Nitrit là chất có hại cho sức khỏe, bản thân nó không độc nhưng khi vào cơ thể con người sẽ phản ứng tạo thành nitrosamine, một chất gây ung thư mạnh. Đây là 4 loại thực phẩm quen thuộc mà nhiều người ăn hàng ngày chứa rất nhiều nitrit.
Nói đến nitrit hay các chất gây ung thư, nhiều người chỉ nghĩ đến thức ăn để qua đêm và đồ mốc. Quả thực 2 thứ này đúng là chứa nhiều nitrit hoặc chất gây ung thư mạnh khác nhưng bên cạnh đó, còn có những loại thực phẩm khác cũng có hại không kém mà chúng ta không hề hay biết.
Dưới đây là 4 loại thực phẩm như thế mà chúng ta cần phải dè chừng, ăn càng ít càng tốt.
1. Dưa chua mới làm
Khi muối rau, vi khuẩn và tạp chất sẽ chuyển hóa nitrat có sẵn trong rau thành nitrit. Trên thực tế, hàm lượng nitrit trong dưa chua sẽ tăng lên trong vòng 20 ngày kể từ khi bắt đầu muối và đạt đến đỉnh điểm vào ngày thứ 20. Trong thời gian sau đó, hàm lượng nitrit sẽ giảm dần, về cơ bản sau 40 ngày là hàm lượng nitrit trong dưa chua sẽ về mức tương đối an toàn.
Vì vậy, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, bạn chỉ nên tiêu thụ dưa chua từ ngày thứ 20 sau khi bắt đầu muối trở đi, tốt nhất là sau ngày thứ 40. Ngoài ra, bạn cũng không nên tiêu thụ nhiều dưa chua bởi dù sau thời gian dài ngâm muối, hàm lượng nitrit có giảm nhưng nếu ăn nhiều nó vẫn sẽ tích tụ trong cơ thể và gây bệnh.
2. Thịt đã xử lý
Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta cũng cần ăn ít hoặc không ăn thức ăn chế biến sẵn từ thịt. Chẳng hạn như món cá muối, thịt muối… bởi thực tế hàm lượng nitrit trong các loại thực phẩm này rất cao.
Điều này là do bản thân khi làm những thực phẩm này, người ta sẽ rắc rất nhiều muối lên chúng để không bị hư hỏng, điều này là gia tăng lượng lớn nitrit trong chúng.
3. Hải sản nặng mùi
Nếu bạn nhận thấy hải sản mình đang tiêu thụ có mùi tanh nồng đặc trưng thì tốt nhất là đừng nên ăn chúng. Điều này là do đôi khi một số cơ sở kinh doanh thất đức sẽ sử dụng các sản phẩm cấm để tẩm lên hải sản nhằm giúp chúng không vị hư hỏng.
Ăn quá nhiều những loại hải sản như thế sẽ dễ gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe. Vì vậy, nếu chúng ta muốn ăn một số hải sản hãy chọn mua ở những cơ sở, nhãn hiệu uy tín.
4. Nước lẩu đã được chế biến nhiều lần
Lẩu là món ăn được nhiều người ưa chuộng. Tuy nhiên, ở một số cơ sở kinh doanh thất đức, họ có thể nấu nước lẩu nhiều lần nhằm tăng mùi thơm và giảm giá thành.
Làm như vậy rất dễ làm cho hàm lượng nitrit trong nước lẩu tăng lên. Điều này cực kỳ bất lợi cho sức khỏe của người tiêu dùng. Vì vậy, hãy cố gắng tự nấu lẩu tại nhà hoặc chọn cơ sở kinh doanh uy tín để thưởng thức món lẩu.
Nguồn và ảnh: Sohu, Eat This
Ăn thịt đỏ không hợp lý nguy cơ mắc ung thư cao, ăn thế nào mới an toàn?
Mới đây WHO cho biết, thịt đỏ cung cấp nhiều chất đạm có giá trị sinh học cao. Tuy nhiên nó lại là chất có khả năng gây ung thư nhóm 2A.
Theo Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (IARC), thịt đỏ được định nghĩa là thịt của động vật có vú chưa qua chế biến (ví dụ như thịt bò, thịt bê, thịt lợn, thịt cừu…) hay còn được hiểu đơn giản là thịt của động vật 4 chân.
Thịt đỏ cung cấp protein (chất đạm) có giá trị sinh học cao, có vai trò cung cấp năng lượng cho cơ thể. Bên cạnh đó, thịt đỏ có hàm lượng sắt cao, một thành phần quan trọng để tạo m.áu, đồng thời thịt đỏ còn chứa nhiều vi chất cần thiết khác như vitamin B, kẽm,…
Tuy nhiên, nếu sử dụng thịt đỏ không hợp lý thì người sử dụng sẽ gặp phải nhiều vấn đề về sức khỏe. Thực tế, Tổ chức Y tế Thế giới đã phân loại thịt đỏ là chất gây ung thư Nhóm 2A, có nghĩa là có thể gây ung thư, nguy hiểm hơn là thịt đã qua chế biến được xếp vào Nhóm 1-chất gây ung thư.
Nguy cơ ung thư nếu ăn thịt đỏ không hợp lý. Ảnh minh họa
Năm 2015, Bouvard và cộng sự đã thực hiện nghiên cứu dịch tễ học và đưa ra đủ bằng chứng về khả năng gây ung thư của thịt đã qua chế biến. Tuy nhiên đối với thịt đỏ, nhóm nghiên cứu kết luận rằng chứng cứ bị hạn chế và không có mối liên hệ rõ ràng nào được tìm ra. Bên cạnh đó, chất hóa học gây ung thư chủ yếu được hình thành trong quá trình chế biến thịt đỏ như: hun khói, nướng, chiên rán nhiều lần khiến thịt bị cháy.
Theo Hội đồng Ung thư NSW và hướng dẫn chế độ ăn uống của Úc khuyến cáo rằng bạn không nên ăn quá 700 g thịt đỏ sống hoặc 455 g thịt nạc đỏ nấu chín mỗi tuần. Điều này có nghĩa là người tiêu dùng có thể có 1 hoặc 2 khẩu phần thịt đỏ mỗi ngày trong 3-4 bữa một tuần. Một khẩu phần thịt đỏ tương đương với 90-100 g thịt sống hoặc 65 g thịt nấu chín.
Ngoài thịt đỏ có thể sử dụng thịt gia cầm, tôm, cua, cá, trứng và các loại đậu đỗ. Bên cạnh đó nên áp dụng một số phương pháp chế biến thịt sử dụng ít chất béo và tránh để thịt bị cháy như hấp, luộc, xào, hầm, rang chậm hoặc bỏ lò vi sóng, hạn chế chiên rán và nướng.
Đặc biệt, thịt đỏ (thịt của các loại gia súc) cũng là một loại thực phẩm bệnh nhân ung thư nên hạn chế. Bệnh nhân có thể thay thế bằng thịt gia cầm, cá, nguồn đạm từ thực vật. Trong trường hợp ăn thịt gia súc thì nên ưu tiên chọn phần thịt thăn.
Ngoài ra, để phòng bệnh ung thư, duy trì một chế độ dinh dưỡng khỏe mạnh, ăn uống khoa học. Bên cạnh đó, khám sức khỏe và sàng lọc ung thư định kỳ cần được quan tâm, đặc biệt là ở những người thuộc nhóm có nguy cơ mắc bệnh cao như t.iền sử gia đình có người mắc bệnh, mang gen đột biến gây ung thư, nghiện rượu bia, t.huốc l.á…
Các bác sĩ ở Anh khuyến cáo, ăn càng ít thịt đỏ thì nguy cơ ung thư càng thấp, vì vậy việc cắt giảm sẽ tốt cho sức khỏe về lâu dài.
Bên cạnh đó, các bác sĩ cũng khuyên mọi người nên giữ thực đơn lành mạnh, ăn ngũ cốc nguyên hạt, rau củ, trái cây hàng ngày và tăng cường hoạt động thể lực để góp phần giảm nguy cơ ung thư. Với những người thích ăn thịt đỏ nên chọn loại thịt có nguồn gốc rõ ràng, không dùng thịt gia súc nuôi tăng trọng. Khi ướp thịt với gia vị không nên dùng đường vì đường có thể làm cháy bề mặt thịt, không tốt cho sức khỏe.
Nếu muốn ăn thịt nướng không nên nướng quá kỹ sẽ sản sinh ra các chất gây ung thư. Nên nướng thịt ở nhiệt độ từ 62-70 độ và nướng chín đủ. Bạn cũng có thể nướng kèm với các loại rau củ để giảm cảm giác thèm ăn quá nhiều thịt đỏ.