Sử dụng phương tiện giao thông công cộng trong mùa dịch COVID-19, bạn cần tránh 5 việc này để giảm nguy cơ mắc bệnh.
Xe buýt, taxi, xe khách, tàu hỏa là những phương tiện giao thông công cộng quen thuộc, không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của mỗi người dân. Tuy nhiên, những cách thức di chuyển này có thể tiềm ẩn nguy cơ lưu giữ và lan truyền virus trong thời kỳ dịch bệnh COVID-19.
Vì sao phương tiện giao thông công cộng có thể khiến bạn mắc COVID-19?
Cuối năm 2020 tại Hồ Nam, Trung Quốc, chùm ca bệnh mắc COVID-19 sau khi đi chung xe khách đã được phát hiện. Bệnh nhân F0 không đeo khẩu trang và đã di chuyển trên xe khách 2,5h, sau đó tiếp tục đi limousine trong 1h. 243 F1 đã được truy vết và phát hiện 12 người dương tính với SARS-CoV-2. Trong 12 ca lây nhiễm, người ngồi gần nhất cách F0 1m và xa nhất là 4,5m.
Theo chuyên gia Kaiwei Luo từ Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Trung Quốc, phương tiện giao thông công cộng đông người, thông khí kém là môi trường thuận lợi để lưu giữ và phát tán virus SARS-CoV-2. Các chuyên gia từ Tổ chức Y tế Thế giới cũng đồng thuận với quan điểm trên và khuyến cáo người dân phải thận trọng khi sử dụng phương tiện giao thông công cộng.
Khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới khi sử dụng phương tiện giao thông công cộng
Sử dụng phương tiện giao thông công cộng trong mùa dịch COVID-19, bạn cần tránh 5 việc này để giảm nguy cơ mắc bệnh
Đi xe đông người
Tụ tập đông người trên phương tiện giao thông là sai lầm phổ biến và khó tránh khỏi khi sử dụng phương tiện giao thông công cộng. Tụ tập đông người khiến virus dễ dàng lan truyền từ người này sang người khác thông qua giọt b.ắn và giọt tiết.
Phương tiện giao thông công cộng đông người, thông khí kém là môi trường thuận lợi để lưu giữ và phát tán virus SARS-CoV-2.
Nếu có thể, bạn hãy hạn chế sử dụng phương tiện công cộng trong giờ cao điểm (6 – 9h và 16 – 19h30). Ưu tiên di chuyển bằng phương tiện cá nhân ( xe máy, ô tô, xe đạp hoặc đi bộ) để giảm thiểu nguy cơ tiếp xúc. Nếu bắt buộc phải sử dụng phương tiện giao thông công cộng, bạn nên duy trì khoảng cách tối thiểu 1 mét và tốt nhất là 2 mét với những người xung quanh khi đứng chờ, mua vé hoặc lúc xếp hàng. Nếu phương tiện vắng người, bạn hãy lựa chọn vị trí ngồi đủ xa những hành khách khác.
Chạm tay vào các bề mặt
Tay nắm, thành ghế, mặt bàn, sách báo có sẵn… là những bề mặt được rất nhiều hành khách chạm vào, từ đó dễ lan truyền virus từ người này sang người khác. Khi bạn chạm tay vào các vật dụng, bề mặt trên phương tiện giao thông công cộng, virus sẽ lây nhiễm sang bàn tay bạn. Nếu bạn vô tình quẹt tay lên mắt, mũi, miệng, virus sẽ dễ dàng xâm nhập vào cơ thể. Hơn nữa, virus có thể theo bàn tay bạn về nhà và lây nhiễm cho cả gia đình.
Tay nắm, thành ghế, mặt bàn, sách báo… trên phương tiện giao thông công cộng là nơi trú ngụ của coronavirus. Bạn nên hạn chế chạm tay vào những vật dụng, thiết bị này.
Các chuyên gia từ Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) khuyên bạn nên hạn chế chạm tay vào các vật dụng, thiết bị trên phương tiện giao thông công cộng. Nếu vô ý chạm phải, bạn hãy sử dụng nước sát khuẩn tay nhanh ngay lập tức.
Ăn uống trên phương tiện giao thông công cộng
Đeo khẩu trang là biện pháp quan trọng giúp bảo vệ bạn và mọi người xung quanh khỏi COVID-19. Khi ăn uống trên xe, bạn buộc phải tháo khẩu trang. Lúc đó, nguy cơ hít phải giọt tiết chứa virus từ người khác tăng cao, đồng thời, quá trình nhai, nuốt thức ăn cũng đẩy các giọt tiết của bạn phát tán vào môi trường. Bên cạnh đó, bàn tay bạn chưa chắc đã sạch virus 100%.
Bạn hãy hoàn thành bữa ăn tại nhà hoặc trong khu vực nhà ăn đảm bảo giãn cách trước khi sử dụng phương tiện giao thông công cộng. Nếu phát hiện tài xế hoặc hành khách khác có hành vi ăn uống hoặc không đeo khẩu trang, bạn hãy khéo léo nhắc nhở để đảm bảo sức khỏe cho bản thân và tất cả mọi người.
Đi xe kín cửa, bật điều hòa
Đóng kín cửa và bật điều hòa rất phổ biến khi bạn sử dụng phương tiện giao thông công cộng, đặc biệt trong thời tiết nắng nóng, bụi bặm của mùa hè. Tuy nhiên, môi trường bí bách, kém thông khí là điều kiện thuận lợi để lưu giữ virus. Các giọt tiết chứa virus từ hàng trăm, hàng nghìn hành khách trước đó có thể quẩn quanh bên bạn. Vì thế, khi đi xe buýt, taxi, xe khách, tàu hỏa, bạn có thể lịch sử đề nghị tài xế và các hành khách xung quanh tắt điều hòa, mở cửa sổ. Hãy để không khí bên ngoài xua đuổi virus và đảm bảo sức khỏe cho tất cả mọi người.
Tắt điều hòa, mở cửa sổ là biện pháp hữu hiệu để xua đuổi COVID-19 trong phương tiện giao thông công cộng.
Không rửa tay trước và sau khi lên xuống
Bạn dùng bàn tay động chạm và tiếp xúc với nhiều người, nhiều đồ vật. Vì vậy, đây chính là vị trí lưu giữ và lan truyền virus mạnh mẽ nhất. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo rửa tay trước và sau khi sử dụng các phương tiện giao thông công cộng. Bạn hãy mang bên mình một lọ nước sát khuẩn tay nhanh nhỏ xinh, có nồng độ cồn> 60% để sẵn sàng rửa tay mọi lúc mọi nơi. Rửa tay trong ít nhất 20 giây trước và sau khi sử dụng các phương tiện công cộng giúp hạn chế lan truyền virus cho bạn và cộng đồng.
Rửa tay trước và khi sử dụng phương tiện giao thông công cộng giúp hạn chế lan truyền COVID-19.
Kết lại: Phương tiện giao thông công cộng rất thuận tiện và hữu ích nhưng lại tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm COVID-19. Để bảo vệ sức khỏe bản thân, bạn hãy tuân thủ quy định 5K và những lời khuyên của Afamily khi sử dụng phương tiện giao thông công cộng nhé!
Từ 2050, sẽ có 10 triệu người c.hết mỗi năm do kháng thuốc kháng sinh
Giáo sư Louise Richardson, Đại học Oxford, nhấn mạnh đại dịch COVID-19 đã cho thấy nhu cầu cấp bách cần phải đối phó với mối đe dọa mà kháng kháng sinh gây ra đối với y tế cộng đồng.
Ảnh minh họa. (Nguồn: independent.co.uk)
Tình trạng kháng kháng sinh ngày càng nghiêm trọng hiện nay đặt ra nhu cầu cần có các nghiên cứu sâu hơn về vấn đề này cũng như phát triển các loại thuốc kháng sinh mới.
Xuất phát từ thực tế này, trường Đại học Oxford của Anh đã nhận được khoản t.iền 112 triệu euro (136 triệu USD) tài trợ của công ty hóa chất đa quốc gia Ineos để tiến hành các nghiên cứu cần thiết.
Trong thông báo ngày 19/9, trường Đại học Oxford cho biết đây là khoản t.iền tài trợ lớn nhất mà trường nhận được từ trước tới nay. Khoản t.iền này sẽ được sử dụng để thành lập một trung tâm mới có nhiệm vụ ngăn chặn tình trạng kháng kháng sinh ngày càng gia tăng.
Kháng kháng sinh là khả năng của các vi sinh vật như vi khuẩn, virus, nấm hoặc ký sinh trùng vẫn tồn tại và sinh trưởng trong cơ thể con người hay động vật ngay cả khi đã được điều trị bằng thuốc kháng sinh.
Theo Đại học Oxford, kháng kháng sinh là nguyên nhân khiến 1,5 triệu người t.ử v.ong mỗi năm. Dự báo đến năm 2050, mỗi năm sẽ có tới 10 triệu người t.ử v.ong mà nguyên nhân có thể là do thuốc kháng sinh không còn ngăn ngừa hiệu quả các bệnh thông thường.
Giáo sư Louise Richardson, Đại học Oxford, nhấn mạnh đại dịch COVID-19 đã cho thấy nhu cầu cấp bách cần phải đối phó với mối đe dọa mà kháng kháng sinh gây ra đối với y tế cộng đồng.
Bà cảnh báo về nguy cơ cao xảy ra một đại dịch khác, đồng thời nhấn mạnh đây không phải cảnh báo lần đầu nhưng con người vẫn chưa có sự chuẩn bị. Theo Giáo sư Richardson, các loại thuốc kháng sinh càng ngày càng ít hiệu quả do tình trạng kháng thuốc gia tăng, do vậy cần phải hành động trước khi quá muộn.
Hiện một nhóm các nhà khoa học thuộc Đại học Oxford đã hợp tác với hãng dược phẩm AstraZeneca phát triển một trong số vắcxin ngừa COVID-19 đầu tiên. Họ nhận định các vắcxin ngừa COVID-19 đã được phát triển và bào chế trong thời gian kỷ lục, áp dụng các kết quả nghiên cứu được thực hiện trước khi đại dịch bùng phát.
Việc phát triển các thuốc kháng sinh mới cũng là nhiệm vụ cấp bách như bào chế vắcxin. Các nhà nghiên cứu của Đại học Oxford đã nghiên cứu và phát triển thành công Penicillin -thuốc kháng sinh đầu tiên trên thế giới, qua đó cứu sống hàng triệu người trên thế giới./.