Alzheimer làm tăng nguy cơ mắc COVID-19 nghiêm trọng và t.ử v.ong

Các nguyên nhân gây sa sút trí tuệ cũng là yếu tố nguy cơ gây ra mức độ nghiêm trọng và t.ử v.ong ở COVID-19 và những nguy cơ này rõ ràng hơn đối với bệnh nhân Alzheimer.

alzheimer lam tang nguy co mac covid 19 nghiem trong va tu vong 48f 5824244

Đây là kết quả một nghiên cứu được thực hiện ở Brazil, do các nhà nghiên cứu tại Đại học São Paulo (USP) và Viện Butantan phối hợp thực hiện.

Alzheimer có nguy cơ mắc COVID-19 nghiêm trọng và t.ử v.ong cao gấp 3 lần

Sa sút trí tuệ đã được xác định là một yếu tố nguy cơ của COVID-19, cùng với các bệnh đi kèm khác, như tim mạch, hô hấp, huyết áp cao, tiểu đường, béo phì và ung thư. Một yếu tố nữa là t.uổi tác: Bệnh nhân sa sút trí tuệ có xu hướng già hơn.

Tuy nhiên, trước đây chưa có nghiên cứu nào được tiến hành để tìm hiểu xem liệu những người bị rối loạn thoái hóa thần kinh gây ra chứng mất trí, như Alzheimer và Parkinson, khi bị nhiễm SARS-CoV-2 có nguy cơ tiến triển COVID-19 nghiêm trọng hoặc t.ử v.ong hay không?

Để trả lời những câu hỏi này, các nhà nghiên cứu đã điều tra dữ liệu về các ca bệnh chẩn đoán dương tính, nhập viện và t.ử v.ong do COVID-19 trong một nhóm thuần tập gồm 12.863 bệnh nhân trên 65 t.uổi, những người có kết quả xét nghiệm dương tính hoặc âm tính với SARS-CoV-2. Dữ liệu được đưa vào từ tháng 3 đến tháng 8 năm 2020 tại UK Biobank, một cơ sở dữ liệu y sinh chứa thông tin di truyền và sức khỏe được thu thập từ nửa triệu bệnh nhân kể từ năm 2006 bởi nhóm do Rory Collins, Giáo sư Y khoa và Dịch tễ học tại Đại học Oxford dẫn đầu.

Trong số gần 13.000 đối tượng, 1.167 người có kết quả xét nghiệm dương tính với COVID-19 bằng RT-PCR. Các nhà nghiên cứu đã loại trừ nhóm đối tượng từ 49-65 t.uổi và chỉ bao gồm những người từ 66 t.uổi trở lên, phân họ thành ba nhóm t.uổi: 66-74, 75-79 và 80-86.

Lợi thế của việc sử dụng dữ liệu lâm sàng từ Ngân hàng Biobank của Vương quốc Anh bao gồm số lượng chi tiết, vì hồ sơ đề cập đến tất cả các bệnh đã mắc từ trước và liệu bệnh nhân có kết quả xét nghiệm dương tính, nhập viện và t.ử v.ong do COVID-19 hay không. Điều này cho phép các nhà nghiên cứu đ.ánh giá các yếu tố nguy cơ liên quan đến n.hiễm t.rùng, mức độ nghiêm trọng và t.ử v.ong do căn bệnh này, bao gồm tất cả các nguyên nhân gây sa sút trí tuệ, đặc biệt là Alzheimer và Parkinson.

alzheimer lam tang nguy co mac covid 19 nghiem trong va tu vong 41e 5824244

Bệnh nhân Alzheimer có nguy cơ phát triển COVID-19 nghiêm trọng hoặc t.ử v.ong cao gấp 3 lần.

Phân tích thống kê cho thấy tất cả các nguyên nhân gây sa sút trí tuệ, đặc biệt là bệnh Alzheimer, đều là những yếu tố nguy cơ dẫn đến mức độ nghiêm trọng của bệnh và t.ử v.ong đối với trường hợp bệnh nhân nhập viện, bất kể t.uổi tác.

Đặc biệt bệnh Alzheimer không làm tăng nguy cơ nhập viện so với các bệnh mãn tính đi kèm. Tuy nhiên, sau khi nhập viện, bệnh nhân Alzheimer có nguy cơ phát triển COVID-19 nghiêm trọng hoặc t.ử v.ong cao gấp ba lần so với những bệnh nhân không mắc bệnh Alzheimer. Đối với bệnh nhân Alzheimer trên 80 t.uổi, nguy cơ cao hơn gấp sáu lần so với bệnh nhân ở nhóm t.uổi trẻ hơn.

Các giả thuyết chẩn đoán

Theo các nhà khoa học, tình trạng viêm mãn tính hoặc phản ứng miễn dịch bị lỗi do lão hóa của hệ thống miễn dịch (miễn dịch phát sinh) có thể làm tăng tính dễ bị tổn thương của những bệnh nhân này.

Một giả thuyết khác cho rằng bệnh Alzheimer làm thay đổi tính thẩm thấu của hàng rào m.áu não, làm cho hệ thần kinh trung ương dễ bị n.hiễm t.rùng.

Nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng SARS-CoV-2 có thể xâm nhập hệ thần kinh trung ương qua niêm mạc khứu giác và sự hiện diện của virus trong vùng này dẫn đến phản ứng miễn dịch viêm tại chỗ. Nghiên cứu tương tự đã phát hiện ra virus trong thân não, bao gồm trung tâm kiểm soát tim mạch và hô hấp chính, làm tăng khả năng n.hiễm t.rùng hệ thần kinh trung ương có thể làm trung gian hoặc làm trầm trọng thêm các vấn đề về hô hấp và tim mạch ở bệnh nhân COVID-19.

Kết quả nghiên cứu nhấn mạnh rằng cần có sự quan tâm đặc biệt đối với những bệnh nhân Alzheimer khi họ phải nhập viện do COVID-19.

Luyện tâm, luyện thể giữ cân bằng giữa đại dịch

COVID-19 gây cho đời sống của tất cả chúng ta ít nhiều sự xáo trộn trong công việc, học tập, lao đông, sinh hoạt, kế hoạch dự định…là nguyên nhân của nhiều mối căng thẳng cho các thành phần trong xã hội.

Đã có nhiều lời khuyên dưới nhiều góc độ khác nhau từ các chuyên gia để giúp cải thiện sự căng thẳng giai đoạn này.

Xin được chia sẻ thêm về những liệu pháp giảm căng thẳng của Y học cổ truyền, là những phương pháp giúp chúng ta giảm căng thẳng, giải tỏa bức xúc không chỉ cho giai đoạn khó khăn này mà còn có thể ứng dụng cho những giai đoạn về sau theo suốt cuộc sống của mỗi người để đối phó với bất kỳ sự căng thẳng nào. Y học cổ truyền có các bài tập không chỉ tăng cường sức khỏe thể chất mà còn giúp cân bằng cảm xúc, hay nói cách khác là cân bằng tâm – thể vì theo YHCT quan niệm người khỏe là” cân bằng âm dương” cụ thể ” khí huyết lưu thông (Thể), tinh thần thoải mái (Tâm) đó là sức khỏe”.

Luyên tâm (tâm thần, tâm lý,..)

Chú ý Tâm người lúc nào cũng động (dương) thông qua ngũ quan (mắt, mũi, tai, lưỡi, da) nên luyện thần thì luyện tĩnh ( âm) gồm luyện thư giãn, luyện thiền, luyện cách nhìn về cuộc sống. .

Luyện thư giãn: Để ổn định tâm trí, xoa dịu căng thẳng, bảo vệ hoạt động của thần kinh trung ương, hãy luyện thư giãn. Phép thư giãn, nghĩa là phương pháp bảo vệ vỏ não, chống lại cách làm việc quá căng thẳng của vỏ não để phòng chống stress, và suy nhược thần kinh. Nếu chúng ta có thể chủ động về thần kinh của mình bằng cách điều khiển các cơ đừng căng nữa mà buông xuôi, tập ý nghĩ tập trung vào thư giãn, từ từ quá trình ức chế sẽ mạnh lên và các bệnh thần kinh sẽ được giải quyết. Thư nghĩa là thư thái, trong người lúc nào cũng thư thái. Giãn nghĩa là nới ra, giãn ra. Nếu phần gốc trung tâm là vỏ não thư thái, thì ở phần ngọn là các cơ vân và cơ trơn sẽ giãn ra. Gốc thư thái tốt thì ngọn sẽ giãn tốt, mà ngọn giãn tốt thì sẽ giúp cho gốc thư thái.. Kỹ thuật thực hiện thư giãn:

Chuẩn bị: Nằm che mắt, nơi yên tĩnh.

Động tác: 3 bước

Bước 1: Ức chế ngũ quan ( nằm che mắt, nơi yên tĩnh,quần áo thoáng…)

Bước 2: Tự nhủ cho cơ mềm ra, giãn ra; từng nhóm cơ, từ trên mặt xuống dần đến ngón chân, một cách từ từ chắc chắn. Toàn thân nặng xuống ấm lên. Ta có thể tự kỷ ám thị để giúp thêm cho sự thư giãn: “tay chân tôi nặng và ấm, toàn thân nặng và ấm”.

Bước 3: Tập trung ý chí theo dõi hơi thở ra vào qua mũi 10 lần; thở thật êm, nhẹ, đều, nông. Hãy tập trung ý nghĩ vào mục tiêu theo dõi hơi thở, thở cho đều, hít vào thở ra, nghỉ, hít vào, thở ra, nghỉ… giúp việc tập trung ý nghĩ càng ngày càng mạnh lên. Có thể đi vào giấc ngủ.

luyen tam luyen the giu can bang giua dai dich 315 5793654

Thiền là sự huấn luyện cho tâm trí

Luyện Thiền: Thiền là sự huấn luyện cho tâm trí, không cho đầu óc chúng ta suy nghĩ lan man mà có chủ đích, để lòng trống không, tâm phẳng lặng không lo sợ, mong cầu điều gì, không để cho những vấn đề lo buồn ảnh hưởng, tác động tới tâm trí. Hay nói cách khác Thiền là một tập hợp các hình thức trạng thái tâm thần để trải nghiệm quá trình nhận thức hoặc ý thức cao hơn thực tại.

Thái độ tâm thần trong cuộc sống: ” người vui thì thì cảnh cũng vui” ” cảnh tùy tâm chuyển” hay ” giữa dòng đời ngược xuôi tấp nập, ta chợt nghe lòng giây phút thảnh thơi”

Có nhưng sự việc, hoàn cảnh không thay đổi được nhưng có cái thay đổi được đó là ta có cái nhìn về cuộc sống tích cực, sóng gió sẽ qua đi cho bình yên trởi lại cuộc sống này. Nếu có cái nhìn tích cực, lạc quan thì cuộc sống sẽ thay đổi theo chiều hướng tốt, giúp chúng ta vượt qua nghịch cảnh. Nâng cao chất lượng cuộc sống.

Luyện thể ( thể xác, thân thể)

Khí huyết lúc nào cũng có khung hướng tĩnh (âm) sẽ gây ra ứ tắc gây nên đau, liệt hoặc rối loạn chức năng cơ thể nên phải luyện tập khí huyết lúc nào cũng động (dương) để khí huyết phải lưu thông thì cơ thể khỏe. có thể tập các tư thế nằm, ngồi đứng. tùy thời gian. Nên nhớ ngày tập 3 lần mỗi lần 30 phút: sáng tập 30 phút: Tập nằm-> ngồi ->đứng. Trưa thư giãn 30 phút. Chiều tập 30 phút: đứng-> ngồi -> năm, thư giãn ngủ. không cần tập nhiều chỉ cần tập đều và từng bước nâng mức độ khó của động tác giúp cơ thể thích nghi với mọi khó khăn cuộc sống.

luyen tam luyen the giu can bang giua dai dich 8a5 5793654

Trà tâm sen có công dụng thanh tâm, hạ huyết áp, giữ cho tinh khí bền chặt, cầm m.áu…

Thực dưỡng: Món ăn thức uống nên sử dụng giúp dưỡng tâm an thần: Trà tâm sen: với công dụng thanh tâm, hạ huyết áp, giữ cho tinh khí bền chặt, cầm m.áu… mà thường được dùng để trị mất ngủ, đau đầu hoa mắt, chóng mặt, nhịp tim nhanh. Tâm sen có vị đắng thanh nhẹ nhờ đó giúp ổn định trạng thái tinh thần, giúp bạn dễ dàng đi sâu vào giấc ngủ hơn.Trái dâu tằm (tang thầm) cũng giúp trị mất ngủ: sử dụng dưới dạng sinh tố, dầm sữa chua,….Củ sen cũng có tác dụng dưỡng tâm an thần, có thể dùng củ sen nấu canh (hầm xương, nấu với thịt bằm) hoặc nấu chè. Nhãn nhục: trị mất ngủ, hồi hộp, hay quên. Nhãn nhục thường được nấu với hạt sen và táo đỏ. Những nguyên liệu này đều có tác dụng thư giãn thần kinh rất tốt. Nó có thể dùng để hỗ trợ cho người có trí nhớ kém và người thường xuyên mất ngủ.

Để cải thiện stress hay căng thẳng thần kinh nhất là giai đoạn có dịch cần kết hợp thêm sinh hoạt điều độ, ăn uống cân bằng, dinh dưỡng đầy đủ, vận động thể chất hợp lý. Phương pháp thư giãn, thiền, thái độ tâm thần trong cuộc sống, tập luyện hiệu quả và các món ăn đa dạng phong phú, uống đủ nước giúp chúng ta chủ động đối phó với sự căng thẳng ảnh hưởng thể xác, tinh thần. Sự căng thẳng là khác nhau ở mỗi người, mỗi độ t.uổi, mỗi hoàn cảnh, mỗi bệnh tật. Do đó khi cảm thấy vấn đề căng thẳng của mình hoặc người thân không thuyên giảm hoặc có chiều hướng gia tăng ngày càng nặng thêm thì cần khám, tư vấn, điều trị chuyên khoa giúp cơ thể thích nghi và nâng cao chất lượng cuộc sống Tâm Thể

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *