Tiểu Hải (15 t.uổi, Trung Quốc) được chẩn đoán bị suy thận rất nghiêm trọng, có thể phải điều trị bằng cách chạy thận suốt phần đời còn lại.
Bố mẹ Tiểu Hải là lãnh đạo của một cơ quan, do đó, họ ngày nào cũng bận rộn và không có thời gian chăm sóc con cái. Từ khi Tiểu Hải được sinh ra đều do một tay bà nội. Bà nội rất nuông chiều cháu trai, nhưng đôi khi chính vì quá chiều chuộng mà thực sự làm hại đ.ứa t.rẻ.
Tiểu Hải từ nhỏ đã thích uống các loại nước ngọt như nước trái cây, nước ngọt, trà sữa… Nhiều người biết rằng điều này không tốt cho sự phát triển của trẻ, nhưng bà nội cậu không quan tâm đến điều đó. Chỉ cần Tiểu Hải muốn, bà sẽ mua cho cậu. Bà nội còn thường xuyên cho Tiểu Hải ăn óc lợn, nói ăn gì bổ nấy, không cần biết món ăn đó có phù hợp với trẻ hay không.
Có một khoảng thời gian, Tiểu Hải luôn trong tình trạng mệt mỏi, thiếu năng lượng, bà nội nghĩ Tiểu Hải học hành quá mệt mỏi, bà bèn trách móc cô giáo hà khắc, ngày nào cũng giao quá nhiều bài tập về nhà nên cháu của bà kiệt sức.
Điều mà bà nội không ngờ, đó là sự bất thường của đ.ứa t.rẻ thực chất là do suy thận. Buổi sáng, Tiểu Hải đột nhiên đi tiểu ra m.áu, bà nội nhận ra mức độ nghiêm trọng của vấn đề, vội vàng gọi bố mẹ cậu bé rồi cùng nhau đến bệnh viện.
Bác sĩ nói rằng tình trạng suy thận của Tiểu Hải rất nghiêm trọng và cậu cần được điều trị lọc m.áu ngay lập tức. Liệu chàng trai có thể bình phục hay không, có nên dựa vào việc chạy thận để duy trì hay không thì còn phải xem xét. Đồng thời, bác sĩ cũng chỉ ra rằng bệnh suy thận của Tiểu Hải có liên quan đến việc ăn óc lợn và uống nước ngọt trong thời gian dài.
Óc lợn và nước ngọt phá hủy thận
1. Óc lợn
Nhiều người tin vào việc “ăn gì bổ nấy”, nhưng thực tế điều này hoàn toàn không có cơ sở khoa học. Vì vậy, không thể dùng óc lợn với mong muốn bổ não, giúp tăng trí thông minh.
Mặc dù óc lợn chứa nhiều protein nhưng hàm lượng cholesterol và chất béo cũng rất cao, cứ 100g óc lợn thì hàm lượng cholesterol lên tới 2,5g, tức là khoảng 8 lần so với cùng một lượng lòng đỏ trứng.
Cholesterol quá cao sẽ làm tăng đáng kể nguy cơ mắc bệnh thận như suy thận.
2. Nước ngọt
Cuộc sống ngày càng phong phú, ngày càng có nhiều người trẻ say mê các loại nước ngọt như cola, nước hoa quả, trà sữa… Tuy nhiên, các nghiên cứu quốc tế đã chỉ ra rằng, càng uống nhiều đồ uống có ga thì nguy cơ nhiễm độc niệu càng cao.
Uống thêm một ly đồ uống có ga mỗi ngày sẽ làm tăng 29% nguy cơ suy thận. Vì đường, axit xitric, sắc tố và các thành phần hóa học khác trong đồ uống có ga sẽ làm tăng gánh nặng chuyển hóa của thận và ảnh hưởng đến chức năng của thận.
Với những ai uống nước ngọt như nước lọc hàng ngày thì sẽ dễ gây gánh nặng chuyển hóa cho thận và đẩy nhanh quá trình phát sinh bệnh.
Nguồn và ảnh: Aboluowang, The Healthy
Biến chứng khó lường của sỏi niệu quản
Những cơn đau âm ỉ đến đau quặn thận, đau dữ dội, thậm chí đi tiểu ra m.áu, ra mủ,… đó là những triệu chứng của bệnh sỏi niệu quản gây ra. Sỏi niệu quản là bệnh lý không thể chủ quan bởi những hệ lụy đến sức khỏe.
Ca bệnh điển hình
Bệnh nhân nam (63 t.uổi trú tại Lộc Bình, Lạng Sơn), theo lời kể, trong thời gian dài, bệnh nhân có dấu hiệu đau mỏi thắt lưng, tiểu ít nhưng không đi khám. Đến khi có các dấu hiệu đau nặng, mệt mỏi, người nhà mới đưa đến bệnh viện.
Qua thăm khám và làm các xét nghiệm, bác sĩ chẩn đoán: Bệnh nhân bị ứ nước thận 2 bên do sỏi thận, sỏi niệu quản gây tắc nghẽn. Bệnh nhân đã tiến hành phẫu thuật tán sỏi nội soi, nong niệu quản hẹp 2 bên, đặt dẫn lưu.
Tuy nhiên, do 2 thận bị ứ nước trong thời gian dài nên chức năng thận đã suy giảm, dẫn đến suy thận mạn giai đoạn cuối, người bệnh phải chạy thận nhân tạo, lọc m.áu suốt đời.
Sỏi niệu quản là một trong các loại sỏi đường tiết niệu, là bệnh rất hay gặp. Sỏi niệu quản chiếm 28% tỷ lệ bệnh lý sỏi tiết niệu. Sỏi niệu quản thường do sỏi di chuyển từ thận rơi xuống. Đây là bệnh lý gây ra các biến chứng nguy hiểm do bít tắc đường lưu thông của nước tiểu từ thận xuống bàng quang.
Niệu quản là một ống dài dẫn nước tiểu từ thận xuống bàng quang. Niệu quản có 3 vị trí hẹp sinh lý là những điểm thường gây cản trở cho việc sỏi di chuyển xuống dưới sỏi niệu quản 1/3 trên, sỏi niệu quản 1/3 giữa và sỏi niệu quản 1/3 dưới. Việc chia nhỏ theo vị trí sỏi được áp dụng trong việc lựa chọn phương pháp điều trị thích hợp.
Sỏi niệu quản là bệnh lý không thể chủ quan bởi nhiều hệ lụy đến sức khỏe.
Dấu hiệu nhận biết
Khi bị sỏi niệu quản, bệnh nhân đau âm ỉ vùng hố thắt lưng, đau vùng lưng lan dần theo đường đi của sỏi trên niệu quản. Triệu chứng này gặp trong trường hợp sỏi nhỏ.
Đau quặn thận: Khi sỏi rơi từ thận xuống niệu quản gây cơn đau quặn thận với biểu hiện đau đột ngột, mức độ đau dữ dội từng cơn, đau từ vùng thắt lưng lan xuống vùng bẹn và s.inh d.ục. Thời gian đau có thể kéo dài theo hàng phút, hàng giờ, có thể thuyên giảm các cơn đau khi dùng thuốc giảm đau.
Tiểu buốt, tiểu đau hoặc khó chịu mỗi lần đi tiểu. Tiểu rắt tăng tần suất một cách rõ rệt, nước tiểu ít, cảm giác mót tiểu ngay cả khi vừa mới đi xong.
Nước tiểu có màu sắc bất thường như màu hồng, màu đỏ, nâu sẫm,… do viên sỏi di chuyển cọ xát vào niêm mạc gây c.hảy m.áu.
Đi tiểu đục, ra mủ trong trường hợp nhiễm khuẩn tiết niệu kèm các biểu hiện khác như: sốt cao, ớn lạnh, buồn nôn, nôn mửa,… Đi tiểu ra sỏi ít gặp nhưng có giá trị chẩn đoán.
Những biến chứng có thể gặp của sỏi niệu quản
Sỏi niệu quản có thể tiến triển nếu không được điều trị sớm gây ra các biến chứng như ứ nước tại thận gây giãn đài bể thận: Do sỏi chặn đường nước tiểu đi qua, nước tiểu không xuống được bàng quang để đào thải ra ngoài gây tình trạng ứ nước tại thận, giãn đài bể thận, làm ảnh hưởng tới chức năng thận.
Viêm nhiễm khuẩn đường tiết niệu: Khi viên sỏi di chuyển làm tổn thương niêm mạc niệu quản, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển gây viêm, n.hiễm t.rùng đường tiết niệu với biểu hiện sốt cao, người lạnh rét run, hố thắt lưng căng đau. Một vài trường hợp nặng còn gây nhiễm khuẩn huyết.
Suy thận cấp: Sỏi gây tắc hoàn toàn đường niệu quản gây ra triệu chứng vô niệu.
Suy thận mạn: Tình trạng viêm đường tiết niệu kéo dài sẽ gây suy thận mạn, các tế bào thận tổn thương không phục hồi.
Phòng ngừa sỏi niệu quản
Mỗi người cần uống đủ nước, tối thiểu 2 lít nước/ngày, bổ sung đủ chất xơ, vitamin từ các loại rau xanh, trái cây tươi. Quan trọng, mỗi người cần cân đối 2 nhóm thực phẩm chứa canxi và oxalat, nên kết hợp trong cùng một bữa ăn, tránh ăn quá nhiều oxalat một lúc để đảm bảo đủ dưỡng chất cho vào cơ thể và không làm tăng nguy cơ tạo sỏi.
Trong bữa ăn của mọi người, cần giảm lượng muối, không ăn quá 2,3gram muối/ngày (tương đương 1 muỗng cà phê), tránh các thực phẩm chứa trên 20% natri; Giảm đạm động vật từ các loại thịt đỏ, phủ tạng động vật;
Hạn chế sử dụng các đồ ăn chế biến sẵn chứa nhiều dầu mỡ, đường, muối; Tránh lạm dụng rượu, bia, cà phê, t.huốc l.á; Không ngồi quá lâu một tư thế, thường xuyên tập luyện thể dục, kiểm soát tốt cân nặng. Đặc biệt, cần khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần.