Bác sĩ BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương trả lời vì sao Việt Nam không áp dụng biện pháp điều trị F0 tại nhà

BS Nguyễn Trung Cấp, Phó giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, cho biết số lượng ca mắc chưa vượt quá khả năng điều trị nên vẫn đưa tất cả bệnh nhân vào viện điều trị.

bac si bv benh nhiet doi trung uong tra loi vi sao viet nam khong ap dung bien phap dieu tri f0 tai nha 50f 5812596

Trao đổi về vấn đề “Hiện tại, 1 số nước áp dụng phương pháp chữa bệnh cho bệnh nhân COVID-19 tại nhà, nước ta có áp dụng không?”, BS Nguyễn Trung Cấp, Phó giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết:

Ở những nước có số lượng bệnh nhân quá lớn, dịch lưu hành rộng rãi trong cộng đồng, người ta sẽ áp dụng việc điều trị bệnh nhân nhẹ tại nhà, khi nào nặng mới tới bệnh viện. Tuy nhiên, ở Việt Nam, dịch ngoài cộng đồng vẫn đang kiểm soát được, số bệnh nhân chưa vượt quá khả năng điều trị nên chúng ta vẫn ưu tiên chiến lược sẽ điều trị tất cả bệnh nhân tại bệnh viện.

Với những bệnh nhân COVID-19, trong tuần đầu tiên đa số bệnh nhân diễn biến nhẹ, trong tuần thứ 2 một số bệnh nhân diễn biến nặng. Nếu phát hiện sớm dấu hiệu diễn biến nặng và xử lý sớm thì tỉ lệ bệnh nhân rất nặng và nguy kịch giảm đi, số bệnh nhân t.ử v.ong giảm đi.

Nếu chúng ta áp dụng chiến lược giống nước ngoài là trường hợp nhẹ, diễn biến nhẹ điều trị tại nhà thì chúng ta vấp phải 2 vấn đề:

1. Nguy cơ lây nhiễm cho người thân trong gia đình sẽ rất cao.

Đặc biệt là mô hình gia đình của Việt Nam là nhiều thế hệ, có người già, trẻ nhỏ, ở cùng người có bệnh nền. Nếu không may lây sang người có yếu tố t.uổi cao, bệnh nền thì sẽ rất nguy hiểm.

2. Khi điều trị tại nhà, rất khó phát hiện ra những thay đổi bệnh lý từ sớm để chúng ta kiểm soát sớm. Chỉ khi nào rất nặng mới vào viện thì hiệu quả điều trị sẽ thấp hơn.

BS Nguyễn Trung Cấp trả lời về tình hình dịch Covid-19

‘Thần dược’ đâu mà nhiều thế…

Theo BS Nguyễn Trung Cấp, Phó Giám đốc BV Bệnh Nhiệt đới trung ương, nhiều người bệnh chưa được sử dụng thuốc theo đúng phác đồ điều trị nhưng đã dừng lại để sử dụng thuốc nam. Một số người lại tự ý bỏ thuốc, khiến bệnh nặng hơn.

Thông tin từ BV Sản Nhi Bắc Giang cho biết, cháu bé (9 tháng t.uổi, ở Bắc Giang) bị bỏng nước sôi ở vị trí đùi và cẳng chân nhưng gia đình chủ quan không đưa tới bệnh viện điều trị mà đắp thuốc của một bà lang ở gần nhà.

Sau đó, diễn biến xấu nhanh, sốc nhiễm khuẩn nặng, ngừng tuần hoàn và t.ử v.ong trên đường chuyển tuyến lên BV Nhi trung ương.

than duoc dau ma nhieu the c5f 5651596

Ảnh minh họa

Trường hợp nói trên không phải là hiếm, bởi sự tin tưởng tới khó hiểu của người bệnh đối với những ông lang, hay những phương pháp chữa bệnh được đồn thổi trở thành “thần y”.

Ngày 20/3, BV Bệnh Nhiệt đới trung ương cho biết, đơn vị tiếp nhận nam bệnh nhân 63 t.uổi (ở Sóc Sơn, Hà Nội) trong tình trạng tụt huyết áp, suy đa tạng kèm theo suy thận. Bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường và huyết áp đã 20 năm. Tuy nhiên, bệnh nhân không đi khám mà tự mua thuốc tiểu đường dạng viên bột về nhà uống. Bệnh nhân được đưa vào viện trong tình trạng tụt huyết áp, suy đa tạng kèm theo suy thận, mạch rời rạc, nguy cơ ngừng tim.

Theo BS Nguyễn Trung Cấp, Phó Giám đốc BV Bệnh Nhiệt đới trung ương, nhiều người bệnh chưa được sử dụng thuốc theo đúng phác đồ điều trị nhưng đã dừng lại để sử dụng thuốc nam. Một số người lại tự ý bỏ thuốc, khiến bệnh nặng hơn. “Việc tự ý điều trị bằng những bài thuốc không rõ nguồn gốc, hoặc tự ý bỏ điều trị là rất nguy hiểm”, BS Cấp nói.

Có một thực tế cần hết sức cảnh giác đó là cùng với sự bùng nổ của công nghệ thông tin, việc quảng cáo thuốc y học cổ truyền không rõ nguồn gốc trên mạng xã hội, các kênh thông tin ngày càng tràn lan, nhiều kẻ đã lợi dụng lòng tin của người bệnh để kiếm lời. Đặc biệt, nhiều quảng cáo còn sử dụng thông tin cá nhân, hình ảnh của các chuyên gia nổi tiếng để cắt ghép vào video quảng cáo, khiến nhiều người bệnh hiểu nhầm.

Nói như ông Nguyễn Thế Thịnh, Cục trưởng Cục Quản lý y dược cổ truyền thì bất kỳ sản phẩm thuốc nào cũng phải dựa trên bằng chứng, khoa học; các bài thuốc y học cổ truyền cũng phải xây dựng và phát triển dựa trên yêu cầu này.

Vì thế, các quảng cáo thuốc y học cổ truyền, nhất là thuốc gia truyền dễ dàng xuất hiện trên mạng với những lời quảng cáo “có cánh” như “điều trị tận gốc, an toàn, cam kết chữa khỏi 100%”… thì người bệnh phải đặc biệt lưu ý, vì không thể có nhiều “thần dược” đến như vậy.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *