Thanh Hóa: Liên tiếp nhiều trẻ nguy kịch vì bị rắn độc cắn

Gần đây, Bệnh viện Nhi Thanh Hóa liên tục tiếp nhận các bệnh nhi bị rắn độc cắn. Nhiều bé đến cấp cứu trong tình trạng nguy kịch.

Trong vòng 1 tháng, Khoa Hồi sức cấp cứu, Bệnh viện Nhi Thanh Hóa tiếp nhận 3 bệnh nhân bị rắn độc cắn. Các trẻ trong độ t.uổi từ 5-10 t.uổi. Các bệnh nhi đến cấp cứu trong tình trạng khó thở, suy hô hấp, sưng nề, đe dọa đến tính mạng…

Mới đây nhất là bệnh nhân Đ.Đ.C. (10 t.uổi, xã Đông Nam, huyện Đông Sơn, Thanh Hóa) nhập viện vào ngày 1/6. Bệnh nhân C. bị rắn cạp nia cắn khi đi bắt cá cùng bố. Hiện bệnh nhân C. phải đặt nội khí quản, thở máy và tiên lượng rất nặng.

thanh hoa lien tiep nhieu tre nguy kich vi bi ran doc can 1a2 5802075

Bệnh nhân A. sau 8 ngày điều trị do rắn độc cắn đã được ra viện.

Trước đó, vào ngày 25/5, bệnh nhân H.N.A. (8 t.uổi, thị trấn Cành Nàng, huyện Bá Thước) cũng nhập viện do bị rắn lục cắn vào chân khi đang chơi ngoài vườn.

Bệnh nhân A. đến cấp cứu trong tình trạng rối loạn đông m.áu, mu chân trái hoại tử, sưng nề, bầm tím lan đến gốc đùi. Sau 8 ngày điều trị tại khoa Hồi sức tích cực, bệnh nhân đã ổn định và được ra viện.

Ths.Bs.Ngô Việt Hưng – Trưởng Khoa Hồi sức cấp cứu, Bệnh viện Nhi Thanh Hóa cho biết: “Thông thường, triệu chứng thường gặp của rắn lục cắn là đau nhiều, đau dữ dội và có phù nề vết cắn. Nếu bệnh nhân không được điều trị kịp thời, tình trạng rối loạn đông m.áu toàn thân có thể gây c.hảy m.áu không cầm tại vết cắn, c.hảy m.áu trong bắp cơ, nôn ra m.áu, thậm chí có thể t.ử v.ong do xuất huyết não”.

Theo bác sĩ Hưng, sau khi bị rắn cắn nên bất động và đặt chi bị cắn thấp hơn tim để làm chậm hấp thu độc tố; rửa sạch vết thương; băng chặt chi bị cắn với băng vải, băng bắt đầu từ phía vị trí vết cắn đến gốc chi để hạn chế hấp thu chất độc theo đường bạch huyết. Cuối cùng, nẹp cố định chỗ bị cắn và nhanh chóng chuyển bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất.

“Để phòng ngừa rắn cắn, các gia đình không nên cho trẻ chơi ở những khu vực rậm rạp như: bụi cây, đống lá rụng, gạch vụn, đống đổ nát, bãi cỏ rậm rạp… Cảnh giác với rắn sau những cơn mưa, lũ lụt, mùa thu hoạch hay vào buổi tối; nên phát quang bụi cây rậm rạp quanh nhà”, bác sĩ Hưng khuyến cáo.

Một khối tóc nặng gần 1 kg trong bụng b.é g.ái 11 t.uổi

Thông tin từ Bệnh viện Nhi Thanh Hóa cho biết, đơn vị vừa mới phẫu thuật thành công lấy ra một khối tóc lớn trong dạ dày một b.é g.ái.

Theo đó, bệnh nhi là Đàm Nguyễn Mai Ph. (SN 2010), ở phường An Hưng, Thành phố Thanh Hóa. Từ khi còn nhỏ (khoảng 2 t.uổi), cháu Mai Ph. hay có thói quen bứt tóc bà và mẹ đưa vào miệng ngậm, nhai, gia đình nghĩ trẻ con hay chơi đùa nên không để ý. Mấy ngày gần đây, cháu kêu đau bụng vùng thượng vị, đau âm ỉ kèm nôn ra dịch vàng, gia đình nhanh chóng đưa trẻ vào bệnh viện Nhi Thanh Hóa thăm khám.

mot khoi toc nang gan 1 kg trong bung be gai 11 tuoi 3d1 5798931

Các Bác sĩ Bệnh viện nhi Thanh Hóa thực hiện ca mổ lấy khối tóc khỏi dạ dày cháu Mai Ph.

Bệnh nhi nhập viện được đưa tới khoa Ngoại Tổng Hợp trong tình trạng: Trẻ tỉnh, thể trạng gầy yếu. Được các Bác sĩ khám lâm sàng thấy chướng vùng lệch về thượng vị, sờ thấy một khối cứng vùng thượng vị trên rốn chiếm 1/3 ổ bụng, không có phản ứng thành bụng, không có phản ứng phúc mạc. Kết quả siêu âm ổ bụng: phát hiện trong dạ dày có khối bã thức ăn lớn rắn chắc. Nội soi dạ dày: Thấy một khối u tóc lớn bên trong, chiếm gần hết dạ dày nên không thể lấy khối u tóc bằng nội soi thông thường. Chụp CT- Scaner ổ bụng: Thấy dị vật chiếm gần toàn bộ dạ dày kéo dài đến D3 tá tràng.

mot khoi toc nang gan 1 kg trong bung be gai 11 tuoi bb8 5798931

Khối tóc nặng gần 1kg được lấy ra từ bụng bệnh nhi Mai Ph.

Sau khi hội chẩn các bác sĩ thống nhất chẩn đoán: Dị vật đường tiêu hoá nghi do hội chứng Rapunzel phải Phẫu thuật mở dạ dày theo đường dọc thân vị mặt trước dài khoảng 9cm. Sau hơn 1 giờ phẫu thuật, một khối u tóc nặng gần 1kg, kích thước: 40x12x8 cm, giống hình đuôi cá được lấy ra khỏi cơ thể bệnh nhi. Hiện tại, sau mổ sức khỏe cháu Mai Ph. tỉnh táo, các dấu hiệu sinh tồn ổn định.

Th.Bs.Nguyễn Đình Vương – phó khoa Ngoại Tổng Hợp, Bệnh viện Nhi Thanh Hóa cho biết: ” Bệnh nhi Mai Ph. mắc phải hội chứng Rapunzel rất hiếm gặp: Người bệnh thường có biểu hiện ăn chính tóc của mình hoặc của người khác, khiến cho tóc bị rối và mắc kẹt trong dạ dày, ruột lâu ngày gây tắc, thủng ruột. Như trường hợp nêu trên ,trẻ sẽ có nguy cơ gặp các biến chứng như: Loét dạ dày, vàng da tắc mật, viêm tụy cấp. Trong đó 85 – 95% bệnh nhân có biểu hiện: Đau bụng, nôn, viêm dạ dày, giảm cân nhanh, táo bón, tiêu chảy; một số ca thủng ruột dẫn đến n.hiễm t.rùng ổ bụng hoặc m.áu và có khoảng 4% t.ử v.ong. Nguyên nhân hội chứng chưa được xác định, có thể là do khiếm khuyết về trí tuệ, rối loạn tâm thần, chấn động tâm lý từ thơ ấu, gặp căng thẳng quá mức, hoặc có thể là do thiếu sắt hay mắc bệnh celiac (không dung nạp gluten). Bệnh được điều trị chủ yếu bằng phẫu thuật và điều trị tâm lý, bổ sung vi chất để ngăn ngừa hành vi ăn tóc xảy ra. Phụ huynh của trẻ mắc hội chứng này cần tham gia điều trị cùng với bác sĩ để trẻ được hỗ trợ, đồng thời cải thiện hành vi “ăn tóc” và giúp trẻ có tinh thần tốt hơn”.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *