Chủ động phòng, chống dịch bệnh mùa hè

Hiện nay thời tiết đang chuyển sang mùa hè, khí hậu nóng ẩm là điều kiện lý tưởng cho côn trùng và một số loại vi khuẩn phát triển mạnh, trong khi ý thức và hành vi vệ sinh phòng bệnh của một số người dân chưa cao là những điều kiện thuận lợi cho dịch bệnh phát sinh và phát triển.

Trong đó có các bệnh lây truyền qua đường hô hấp, đường tiêu hóa như COVID-19, sởi, cúm, tay chân miệng, tiêu chảy do vi-rút Rota…; các bệnh do muỗi truyền nhiễm như sốt xuất huyết, viêm não do vi-rút… thường có nguy cơ gia tăng số ca mắc và có thể bùng phát dịch bệnh.

chu dong phong chong dich benh mua he 9c2 5825656

Cho trẻ trong độ t.uổi đi tiêm chủng đầy đủ theo chương trình tiêm chủng mở rộng để phòng, chống dịch bệnh.

Để chủ động phòng, chống dịch ngay từ đầu mùa hè năm 2021 và không để dịch chồng dịch, ngành y tế đã chủ động xây dựng kế hoạch phòng, chống dịch bệnh. Đồng thời chỉ đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, trung tâm y tế các huyện, thị xã, thành phố chủ động giám sát để có biện pháp dự phòng tích cực, phối hợp công tác điều trị, khống chế không để lây lan thành dịch; tăng cường truyền thông để người dân nâng cao nhận thức, hình thành ý thức vệ sinh phòng, chống dịch bệnh.

Hoạt động truyền thông, giáo dục sức khỏe được tổ chức bằng nhiều hình thức như: tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về phòng, chống dịch bệnh mùa hè; cán bộ y tế làm công tác dự phòng tuyên truyền, phổ biến cho người dân cách phát hiện các loại dịch bệnh và biện pháp dự phòng tại cộng đồng; vận động Nhân dân đưa trẻ đi tiêm chủng đúng lịch, đủ mũi tiêm; thực hiện ăn chín, uống sôi, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm; thực hiện vệ sinh môi trường xung quanh nhà ở, phát quang bụi rậm quanh nhà, tạo không gian nơi sinh sống thoáng đãng, khơi thông cống rãnh, diệt loăng quăng, bọ gậy, các hoạt động dọn bỏ vật dụng phế thải đọng nước là nơi muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết đẻ trứng và phát triển… để phòng chống bệnh sốt xuất huyết. Triển khai quyết liệt công tác kiểm soát dịch bệnh, tăng cường các hoạt động giám sát, phát hiện sớm, cách ly, đáp ứng ngay, xử lý triệt để ổ dịch, không để lan rộng và kéo dài tại cộng đồng; đẩy mạnh công tác tiêm chủng mở rộng, bảo đảm đạt tỷ lệ trên 95% quy mô xã, phường, thị trấn; tăng cường lấy mẫu xét nghiệm xác định tác nhân gây bệnh; củng cố các đội chống dịch cơ động, đội cấp cứu lưu động sẵn sàng điều tra, xác minh, đ.ánh giá, xử lý ổ dịch và hỗ trợ tuyến dưới trong việc khống chế ổ dịch, cấp cứu, điều trị khi cần thiết. Chuẩn bị đầy đủ kinh phí, thuốc, phương tiện, vật tư, hóa chất cho công tác cấp cứu, điều trị bệnh nhân và đáp ứng các tình huống dịch bệnh. Tổ chức tập huấn, cập nhật kiến thức về giám sát phát hiện bệnh và điều trị ở tất cả các tuyến để nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ y tế.

Tại huyện Thạch Thành, ngay từ đầu năm, việc giám sát phòng, chống dịch bệnh được triển khai chủ động, tích cực. Đặc biệt là chủ động giám sát, phòng, chống dịch bệnh COVID-19. Trung tâm Y tế huyện đã xây dựng kế hoạch, đưa ra các giải pháp phòng chống dịch cụ thể. Một trong những biện pháp quan trọng trong công tác phòng, chống dịch bệnh là đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức trong cộng đồng về phòng, chống các loại bệnh dễ phát sinh như bệnh tay chân miệng, tiêu chảy cấp, sốt xuất huyết, dịch sởi, sốt phát ban nghi sởi… Thường xuyên cử cán bộ hướng dẫn các trạm y tế xã, trường học và cộng đồng dân cư trong việc thực hiện công tác vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm. Đồng thời thường xuyên chỉ đạo các địa phương tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh tại địa bàn. Chủ động kiểm tra, giám sát và chuẩn bị đầy đủ thuốc, vật tư, hóa chất phòng chống dịch bệnh. Vì thế huyện đã kiểm soát tốt tình hình bệnh dịch mùa hè, 5 tháng đầu năm 2021, trên địa bàn không có dịch bệnh lớn xảy ra.

Thầy thuốc Ưu tú, Tiến sĩ Lương Ngọc Trương, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, cho biết: Nhờ tăng cường giám sát, xử lý kịp thời các ca bệnh, nên nhìn chung, tình hình dịch bệnh trên địa bàn tỉnh thời gian qua được kiểm soát tốt. Tuy nhiên, dự báo mùa hè năm nay thời tiết tiếp tục diễn biến thất thường gây khó khăn cho công tác dự đoán, phòng chống dịch bệnh. Để phòng chống dịch bệnh có hiệu quả, ngoài sự vào cuộc của ngành y tế, mỗi người dân cần tích cực tham gia bằng những hành động, việc làm thiết thực, nhất là thực hiện tiêm chủng cho con em, bản thân đối với những bệnh có thể phòng được bằng vắc-xin tiêm chủng và thực hiện tốt những khuyến cáo của ngành y tế. Khi bản thân và người thân trong gia đình nghi bị bệnh, cần đến ngay các cơ sở y tế nơi gần nhất để được tư vấn và điều trị kịp thời… Có như vậy mới có thể giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm thường xảy ra vào mùa hè.

Ngăn chặn dịch tay chân miệng bùng phát

Hiện nay, thời tiết đang chuyển sang mùa hè với khí hậu nóng ẩm thât thương, là thời điểm thuận lợi để bệnh tay chân miệng ở t.rẻ e.m phát triển, ảnh hưởng tới sức khỏe con trẻ.

So với cùng kỳ năm 2020, năm nay số ca mắc tay chân miệng trên cả nước tăng 1,9 lần. Để ngăn chặn bệnh bùng phát, ngành y tế tại các địa phương cần nâng cao các biện pháp phòng dịch.

Tăng số ca mắc tay chân miệng

Ông Khổng Minh Tuấn, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội cho biết, bệnh tay chân miệng là dịch bệnh lưu hành thường xuyên, hằng năm trên địa bàn Hà Nội vẫn ghi nhận từ 1.000 – 3.000 trường hợp mắc. Trong tuần qua trên địa bàn thành phố đã ghi nhận thêm 32 trường hợp mắc tay chân miệng, cộng dồn từ đầu năm đến nay toàn thành phố đã ghi nhận 114 ca (so với cùng kỳ năm ngoái là 20 ca), số ca mắc tăng hơn 5 lần so với cùng kỳ năm 2020.

Ông Tuấn cho biêt, hiện ghi nhận số ca mắc tay chân miệng tại Hà Nội ở mức độ rải rác. Để chủ động phòng chống dịch bệnh tay chân miệng, Hà Nội đã chỉ đạo các địa phương, các phòng giáo dục và đào tạo phối hợp với trung tâm y tế các địa phương triển khai các biện pháp phòng chống bệnh tay chân miệng trong trường học.

Những ngày gần đây tại Bệnh viện Nhi Trung ương đã ghi nhận nhiều bệnh nhi đến khám và nhập viện do mắc bệnh tay chân miệng; trung bình khoảng 5 – 6 bệnh nhi/ngày; phần lớn các ca bệnh có biểu hiện nhẹ, chưa có trường hợp nặng.

Biểu hiện các ca bệnh như: sốt nhẹ, nổi ban ở lòng bàn tay, bàn chân; các bác sĩ đã hướng dẫn về điều trị, chăm sóc tại nhà. Nhưng với những bệnh nhi có biểu hiện sốt cao, mạch nhanh, đã được chỉ định nhập viện theo dõi chăm sóc, phòng các biến chứng nặng.

TS.BS. Nguyễn Văn Lâm, Giám đốc Trung tâm Y học lâm sàng các bệnh nhiệt đới t.rẻ e.m (Bệnh viện Nhi Trung ương) cho biết: Tuy chưa ghi nhận nhiều ca biến chứng nặng do mắc bệnh tay chân miệng, nhưng số ca mắc năm nay có dấu hiệu tăng so với 2 năm trước. Cụ thể, nếu cùng kỳ năm 2019, trung tâm tiếp nhận khoảng 70 ca bệnh, năm 2020, con số này là 19 – 20 ca; thì đầu năm 2021 đã ghi nhận hơn 120 ca. Đây là con số cần theo dõi, cảnh giác để tránh nguy cơ bùng phát dịch.

Tại khu vực phía Nam, bệnh tay chân miệng đang bùng phát dịch mạnh. Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP. Hồ Chí Minh cho biết, trong 3 tháng đầu năm 2021, số ca bệnh tay chân miệng đã tăng gần gấp đôi so với trung bình cùng kỳ từ năm 2017-2020.

Đáng lưu ý, số ca bệnh tay chân miệng nặng (độ 2B trở lên) đang có khuynh hướng gia tăng. Hiện nay, TP. Hồ Chí Minh có nguy cơ bùng phát dịch tay chân miệng với xu hướng gia tăng các ca bệnh có biến chứng nặng giống như đợt dịch tay chân miệng vào năm 2011.

Số trẻ mắc tay chân miệng trên 3 t.uổi nhiều hơn trước (thường bệnh tay chân miệng chủ yếu trẻ dưới 3 t.uổi bị nặng). Nguyên nhân có thể vì năm ngoái, các biện pháp phòng chống COVID-19, cách ly xã hội, trẻ không đi học nên dịch bệnh tay chân miệng gần như mất luôn, vì vậy số trẻ không có miễn dịch trong cộng đồng sẽ nhiều hơn.

ngan chan dich tay chan mieng bung phat 580 5737842

Cán bộ y tế chăm sóc bệnh nhi mắc bệnh tay chân miệng.

Chích vỡ mụn, không tắm, không vệ sinh bằng nước sẽ khiến bệnh nặng hơn

Các chuyên gia y tế khuyến cáo, bệnh tay chân miệng là một hội chứng bệnh ở người do virus đường ruột thuộc họ Picornaviridae gây ra. Giống virus gây bệnh tay chân miệng phổ biến nhất là Coxackievirus (nhóm A16) và Enterovirus type 71 (EV71). Bệnh thường được đặc trưng bởi sốt, đau họng và nổi ban có bọng nước. Đây là bệnh thường gặp ở t.rẻ e.m dưới 3 t.uổi, hiếm gặp hơn ở nhóm trẻ dưới 6 tháng và trên 5 t.uổi.

Bệnh tay chân miệng rất dễ lây lan do tiếp xúc với các dịch tiết mũi họng, nước bọt, chất dịch từ các bọng nước hoặc phân của người bệnh. Giai đoạn lây lan mạnh nhất là tuần đầu tiên bị bệnh. Thời kỳ ủ bệnh thường từ 3-7 ngày. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm não, viêm màng não, viêm cơ tim, viêm phổi…

Hầu hết trẻ mắc tay chân miệng thời gian gần đây đều dưới 5 t.uổi. Thông thường diễn biến bệnh trong vòng 5-7 ngày, nhưng với những trường hợp nặng thì ngay ngày đầu tiên hoặc ngày thứ 2 đã có biểu hiện rõ rệt. Mặc dù tỷ lệ trẻ bị tổn thương não do tay chân miệng không quá cao nhưng nếu trẻ bị biến chứng nặng có thể gây tổn thương thân não, để lại di chứng nặng như: Viêm não, tim mạch, phù phổi cấp… Ở thể tối cấp, bệnh có thể gây ra tình trạng nặng cho bệnh nhi và t.ử v.ong nếu không được chăm sóc và điều trị kịp thời.

Khi trẻ bị tay chân miệng, nhiều phụ huynh luôn cho rằng cần phải kiêng gió, kiêng tắm cho trẻ. Tuy nhiên, đây là việc làm không có căn cứ khoa học, khiến bệnh của trẻ thêm trầm trọng.

Theo các chuyên gia y tế: Việc kiêng tắm, kiêng gió và châm chích cho mụn vỡ ra mà một số phụ huynh làm là những nguyên nhân khiến cho bệnh của trẻ trầm trọng hơn, gây bội nhiễm vi khuẩn, rất nguy hiểm. Do đó, cha mẹ không được chích vỡ mụn và nên tắm rửa nhẹ nhàng, sạch sẽ cho con bằng xà phòng ở nơi kín gió đề phòng trẻ bị cảm lạnh.

Do bệnh tay chân miệng chưa có vắc-xin và thuốc đặc trị nên phụ huynh cần chú ý phòng bệnh cho trẻ. Cần hạn chế tiếp xúc với bệnh nhân nếu không thực sự cần thiết; sau khi chăm sóc bệnh nhân, cần rửa tay kỹ với xà phòng; giặt các đồ dùng của bệnh nhân và lau phòng ở của bệnh nhân bằng các dung dịch sát khuẩn; cần theo dõi chặt chẽ những trẻ có biểu hiện sốt trong vùng dịch; cho trẻ nghỉ học đến khi khỏi bệnh.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *