Sức tàn phá của virus có thể được so với uranium trong bom nguyên tử.
Theo một nghiên cứu mới, nếu bạn gom tất cả các hạt virus SARS-CoV-2 đang lưu hành trên thế giới lại thành một đống, nó sẽ chỉ nặng đâu đó bằng một quả táo hoặc cùng lắm là một con lợn con.
Các tác giả nghiên cứu tại Viện Weizmann, Israel cho biết: Mỗi người bị nhiễm COVID-19 sẽ mang trong mình khoảng 10 tỷ đến 100 tỷ hạt virus SARS-CoV-2.
Tại bất kỳ thời điểm nào trong đại dịch, thế giới ghi nhận từ 1 triệu đến 10 triệu ca nhiễm COVID-19. Do đó, nhân các con số này với nhau theo ma trận bạn sẽ nhận được khối lượng của toàn bộ virus là từ 100 gram cho đến 10 kg.
Tuy nhiên, virus là một thứ gì đó nhỏ mà có võ. Giáo sư Ron Milo đến từ Viện Khoa học Weizmann cho biết: “Nhìn từ bối cảnh lịch sử lớn hơn, dưới quan điểm đòn bẩy thì một quả bom nguyên tử cũng chỉ có khối lượng dưới 100 kg “. Nhưng sự tàn phá mà khối vật liệu phân hạch đó gây ra thì khủng khiếp, cũng giống như nhúm virus này khi chúng có thể lây lan qua không khí.
Theo bảng thống kê đại dịch của Đại học Johns Hopkins, virus SARS-CoV-2 hiện đã lây nhiễm cho hơn 173 triệu người và g.iết c.hết hơn 3,7 triệu người trong số đó. ” Ở đây, chúng tôi đang đề cập đến một khối lượng siêu nhỏ virus, nhưng chúng vẫn hoàn toàn có thể tàn phá thế giới “, Ron Sender, một thành viên khác trong nhóm nghiên cứu của giáo sư Milo cho biết.
Khối lượng virus SARS-CoV-2 trên toàn thế giới đã được ước lượng như thế nào?
Để tính toán lượng virus có trong người mỗi bệnh nhân COVID-19, các nhà nghiên cứu đã sử dụng phép đo trước đó mà họ thực hiện trên khỉ rhesus. Trong thử nghiệm, những con khỉ đã được chủ động lây nhiễm virus SARS-CoV-2 cho đến khi bệnh của chúng được đ.ánh giá là nặng nhất.
Các nhà khoa học sau đó thu thập mô phổi, amidan, hạch bạch huyết và cả các mô trong hệ tiêu hóa của chúng, soi mẫu vật dưới kính hiển vi và đếm từng con virus một. Số lượng virus được nhân lên với khối lượng mô và nhân tiếp với số lượng mô có trong các cơ quan này ở con người.
Từ các tính toán trước đây trên đường kính của virus SARS-CoV-2, họ cũng đã biết mỗi hạt virus có khối lượng là 1 femtoogram (10 mũ trừ 15 gam). Khối lượng này sau đó được nhân với lượng virus có trong người một người nhiễm COVID-19 vừa được tính toán trước đó.
Kết quả cho thấy tại khoảng thời gian cao điểm, mỗi bệnh nhân COVID-19 chỉ có trong người khoảng 1 microgram đến 10 microgram virus SARS-CoV-2.
Những con số giúp theo dõi tốc độ biến chủng của COVID-19
Tính toán khối lượng của virus không phải chỉ là một việc làm tiêu khiển. Các nhà khoa học cho biết: Bằng cách tìm ra những con số này, họ có thể hiểu rõ hơn những gì đang diễn ra trong cơ thể một bệnh nhân COVID-19 trong suốt quá trình bệnh của họ diễn tiến.
Chẳng hạn khối lượng virus có thể được dùng để ước tính số lượng tế bào đang bị nhiễm và tốc độ sao chép của virus trong cơ thể nhanh hay chậm, giáo sư Milo nói.
Các kết quả này tiếp tục được tập hợp lại để trở thành đầu vào cho các mô phỏng quá trình đột biến của virus trong quần thể. Bởi khoảng thời gian virus đột biến cũng liên quan đến số chu trình nhân đôi mà chúng đã trải qua.
Để làm điều này, các nhà khoa học tiếp tục sử dụng một ước tính trước đó, từ một chủng virus corona tương tự như SARS-CoV-2 có tần suất đột biến xuất hiện trên RNA của nó đã được xác định. Con số được nhân cho số lượng nucleotide trong bộ gen SARS-CoV-2, sau đó tính vào số lần virus tạo ra các bản sao của nó bên trong cơ thể người bệnh.
Giáo sư Milo cho biết trong quá trình lây nhiễm ở một vật chủ, virus sẽ tích lũy được khoảng 0,1 đến 1 đột biến trên toàn bộ bộ gen của nó. ” Do khoảng thời gian lây nhiễm là từ 4 đến 5 ngày, virus sẽ thu thập khoảng 3 đột biến mỗi tháng, phù hợp với tốc độ tiến hóa đã biết của SARS-CoV-2 “, kết quả nghiên cứu viết.
Giải thích những sự kiện siêu lây nhiễm
Nhưng các tác giả cũng tìm thấy một sự chênh lệch lớn giữa số lượng virus có trong người bị nhiễm bệnh. Trên thực tế, sự khác biệt này có thể lên tới 5 đến 6 bậc của số mũ, có nghĩa là một số bệnh nhân COVID-19 có thể có lượng virus nhiều hơn hàng triệu lần so với những người khác.
“Những người có tải lượng virus thấp tạo ra nguy cơ lây nhiễm cho người khác thấp hơn “, giáo sư Milo và Sender cho biết.
Nhưng hiện vẫn chưa rõ liệu những ca bệnh COVID-19 siêu lây nhiễm có xuất phát từ đặc điểm sinh học của cơ thể bệnh nhân hay không? Chẳng hạn, một người có tải lượng virus cao sẽ lây cho nhiều người hơn, hay một người có tải lượng virus thấp nhưng lại tiếp xúc với nhiều người hơn trong cuộc sống sinh hoạt của họ?
” Chúng tôi hy vọng nghiên cứu này sẽ là điểm khởi đầu cho những ý tưởng nghiên cứu mới và những thử nghiệm mớ i”, các nhà khoa học viết. Phát hiện của họ đã được công bố trên Kỷ yếu Viện Hàn lâm Khoa học Hoa Kỳ.
Phương pháp xét nghiệm nhanh Covid-19 có độ chính xác 70%
Giáo sư Lê Thị Quỳnh Mai cho biết người có xét nghiệm nhanh dương tính sẽ được đưa đi bệnh viện ngay lập tức vì độ chính xác của phương pháp này là 70%.
Chia sẻ sau cuộc họp khẩn với Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long và Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn chiều 25/5, GS.TS Lê Thị Quỳnh Mai, Phó viện trưởng Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương (Hà Nội), nhận định virus SARS-CoV-2 đợt này có độ phát tán rất nhanh.
“Bình thường trong phòng thí nghiệm, khoảng 3-4 ngày mới mọc virus, nhưng lần này, ngày thứ 2, virus đã mọc rất nhiều nên độ phát tán mầm bệnh rất nhanh. Vì thế, với chủng khác còn nghi ngờ, nhưng chủng lần này nếu chậm là muộn”, bà Mai nói.
Nữ chuyên gia cho biết do đã có thông báo cách ly, việc thực hiện test nhanh theo từng cụm gia đình có thể được áp dụng.
GS.TS Lê Thị Quỳnh Mai, Phó viện trưởng Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, chỉ đạo công tác xét nghiệm tại Bắc Giang. Ảnh: Bộ Y tế.
“Có thể lấy mẫu bình thường và trộn theo môi trường để làm xét nghiệm gộp, môi trường nào dương tính thì xét nghiệm kỹ. Những trường hợp test nhanh cho kết quả âm tính, vẫn làm mẫu gộp và đem về xét nghiệm rRT-PCR. Như vậy, trong một ngày, chúng ta sẽ làm được rất nhiều xét nghiệm”, bà nói.
Tuy nhiên, theo GS Mai, vấn đề là phải huy động thế nào, cách bố trí tổ chức để công tác thực hiện hiệu quả và an toàn.
“Tôi nhận thấy, 2 đội lấy mẫu và đội xét nghiệm nên hợp tác đi cùng nhau. Như hiện nay, ai ở đâu là ở nguyên đấy rồi nên như một hình thức đi ‘test dạo’. Hiện tại, chúng ta chưa thể nhận định được điều gì vì phải bắt tay làm mới nói tiếp được hiệu quả của test nhanh”, Giáo sư Mai nói thêm.
Ngày 26/5, cơ quan chức năng tỉnh Bắc Giang bắt đầu triển khai phương pháp xét nghiệm này ở Núi Hiểu, Trung Đồng, Tam Tầng.
Tại những khu vực này, người dân không tập trung mà được lấy mẫu theo đơn vị nhỏ. Mỗi đơn vị được phát trước phiếu điền thông tin, sau đó, cán bộ tới lấy mẫu từng nhà. Kết quả được trả sau 15 phút. Khi đó, gia đình nào có xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2 sẽ được đưa đi bệnh viện ngay lập tức vì độ chính xác test nhanh là 70%.
Ngoài ra, bà Mai nhấn mạnh việc hướng dẫn một số nhóm người dân thử nghiệm tự lấy mẫu nếu triển khai tốt, ngành y tế cần nhân rộng.
“Video hướng dẫn lấy mẫu test nhanh đã có nhưng vẫn còn khá nhiều còn bất cập. Tôi muốn video phải có tiếng, hiện nay chỉ là chạy chữ. Video như thế chưa đáp ứng được yêu cầu”, GS Mai cho hay.
Trong đêm 25/5, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn chỉ đạo Bắc Giang khẩn trương thí điểm việc hướng dẫn cho 100-200 công nhân tự lấy mẫu xét nghiệm nhanh Covid-19.
Cụ thể, ngành y tế chọn 100-200 công nhân tập trung tại khu nhà trọ (đảm bảo giãn cách) và xem video hướng dẫn test nhanh để tự lấy mẫu. Ông chỉ đạo kiểm tra 40.000 công nhân ở 3 khu trong 3 ngày gần đây. Trường hợp đã xét nghiệm tạm thời không kiểm tra lại để ưu tiên người khác.