì hoàn toàn không có nguy cơ lây nhiễm từ thủ thuật tiêm. Thêm vào đó, các bệnh nhân đã tuân thủ điều trị, đạt tải lượng virus dưới ngưỡng phát hiện thì không còn khả năng lây nhiễm nữa”, đại diện SCDI lên tiếng.
Theo đại diện SCDI, để người nhiễm HIV yên tâm tiếp cận tiêm chủng vaccine và bảo mật thông tin riêng tư, có thể cần có một quy trình đảm bảo thông tin và các cán bộ y tế cần được hướng dẫn về việc thực hiện. Bộ Y tế và Cục phòng, chống HIV/AIDS đóng vai trò quan trọng để giám sát việc triển khai, gỡ bỏ rào cản này để có thể yên tâm tiếp cận với tiêm phòng.
Trong thời gian tới, SCDI tiếp tục đồng hành với cộng đồng người có HIV và nhóm dân cư dễ bị tổn thương như nhóm người không có giấy tờ tuỳ thân, nhóm người không có nơi cư trú ổn định… trong chiến dịch bao phủ vaccine ngừa COVID-19 toàn dân, góp phần đẩy lùi đại dịch này tại Việt Nam.
Người có t.iền sử dị ứng, có bệnh nền được khám sàng lọc kỹ trước khi tiêm vaccine COVID-19
Bộ Y tế vừa ban hành Hướng dẫn về khám sàng lọc trước tiêm chủng vaccine COVID-19; trong đó sẽ khám sàng lọc kỹ và tiêm tại bệnh viện với các trường hợp có t.iền sử dị ứng, bệnh nền, có rối loạn đông m.áu…
Đảm bảo an toàn tiêm chủng vaccine COVID-19. Ảnh: TTXVN
Bộ Y tế vừa ban hành Hướng dẫn khám sàng lọc trước tiêm chủng vaccine phòng COVID-19, thay thế Quyết định số 1624/QĐ-BYT của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành Hướng dẫn tạm thời khám sàng lọc trước tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 của AstraZeneca trước đó.
Hướng dẫn này áp dụng cho tất cả các cơ sở khám, chữa bệnh, cơ sở tiêm chủng Nhà nước và tư nhân trên cả nước.
Theo Hướng dẫn mới, mục đích của khám sàng lọc là phát hiện và phân loại các đối tượng đủ điều kiện tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 để đảm bảo an toàn tiêm chủng.
Các đối tượng đủ điều kiện tiêm chủng là: Người trong độ t.uổi tiêm chủng theo khuyến cáo trong hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất và không quá mẫn với hoạt chất hoặc với bất kỳ tá dược nào liệt kê trong thành phần của vaccine; không thuộc các đối tượng cần thận trọng trong tiêm chủng, các đối tượng phải trì hoãn hoặc chống chỉ định với vaccine.
Các đối tượng cần thận trọng tiêm chủng gồm: Người có t.iền sử dị ứng với các dị nguyên khác; người có bệnh nền, bệnh mạn tính được điều trị ổn định; người mất tri giác, mất năng lực hành vi; người trên 65 t.uổi; người có t.iền sử giảm tiểu cầu hoặc rối loạn đông m.áu, người có bệnh mạn tính có phát hiện thấy bất thường dấu hiệu sống (Mạch dưới 60 lần/phút hoặc trên 100 lần/phút; huyết áp tối thiểu dưới 60 mmHg hoặc trên 90 mmHg hoặc huyết áp tối đa dưới 90 mmHg hoặc trên 140 mmHg; nhịp thở trên 25 lần/phút hoặc SpO2 dưới 94% (nếu có). Các đối tượng này phải được khám sàng lọc kỹ và cần được tiêm chủng tại bệnh viện hoặc cơ sở y tế có đủ năng lực hồi sức cấp cứu ban đầu, gồm
Các đối tượng trì hoãn tiêm chủng gồm: Những người đang mắc bệnh cấp tính hoặc mạn tính đang tiến triển, chưa kiểm soát được; những người bị suy giảm khả năng đáp ứng miễn dịch nặng, ung thư giai đoạn cuối, xơ gan mất bù; trong vòng 14 ngày trước có điều trị corticoid liều cao hoặc điều trị hóa trị, xạ trị; những người đã mắc COVID-19 trong vòng 6 tháng; phụ nữ mang thai và phụ nữ đang nuôi con bằng sữa mẹ.
Các đối tượng chống chỉ định tiêm chủng gồm: Người có t.iền sử phản vệ từ độ 2 trở lên với bất kỳ dị nguyên nào; có bất cứ chống chỉ định nào theo công bố của nhà sản xuất.
Bộ Y tế cũng hướng dẫn, trong khâu khám sàng lọc trước tiêm chủng gồm các bước:
Hỏi t.iền sử bệnh về tình trạng sức khỏe hiện tại; t.iền sử tiêm vaccine phòng COVID-19; t.iền sử dị ứng; t.iền sử tiêm vaccine khác trong 14 ngày qua; t.iền sử mắc COVID-19; t.iền sử mắc COVID-19; t.iền sử suy giảm miễn dịch nặng, ung thư giai đoạn cuối, có đang dùng thuốc corticoid, ức chế miễn dịch, xạ trị…; t.iền sử bệnh nền như viêm phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), đái tháo đường, các bệnh thần kinh mạn tính, các bệnh tim mạch mạn tính; t.iền sử rối loạn đông m.áu, cầm m.áu hoặc đang dùng thuốc chống đông; có phải là phụ nữ mang thai và phụ nữ đang nuôi con bằng sữa mẹ…
Sau bước hỏi tình trạng sức khoẻ hiện tại, nhân viên y tế tiến hành đ.ánh giá lâm sàng, phát hiện các bất thường về dấu hiệu sống như: Đo thân nhiệt, huyết áp, đếm mạch, đếm nhịp thở hoặc SpO2 (nếu có) với những người có bệnh nền; quan sát toàn trạng… Ghi nhận bất kỳ biểu hiện bất thường nào quan sát thấy ở người đến tiêm để hỏi lại về t.iền sử sức khỏe.
Kết luận sau khám sàng lọc, những người đủ điều kiện tiêm chủng sẽ được chỉ định tiêm chủng ngay; trì hoãn tiêm chủng với những trường hợp có ít nhất một yếu tố phải trì hoãn; chuyển tiêm và theo dõi tại bệnh viện với những trường hợp có yếu tố thận trọng tiêm chủng, phát hiện sau khi thăm khám. Nhân viên y tế cũng không chỉ định tiêm cho những người có chống chỉ định tiêm chủng.
Những người đến tiêm chủng sau khi được thăm khám, nếu đủ điều kiện tiêm chủng sẽ được tư vấn và ký giấy cam kết đồng ý tiêm chủng.