Nghiên cứu mới cho thấy những người tiêu thụ 2 phần trái cây mỗi ngày có tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường loại 2 thấp hơn 36% so với những người tiêu thụ ít hơn 1/2 khẩu phần.
Tiểu đường là một bệnh mãn tính với biểu hiện lượng đường trong m.áu luôn cao hơn mức bình thường do cơ thể bị thiếu hụt hoặc đề kháng với insulin, dẫn đến rối loạn chuyển hóa đường trong m.áu.
Căn bệnh này là một gánh nặng sức khỏe cộng đồng rất lớn. Khoảng 463 triệu người trưởng thành trên toàn thế giới đang sống chung với bệnh tiểu đường vào năm 2019 và đến năm 2045, con số này dự kiến sẽ tăng lên 700 triệu người.
Ước tính có khoảng 374 triệu người có nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường loại 2, dạng tiểu đường phổ biến nhất. Một chế độ ăn uống và lối sống lành mạnh có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường của một người.
Nghiên cứu mới cho thấy những người tiêu thụ hai phần trái cây mỗi ngày có tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường loại 2 thấp hơn 36% so với những người tiêu thụ ít hơn một nửa khẩu phần. (Ảnh minh họa)
Tác giả nghiên cứu mới được công bố trên Tạp chí Nội tiết & Chuyển hóa Lâm sàng của Hiệp hội Nội tiết, Nicola Bondonno, Tiến sĩ tại Viện Nghiên cứu Dinh dưỡng của Đại học Edith Cowan ở Perth (Úc), cho biết: “Chúng tôi nhận thấy những người tiêu thụ khoảng 2 phần trái cây mỗi ngày có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 thấp hơn 36% trong 5 năm tới so với những người tiêu thụ ít hơn nửa phần trái cây mỗi ngày.
Ngoài ra không thấy kết quả tương tự đối với nước ép trái cây. Những phát hiện này chỉ ra rằng một chế độ ăn uống và lối sống lành mạnh bao gồm tiêu thụ trái cây nguyên bản là một chiến lược tuyệt vời để giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường”.
Nhóm nghiên cứu đã xem xét dữ liệu từ 7675 người tham gia từ Nghiên cứu về bệnh tiểu đường, béo phì và lối sống của Viện Đái tháo đường ở Úc.
Những người tham gia đã cung cấp thông tin về lượng trái cây và nước ép trái cây họ dùng thông qua bảng câu hỏi tần suất thực phẩm. Họ nhận thấy những người ăn nhiều trái cây hơn có tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường thấp hơn 36% sau 5 năm.
Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy mối liên hệ giữa việc ăn trái cây và các dấu hiệu nhạy cảm với insulin, có nghĩa là những người ăn nhiều trái cây phải sản xuất ít insulin hơn để giảm mức đường huyết.
Tiến sĩ Bondonno nói: “Điều này rất quan trọng vì lượng insulin tuần hoàn cao (tăng insulin m.áu) có thể làm hỏng mạch m.áu và không chỉ liên quan đến gây tiểu đường mà còn cả huyết áp cao, béo phì và bệnh tim mạch”.
Ăn trái cây hai lần một ngày có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2
Một nghiên cứu mới cho thấy, những người tiêu thụ hai phần trái cây mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2.
Ở thời điểm hiện tại, bệnh tiểu đường không thể chữa dứt điểm hoàn toàn. Tuy nhiên, bạn có thể thực hiện một số thay đổi lối sống để kiểm soát hoặc giúp tránh hoàn toàn việc phát triển bệnh tiểu đường loại 2.
Việc đơn giản nhất bạn có thể làm là thêm một số loại thực phẩm cụ thể vào bữa ăn hàng ngày, để giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường một cách đáng kể.
Tiêu thụ hai phần trái cây mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2. Ảnh: NHẬT LINH
Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí The Journal of Clinical Endocrinology and Metabolism cho biết, ăn trái cây hai lần một ngày có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Các nhà nghiên cứu đã phân tích dữ liệu về việc tiêu thụ trái cây của hơn 7.600 người tham gia trong nghiên cứu về bệnh tiểu đường, béo phì và lối sống của Viện Baker Heart and Diabetes Australia. Theo nghiên cứu, những người tham gia ăn trái cây nguyên quả có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 thấp hơn 36% trong vòng 5 năm so với những người tiêu thụ ít hơn nửa khẩu phần trái cây mỗi ngày. Tuy nhiên, bạn phải ăn cả trái cây.
Tiến sĩ Nicola Bondonno, đồng tác giả của nghiên cứu và là nhà nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Dinh dưỡng của Đại học Edith Cowan ở Perth, Australia, cho biết: “Những phát hiện này chỉ ra rằng, một chế độ ăn uống và lối sống lành mạnh bao gồm cả việc tiêu thụ toàn bộ trái cây là một chiến lược tuyệt vời để giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Chúng tôi không phát hiện những khả năng tương tự đối với nước trái cây.”
Nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng, có mối liên quan giữa việc ăn trái cây và các dấu hiệu nhạy cảm với insulin. Những người ăn nhiều trái cây cũng sản xuất ít insulin hơn.
Insulin là một loại hormone giúp điều chỉnh lượng đường trong m.áu, nhưng theo nghiên cứu, những người ăn nhiều trái cây sản xuất ít insulin hơn để giảm lượng đường trong m.áu.
Cả lượng đường trong m.áu cao liên tục và lượng insulin cao đều có thể gây hại cho sức khỏe của một người. Theo WebMD, lượng đường trong m.áu cao liên tục có thể làm hỏng dây thần kinh, mạch m.áu và các cơ quan.
Kiwi có nhiều chất xơ và ít carbohydrate, hỗ trợ tích cực trong việc kiểm soát lượng đường trong m.áu. Ảnh: NHẬT LINH
Tiến sĩ Bondonno giải thích: “Lượng insulin tuần hoàn cao (tăng insulin m.áu) có thể làm hỏng mạch m.áu và không chỉ liên quan đến bệnh tiểu đường mà còn liên quan đến huyết áp cao, béo phì và bệnh tim.”
Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) cho biết: “Các triệu chứng của bệnh tiểu đường loại 2 thường phát triển trong vài năm và có thể diễn ra trong một thời gian dài mà không được chú ý. Các triệu chứng phổ biến của bệnh tiểu đường bao gồm đi tiểu thường xuyên, khát nước, đói, nhìn mờ, tê hoặc ngứa ran bàn tay và bàn chân, mệt mỏi và khô da.”