Tiêm phòng là cách tốt nhất giúp phòng tránh các bệnh hay gặp ở trẻ nhau. Sau khi tiêm trẻ có thể gặp phải một số tác dụng phụ khiến trẻ đau nhức, quấy khóc,… Vậy làm cách nào để giảm đau trong và sau khi tiêm?
Những cơn đau trong và sau khi tiêm có thể khiến cả bạn và con gặp khó chịu. Tuy nhiên việc tiêm chủng lại không thể trì hoãn. Do đó cha mẹ nên nắm được một số biện pháp giảm đau khi tiêm phòng cho trẻ.
Nhiều phụ huynh lo lắng tới việc sau khi tiêm trẻ bị sốt, đau nhức vùng tiêm,… Nhưng hầu hết các tác dụng phụ sau khi tiêm là rất nhẹ và sẽ thường biến mất sớm; các tác dụng phụ nghiêm trọng là khá hiếm.
Ôm trẻ khi tiêm
Theo nghiên cứu được công bố trên tạp chí Pediatrics thì cha mẹ nên ở bên cạnh bé để đ.ánh lạc hướng cũng như trấn an trẻ trong khi tiêm. Một lựa chọn lý tưởng chính là bế em bé của bạn. Giữ bé chắc chắn để cánh tay hoặc đùi của em bé lộ ra và bác sĩ có thể dễ dàng tiêm vaccine. Việc giữ trẻ chắc chắn sẽ không làm cản trở quá trình tiêm do trẻ có thể vùng vẫy, đạp,…
Với trẻ lớn hơn một chút bạn có thể để trẻ ngồi trong lòng bạn, mặt đối mặt để trẻ cảm thấy an tâm hơn.
Cho bé ti mẹ
Cho bé ti mẹ có thể giúp giảm đau do tiêm chủng. Một nghiên cứu gần đây cho thấy, trẻ bú mẹ trong lúc tiêm phòng dường như ít khóc hơn. Ken Haller , phó giáo sư nhi khoa tại Đại học Saint Louis ở Missour cho biết: “Trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh rất dễ bị di dời sự chú ý, chẳng hạn như từ cảm giác bị đau sang đồ ăn…”.
Tuy nhiên ông cũng khuyên rằng, mẹ nên cho trẻ bú sau khi tiêm ngừa xong bởi nếu vừa ăn vừa tiêm có thể khiến trẻ dễ bị nôn trớ.
Một chút ngọt
Một số nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, đường không chỉ giúp giảm tác dụng của thuốc mà còn giúp giảm đau sau khi tiêm phòng ở trẻ.
Bạn có thể thử cho trẻ uống một chút nước đường trước khi tiêm phòng hoặc nhúng núm ti giả vào và để trẻ ngậm trong quá trình tiêm.
Tuy nhiên đã có nhiều khuyến cáo xung quanh việc cho trẻ dưới 6 tháng t.uổi uống nước có thể gây ra ngộ độc ở trẻ. Tốt nhất bạn hãy hỏi bác sĩ nếu muốn giảm đau khi tiêm chủng cho trẻ bằng cách này.
Đ.ánh lạc hướng để giảm đau
Đ.ánh lạc hướng em bé của bạn là một trong những phương pháp giảm đau do tiêm chủng cực kì hữu hiệu. Hãy mang theo món đồ chơi mà bé yêu thích để thu hút sự chú ý của bé từ mũi tiêm sang đó.
Những đồ vật tạo tiếng ồn hay xem một tập phim yêu thích cũng là một gợi ý không tồi đâu.
Thuốc tê
Có một số loại thuốc tê cục bộ có thể hữu ích trong việc giảm đau sau tiêm chủng. Hãy hỏi bác sĩ về chúng cũng như thời gian cần để thuốc tê bắt đầu có tác dụng.
Xoa vùng da của trẻ sau khi chủng ngừa
Sau khi tiêm xong, hãy xoa nhẹ vùng da xung quanh vết tiêm. Việc xoa nhẹ nhàng có thể khiến bé cảm thấy được “an ủi” và giảm bớt cảm giác đau nhức nếu có.
Một vài nghiên cứu trên người trưởng thành cho thấy, nếu được xoa nhẹ sau khi tiêm trong vòng 10 giây sẽ giảm cảm giác đau hơn so với trường hợp không được xoa vùng tiêm. Hoặc ấn lên vùng da xung quanh nốt tiêm cũng có thể giảm nhẹ cơn đau.
Thử hỏi xem có các biện pháp thay thế nào ngoài dùng kim tiêm chủng không
Trong một số trường hợp bác sĩ có thể giảm đau cho trẻ sau khi tiêm bằng cách sử dụng các thiết bị tiêm không dùng mũi tiêm.
Tuy nhiên, đây không phải là một biện pháp phổ biến nên bạn hãy hỏi bác sĩ để chắc chắn thêm.
Tiêm vaccine kết hợp
Các dạng vaccine kết hợp như mũi 5 trong 1, 6 trong 1, mũi vaccine sởi – thủy đậu – rubella (MMR),… được hiểu là sự kết hợp tiêm chủng với một mũi tiêm duy nhất giúp trẻ giảm được số lần tiêm mà vẫn có tác dụng phòng ngừa hiệu quả.
Điều này có nghĩa là trẻ phải tiêm ít hơn, ít phải chịu đau hay gặp phải các tác dụng phụ sau tiêm nhiều như việc tiêm các mũi đơn.
Các mũi tiêm vaccine kết hợp sẽ phù hợp với từng giai đoạn t.uổi khác nhau, phụ huynh nên theo dõi lịch tiêm chủng và khuyến nghị để cho trẻ tiêm đúng lịch.
Giữ bình tĩnh cho trẻ
Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng hành vi của bố mẹ trong khi trẻ tiêm chi phối 50% cảm giác của trẻ. Điều này có nghĩa là cha mẹ nên cố gắng giữ bình tĩnh và trấn an trẻ thay vì lo lắng trẻ gặp phải các tác dụng phụ sau tiêm hay quá trình tiêm gặp vấn đề,…
Hãy nhớ rằng, cơn đau sau khi tiêm vaccine sẽ ngắn hơn rất nhiều so với thời gian phải điều trị bệnh tật nếu con chẳng may bị mắc.
Tóm lại, điều quan trọng nhất mà phụ huynh cần nhớ chính là trao đổi cụ thể với bác sĩ về mỗi mũi tiêm của con, về các tác dụng phụ có thể gặp, cách xử lý khi gặp tác dụng phụ sau tiêm vaccine,… để có thể bình tĩnh xử lý khi cần thiết.
5 thời điểm cực nguy hiểm mẹ chớ nên tắm cho trẻ, nếu không bé dễ bị ốm sốt
Mẹ cần tắm bé vào thời điểm thích hợp để bảo vệ sức khoẻ cho con.
Các bác sỹ nhi khoa khuyến cáo các mẹ nên tắm cho con trong thời điểm thích hợp để đảm bảo sức khoẻ cho trẻ. Tắm cho bé trong 5 thời điểm này có thể gây ra những hậu quả khôn lường, mẹ cần chú ý.
1. Sau khi tiêm phòng
Tiêm phòng cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ là cách hiệu quả để bảo vệ sức khỏe của trẻ và phòng tránh các bệnh truyền nhiễm. Nhưng bạn không nên tắm cho trẻ trong vòng 24 giờ sau khi tiêm phòng. Bởi vì khi tiêm xong, vết tiêm vẫn tồn tại trên cơ thể trẻ, chưa liền miệng.
Cho trẻ tắm lúc này sẽ tạo cơ hội cho nước bẩn và vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể trẻ. Ngoài ra, vắc xin sau khi vừa vào cơ thể trẻ cần một thời gian hoạt động và các kháng thể được sản sinh ra trước khi phát huy tác dụng. Chính vì vậy, thân nhiệt của trẻ trong giai đoạn này có thể sẽ không ổn định. Trẻ tắm lúc này dễ bị trúng gió và cảm lạnh.
2. Khi bé đang buồn ngủ
Người lớn sau một ngày mệt mỏi, căng thẳng thường thích trở về nhà tắm nước nóng rồi đi ngủ. Nhưng trẻ nhỏ thì không như vậy. Trẻ còn rất nhỏ, nếu mẹ tắm khi bé buồn ngủ, bé dễ bị cảm lạnh, đau đầu, viêm họng, sốt.
3. Sau khi ăn no
Sau khi ăn no, dạ dày phải hoạt độg nhiều để tiêu hóa thức ăn. Lúc này, một lượng m.áu lớn sẽ di chuyển đến dạ dày để hỗ trợ cơ thể tiêu hoá thức ăn. Nếu bạn đi tắm ngay sau bữa ăn, m.áu sẽ tập trung trên da dưới tác động của nước nóng, lượng m.áu cung cấp cho dạ dày đương nhiên sẽ không đủ, sẽ ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa, thậm chí khiến trẻ buồn nôn. Thường xuyên tắm cho trẻ lúc ăn no khiến bé dễ mắc bệnh dạ dày.
4. Trẻ bị sốt
Khi trẻ còn nhỏ, hệ miễn dịch của bé còn non kém. Chuỵên trẻ hay bị ốm vặt là điều khó tránh khỏi. Cơ thể trẻ bị viêm nhiễm đương nhiên sẽ gây sốt. Sau khi hạ sốt, cha mẹ nên nhớ không cho con đi tắm ngay. Dù người bé bẩn, mẹ cũng chỉ nên lau người bằng khăn nóng.
Khi tắm, các lỗ chân lông trên da sẽ mở ra khi dội nước nóng. Do đó, trẻ vốn đã nóng sốt sẽ tiếp tục sốt. Đồng thời các mao mạch của toàn cơ thể cũng sẽ nở ra và các cơ quan khác đương nhiên sẽ không được cung cấp đầy đủ m.áu. Ngoài ra, trẻ bị sốt sẽ bị giảm sức đề kháng, bé dễ bị viêm nhiễm, dễ bị cảm. Sau khi bé hạ sốt, mẹ nên đợi ít nhất 48 giờ rồi mới tắm cho bé.
5. Sau khi vận động mạnh
Sau khi một người vận động mạnh, toàn bộ cơ thể sẽ đổ mồ hôi và nóng lên và các lỗ chân lông sẽ mở ra để có thể thoát nhiệt ra khỏi cơ thể. Nếu bạn tắm cho trẻ ngay lúc này, hơi lạnh sẽ xâm nhập vào cơ thể theo các lỗ chân lông, tuy sẽ lấy đi nhiệt nhưng cũng sẽ gây khó chịu, thậm chí cảm lạnh và sốt.
Đồng thời, nếu bạn tắm cho trẻ sau khi bé vận động mạnh, tim và não của bạn sẽ bị thiếu m.áu cục bộ, thậm chí bé có thể bị suy nhược tổng thể và ngất xỉu.
Giữ gìn vệ sinh cho trẻ sạch sẽ là vô cùng quan trọng nhưng vì sức khỏe và sự phát triển của trẻ, các bậc phụ huynh chớ nên tắm cho trẻ trong 5 thời điểm này.