Mỗi khi đến kì k.inh n.guyệt nhiều chị em gặp phải tình trạng đau bụng “lên bờ xuống ruộng”, nhẹ thì đổ mồ hôi, nặng thì nằm bẹp trên giường gây ra nhiều ảnh hưởng tới sinh hoạt thường ngày.
Một nghiên cứu trên tạp chí Journal Of Alternative And Complementary Medicin e cho thấy, gừng là một thực phẩm tốt cho sức khỏe của “cô bé”. Đồng thời, khi hội chứng t.iền k.inh n.guyệt (PSM) xảy ra thì gừng được ví như loại thuốc tự nhiên có thành phần tương tự như ibuprofen trong việc giảm đau bụng kinh cùng các triệu chứng khác.
3 lý do nên chọn gừng để giảm đau trước và trong kì k.inh n.guyệt
Gừng có tên khoa học là Zingiber officinale Rose , phổ biến trong các bài thuốc và là gia vị cho nhiều món ăn gia đình.
Theo BMC gừng còn là vị thuốc trong việc giảm buồn nôn, giảm đau nhức xương khớp và hỗ trợ ngăn ngừa ốm nghén hiệu quả.
Theo Đông Y, gừng có tính ấm. Thành phần của gừng chủ yếu là tinh dầu, trong đó có các thành phần: – zingiberen, ar – curcumen, – farnesen, – camphen, – phelandren, eucalyptol, các hợp chất alcol: geraniol, linalol, borneol, zingeron, zingerol,…
Trong một nghiên cứu được công bố vào năm 2009 thì những người sử dụng 250mg gừng trong 3 ngày liên tiếp kể từ thời điểm bắt đầu chu kì k.inh n.guyệt đều có tác dụng tốt tương tự như dùng các thuốc giảm đau chứa ibuprofen.
Một nghiên cứu khác, được công bố trên BMC năm 2012, đã phân tích việc sử dụng bột từ rễ gừng hoặc giả dược ở 120 người bị đau bụng kinh nguyên phát mức độ vừa hoặc nặng. Kết quả phát hiện ra rằng có sự khác biệt đáng kể về mức độ đau giữa nhóm dùng gừng và nhóm dùng giả dược. Cụ thể, nhóm dùng gừng hai ngày trước khi bắt đầu chu kì và 3 ngày tiếp theo của chu kì cho thấy thời gian đau giảm xuống ngắn nhất.
Gừng có đặc tính giảm đau tự nhiên
Gừng có chứa một loại enzyme gọi là zingibain giúp bảo vệ cơ thể bạn khỏi bị viêm nhiễm. Zingibain giúp ức chế sản xuất một chất hóa học gây viêm gọi là prostaglandin . Đây là cùng một chất hóa học chịu trách nhiệm cho sự co bóp của tử cung của bạn. Đương nhiên, lượng prostaglandin cao hơn gây ra các cơn co thắt nghiêm trọng hơn và chuột rút.
Giảm đau đầu và buồn nôn
Trong giai đoạn PSM rất nhiều phụ nữ gặp phải tình trạng buồn nôn, đau đầu. Một nghiên cứu được công bố trên International Scholarly Research Notices cho thấy rằng, cơn đau đầu do PSM đã giảm đi đáng kể sau khi sử dụng gừng. Đồng thời nhóm phụ nữ này cũng ít bị rối loạn tiêu hóa và buồn nôn hơn.
Lưu thông k.inh n.guyệt
Nếu bạn là người đang phải đối mặt với tình trạng ra quá nhiều k.inh n.guyệt thì gừng có thể hỗ trợ kiểm soát nó. Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Phytotherapy Research cho thấy việc tiêu thụ gừng thường xuyên trong ba tháng có thể làm giảm lượng m.áu c.hảy ra mỗi khi đến kì.
Và mặc dù chất lượng của các bằng chứng này là trên quy mô nhỏ nhưng đều cho ra kết quả nhất quán là gừng giúp giảm mức độ prostaglandin gây đau (cũng như chống lại sự mệt mỏi thường liên quan đến hội chứng t.iền k.inh n.guyệt). Gừng cũng có những lợi ích sức khỏe khác. Nên dù tin hay không bạn vẫn có thể pha một cốc trà gừng ấm để thưởng thức trong kì k.inh n.guyệt.
Công thức nước gừng giúp giảm đau bụng kinh hiệu quả
Với công thức trà gừng giảm đau bụng kinh bạn có thể thực hiện tại nhà theo các bước đơn giản sau:
Chuẩn bị: Một chút gừng khô hoặc gừng tươi đã cạo vỏ rửa sạch
Cách thực hiện:
– Cho gừng đã chuẩn bị vào nước sạch rồi đun sôi hỗn hợp trong vòng 5 phút
– Tắt bếp, thêm một lượng vừa phải mật ong, nước cốt chanh hoặc muối vào tách trà rồi rót hỗn hợp trà gừng vừa đun vào. Uống một cách chậm rãi.
Lưu ý, bạn có thể uống 2 lần một ngày với một tách nhỏ để thấy hiệu quả.
Uống trà gừng có gây ra tác dụng phụ không?
Các nhà khoa học cho biết, việc uống trà gừng để giảm đau bụng kinh không đúng cách cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn như tiêu chảy hay ợ chua.
Ngoài ra với người đang gặp vấn đề về rối loạn c.hảy m.áu cũng không nên uống trà gừng. Hoặc người đang sử dụng các loại thuốc, thực phẩm chức năng có liên quan tới quá trình tuần hoàn m.áu nếu muốn uống cần tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Hội chứng nôn chu kỳ do đâu?
Nôn chu kỳ là hội chứng thường gặp ở nhiều lứa t.uổi. T.rẻ e.m phổ biến hơn người lớn.
Bệnh tuy không nguy hiểm tính mạng nhưng gây khó chịu cho người bệnh và có thể gây biến chứng nặng nếu không được điều trị kịp thời.
Triệu chứng
Các triệu chứng của hội chứng nôn chu kỳ thường bắt đầu vào buổi sáng. Các dấu hiệu và triệu chứng bao gồm:
Ba lần hoặc nhiều hơn các đợt nôn mửa bắt đầu cùng một lúc và kéo dài trong một khoảng thời gian tương tự.
Giữa các đợt sức khỏe nói chung bình thường, không có cảm giác buồn nôn.
Buồn nôn và đổ mồ hôi dữ dội trước khi một đợt nôn chu kỳ bắt đầu.
Buồn nôn có thể dai dẳng và dữ dội. Không giống như hầu hết các rối loạn tiêu hóa khác, nôn mửa trong nôn chu kỳ có thể không làm giảm cảm giác buồn nôn. T.rẻ e.m có thể bị nôn vọt, thường xuyên từ bốn lần trở lên mỗi giờ với nhịp độ cao nhất là 5-15 phút một lần. Sau khi thức ăn trong dạ dày đã hết, các bé có thể tiếp tục thở phập phồng.
Các triệu chứng có thể nghiêm trọng đến mức người bệnh không thể đi lại hoặc nói chuyện và trong một số trường hợp có thể xuất hiện bất tỉnh hoặc hôn mê.
Các đợt nôn có thể khiến người bệnh khó giao tiếp xã hội(không nên nhầm lẫn với một nguyên nhân tâm thần). Uống nước để làm loãng mật và do đó giảm buồn nôn là cách phổ biến. Nhiều người tắm hoặc tắm nước nóng kéo dài để giảm bớt cảm giác buồn nôn.
Các dấu hiệu và triệu chứng khác trong một đợt nôn mửa có thể bao gồm: đau bụng, tiêu chảy, chóng mặt, nhạy cảm với ánh sáng, đau đầu, ợ hơi.
Nguyên nhân
Nguyên nhân cơ bản của hội chứng nôn chu kỳ vẫn chưa được biết rõ. Một số nguyên nhân có thể bao gồm di truyền, đặc biệt liên quan đến chứng đau nửa đầu; các vấn đề về hệ thần kinh đặc biệt hệ thận kinh thực vật và mất cân bằng hormone; Các rối loạn nhu động ruột như rối loạn co thắt dạ dày, hội chứng ruột kich thích…
Các cơn nôn có thể được kích hoạt bởi: cảm lạnh, dị ứng hoặc các vấn đề về xoang, căng thẳng hoặc phấn khích (đặc biệt là ở t.rẻ e.m), lo lắng hoặc hoảng sợ (đặc biệt là ở người lớn), một số loại thực phẩm và đồ uống như rượu, caffein, sô cô la hoặc pho mát, ăn quá no, ăn ngay trước khi đi ngủ hoặc nhịn ăn, thời tiết nóng, kiệt quệ về thể chất, tập thể dục quá nhiều, hành kinh, say tàu xe. Xác định các yếu tố gây ra các đợt nôn có thể giúp kiểm soát hội chứng nôn chu kỳ..
Các yếu tố nguy cơ
Nhiều trẻ mắc hội chứng nôn trớ chu kỳ có t.iền sử gia đình bị chứng đau nửa đầu hoặc bản thân mắc chứng đau nửa đầu khi lớn lên. Ở người lớn, mối liên quan giữa hội chứng nôn chu kỳ và chứng đau nửa đầu có thể ít hơn.
Sử dụng cần sa mãn tính cũng có liên quan đến hội chứng nôn chu kỳ vì một số người sử dụng cần sa để giảm buồn nôn. Tuy nhiên, việc sử dụng cần sa mãn tính có thể dẫn đến một tình trạng gọi là hội chứng buồn nôn do cần sa, dẫn đến nôn liên tục mà không có thời gian trở lại bình thường. Hội chứng nôn do cần sa có thể bị nhầm lẫn với hội chứng nôn chu kỳ. Để loại trừ, bệnh nhân cần ngừng sử dụng cần sa ít nhất một đến hai tuần để xem liệu tình trạng nôn có giảm bớt hay không. Nếu không, bác sĩ sẽ tiếp tục kiểm tra hội chứng nôn chu kỳ.
Các biến chứng
Hội chứng nôn theo chu kỳ có thể gây ra những biến chứng sau: mất nước, nôn nhiều khiến cơ thể mất nước nhanh chóng. Những trường hợp mất nước nghiêm trọng có thể cần được điều trị tại bệnh viện. Tổn thương thực quản do axit trong dạ dày đi kèm với chất nôn. Đôi khi thực quản bị tổn thương đến mức c.hảy m.áu. Axit trong chất nôn có thể ăn mòn men răng.