N.ữ s.inh mắc bệnh nhiễm khuẩn suýt dẫn đến bại liệt do bấm khuyên tai từ 3 tháng trước

Cứ ngỡ triệu chứng không nghiêm trọng nên xem nhẹ, không ngờ bệnh chuyển biến nặng khiến n.ữ s.inh không thể đi lại bình thường.

Một n.ữ s.inh (19 t.uổi) sống tại Quảng Đông, Trung Quốc, đột nhiên có biểu hiện đau chân trái bất thường. Cứ ngỡ triệu chứng không nghiêm trọng nên cô gái xem nhẹ, không ngờ bệnh chuyển biến nặng khiến cô không thể đi lại bình thường. Cô gái nhanh chóng được người nhà đưa đến khám tại bệnh viện Guangdong Chinese Medicine Hospital Zhuhai Branch.

nu sinh mac benh nhiem khuan suyt dan den bai liet do bam khuyen tai tu 3 thang truoc 5dd 5835435

Ảnh minh họa

Bác sĩ Trương Mai Nhẫn cho biết, sau khi hội chẩn với đội ngũ y bác sĩ phát hiện n.ữ s.inh mắc bệnh viêm khớp cùng chậu, nguyên nhân nhiễm khuẩn do tụ cầu vàng.

Theo tìm hiểu, trước khi phát bệnh, n.ữ s.inh đã tiến hành bấm khuyên tai cách đây 3 tháng. Do vết thương của n.ữ s.inh không được xử lý đúng cách nên dái tai trái bị viêm nhiễm và chảy mủ kéo dài trong 3 tháng, sau đó gây ra biến chứng nặng khiến chân trái gần như bị liệt.

nu sinh mac benh nhiem khuan suyt dan den bai liet do bam khuyen tai tu 3 thang truoc 5a8 5835435

Ảnh minh họa

Bác sĩ Trương cho biết, trường hợp n.ữ s.inh nhiễm khuẩn do tụ cầu vàng được xem là nhiễm khuẩn thường gặp gây ra tình trạng áp xe, có thể gây viêm mủ ở các mức độ khác nhau. Bác sĩ Trương khuyến cáo nếu bấm khuyên tai không được thực hiện đúng cách sẽ làm nạn nhân tăng khả năng lây nhiễm vi khuẩn tụ cầu vàng và dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng.

Tụ cầu vàng có tên khoa học là Staphylococcus aureus (MRSA) kháng methicillin là do một loại vi khuẩn tụ cầu kháng với nhiều loại kháng sinh được sử dụng để điều trị n.hiễm t.rùng tụ cầu khuẩn thông thường.

Hầu hết các trường hợp nhiễm khuẩn do tụ cầu vàng thường xảy ra với những người ở bệnh viện dài ngày hoặc ở các cơ sở chăm sóc sức khỏe khác như viện dưỡng lão, trung tâm lọc m.áu,… Ngoài ra nhiễm khuẩn tụ cầu vàng còn xảy ra do liên quan đến các thủ thuật hoặc các thiết bị xâm lấn như phẫu thuật, ống tiêm tĩnh mạch hoặc khớp nhân tạo.

Ngoài nhiễm khuẩn bệnh viện, tụ cầu vàng còn gây nên các bệnh n.hiễm t.rùng cho cộng đồng, thường bắt đầu là một nhọt da đau đớn sau đó nó lây lan qua tiếp xúc da kề da. Đối tượng dễ bị mắc n.hiễm t.rùng do tụ cầu vàng trong cộng đồng bao gồm người tiêm chích m.a t.úy, quan hệ t.ình d.ục đồng giới nam, những người sống trong môi trường chật hẹp, đông đúc, mất vệ sinh.

Nguyên nhân gây nên bệnh nhiễm khuẩn do tụ cầu vàng

Vi khuẩn tụ cầu thường được tìm thấy trên da hoặc trong mũi của khoảng một phần ba dân số. Các vi khuẩn nói chung là vô hại trừ khi chúng xâm nhập vào cơ thể thông qua vết cắt hoặc vết thương khác, và thậm chí sau đó chúng thường chỉ gây ra các vấn đề nhỏ về da ở người khỏe mạnh.

Trên 1 số đối tượng đặc biệt như suy giảm miễn dịch, nằm viện lâu ngày,… tụ cầu vàng từ ngoài da xâm nhập và bên trong cơ thể dẫn đến tình trạng n.hiễm t.rùng tại 1 số cơ quan gây ra nhiều hệ lụy và điều trị khó khăn do tụ cầu vàng kháng nhiều loại kháng sinh.

Nhiều người mang vi khuẩn tụ cầu và không bao giờ bị n.hiễm t.rùng tụ cầu khuẩn. Tuy nhiên, nếu bạn mắc n.hiễm t.rùng tụ cầu khuẩn, có khả năng rất cao là do vi khuẩn sinh sống trong cơ thể bạn một khoảng thời gian dài.

Những vi khuẩn này có thể truyền từ người này sang người khác. Do vi khuẩn tụ cầu rất khỏe mạnh, chúng có thể sống trên các vật dụng như gối hoặc khăn đủ lâu để lây qua người kế tiếp chạm vào chúng và có thể tồn tại trong môi trường nhiệt độ cao, không bị phá hủy bởi muối.

Tân di trị cảm mạo, ho, nghẹt mũi

Theo dược học cổ truyền, tân di thuộc nhóm Tân ôn giải biểu. Tân di trông giống như cái ngòi của bút lông, bên ngoài nâu sẫm có nhiều lông nhung như sợi tơ, có mùi thơm đặc biệt, bởi vậy tân di còn có tên gọi là mộc bút hoa.

Tân di là nụ hoa mộc lan phơi khô. Nghiên cứu của y học hiện đại cho thấy tân di có tác dụng: làm giãn mạch cục bộ, tăng cường lưu lượng dòng m.áu, nhờ đó mà cải thiện tình trạng vi tuần hoàn; giảm đau và tiêu viêm; ức chế virus cúm và một số vi khuẩn như tụ cầu vàng, trực khuẩn bạch hầu, liên cầu khuẩn type A, trực khuẩn lỵ; chống dị ứng và chống ngưng tập tiểu cầu; làm hưng phấn hô hấp; ức chế co thắt cơ trơn thành ruột; hạ huyết áp và kháng ung.

Theo dược học cổ truyền, tân di thuộc nhóm Tân ôn giải biểu. Tân di trông giống như cái ngòi của bút lông, bên ngoài nâu sẫm có nhiều lông nhung như sợi tơ, có mùi thơm đặc biệt, bởi vậy tân di còn có tên gọi là mộc bút hoa.

Tân di vị cay, tính ấm, không độc, vào hai đường kinh phế và vị, có công dụng trừ phong, tán hàn, thông khiếu, thường được dùng để chữa các chứng bệnh như đau đầu, đau răng, nghẹt mũi, chảy nước mũi…

Tân di trị cảm mạo đau đầu, nghẹt mũi: (dùng 1 trong số bài thuốc sau)

– Tân di 3g, tô diệp 6g, hãm nước sôi uống.

– Tân di, phòng phong, bạch chỉ, xuyên khung lượng bằng nhau, sắc uống.

– Tân di lượng vừa đủ, sấy khô, tán thành bột thật mịn, mỗi lần lấy một chút bột thuốc hít vào trong mũi, mỗi ngày 2 lần.

Tân di trị ho: Tân di 7 cái, sắc kỹ lấy nước, chế thêm mật ong, uống ấm.

Tân di trị tăng huyết áp, đau đầu: Tân di 3-12g, sắc hoặc hãm uống thay trà, có thể pha thêm một chút đường phèn.

Tân di trị say nắng, hoa mắt chóng mặt, bức bối trong ngực: Tân di 5-7 cái, hãm với một chút trà mạn uống.

tan di tri cam mao ho nghet mui adc 5765563

Vị thuốc tân di.

Tân di trị viêm mũi, viêm xoang: (dùng 1 trong số món ăn, bài thuốc sau)

– Tân di 9g, trứng gà 3 quả, hai thứ đem luộc chín, ăn trứng và uống nước.

– Tân di 20g, nga bất thực thảo 5g, hai thứ đem ngâm nước trong 48 giờ rồi chưng cất lấy nước nhỏ mũi vài lần trong ngày.

– Tân di 9g, ké đầu ngựa 15g, bạc hà 6g, sắc lấy nước uống, bã thuốc lại sắc tiếp, lấy nước cô thật đặc rồi hòa với nước ép của hành củ để nhỏ mũi.

– Tân di 3g, sắc uống hàng ngày.

– Tân di, ké đầu ngựa, bạc hà, bạch chỉ lượng bằng nhau, sắc uống.

– Tân di 9g, hồng đằng 30g, sắc uống.

– Tân di 3g, mộc hương 3g, rượu ngâm tri mẫu 9 ml, rượu ngâm hoàng bá 9 ml, sắc uống.

– Tân di 3g, ké đầu ngựa 6g, sắc uống ấm.

– Tân di, tạo giác và thạch xương bồ lượng bằng nhau, sấy khô tán bột, mỗi lần lấy một chút bột thuốc bọc trong vải gạc sạch, nhét vào trong lỗ mũi.

Tân di trị cổ chướng do xơ gan: Rễ tân di 1.000g, sắc 3 lần, mỗi lần sắc trong 2 giờ, hòa nước thuốc cả 3 lần, cô lại còn 2.000 ml, uống mỗi ngày 3 lần, mỗi lần 20 ml.

Tân di trị vàng da do rượu: Tân di 30g, hoàng kỳ 60g, sấy khô tán bột, mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 1g với rượu.

Tân di trị đau răng:

– Tân di 30g, sà sàng tử 60g, muối tinh 15g, tất cả tán bột, mỗi lần lấy một chút bột thuốc xát vào răng đau.

– Tân di 1,5g sắc uống.

Tân di trị xuất huyết do chấn thương: Tân di lượng vừa đủ, sấy khô, tán bột, trộn với một chút băng phiến rồi rắc lên vết thương.

Tân di trị rắn cắn: Rễ tân di lượng vừa đủ, tán vụn, ngâm với rượu, dùng bông thấm rượu thuốc bôi quanh vết rắn cắn.

Tân di trị thống kinh (đau bụng kinh, khó thụ thai): Tân di 30g, tán vụn, uống vào lúc sáng sớm khi chưa điểm tâm.

Tân di trị hôi nách: Tân di, mộc hương, tế tân, xuyên khung, lượng bằng nhau, tán bột, xát vào nách.

Tân di trị eczema: Tân di, cúc hoa, hoạt thạch, bột gạo, tất cả sấy khô tán bột, mỗi lần lấy một chút bột thuốc xoa vào nơi tổn thương.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *