Mật cá được nhiều người đ.ánh giá cao, có người còn coi là thần dược, trong thực tế, không hề có công dụng siêu tuyệt vời đến vậy.
Một người đàn ông bị suy tạng nặng do nuốt mật cá chép sống
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Cao Bằng vừa tiếp nhận một trường hợp cấp cứu suy tạng nặng sau khi nuốt mật cá chép. Vào 23h50 ngày 20/6, khoa Cấp cứu – Bệnh viện đa khoa tỉnh Cao Bằng tiếp nhận bệnh nhân Đ.X.K (44 t.uổi, người địa phương) trong tình trạng đau bụng, nôn nhiều, nôn ra dịch vàng nâu, không lẫn m.áu, bụng chướng nhẹ.
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Cao Bằng vừa tiếp nhận một trường hợp cấp cứu suy tạng nặng sau khi nuốt mật cá chép.
Theo người nhà bệnh nhân, anh K đã nuốt mật của một con cá chép sống nặng khoảng 4kg uống cùng với một chén rượu vào buổi tối cùng ngày. Một tiếng sau, bệnh nhân xuất hiện những cơn đau âm ỉ, nôn nhiều ra thức ăn kèm theo đi ngoài liên tục. Tuy vậy, gia đình vẫn tiếp tục để bệnh nhân ở nhà theo dõi. Đến nửa đêm, tình trạng bệnh ngày càng tăng nên người nhà đưa bệnh nhân vào viện cấp cứu.
Tại Khoa cấp cứu, các bác sĩ sơ bộ chẩn đoán bệnh nhân bị ngộ độc mật cá chép và đã nhanh chóng thực hiện các biện pháp cấp cứu, hồi sức cần thiết cho bệnh nhân. Các xét nghiệm cận lâm sàng cho thấy tình trạng suy đa tạng nặng nề do ngộ độc: men gan tăng cao, suy thận cấp. Bệnh nhân được tiếp tục cấp cứu, điều chỉnh các rối loạn nước điện giải, lợi tiểu, uống than hoạt, nhuận tràng và theo dõi sát các diễn biến có thể xảy ra.
Nhiều người cho rằng uống mật cá mang lại nhiều lợi ích sức khỏe như bổ dương, tăng cường sinh lý. Nhiều người nuốt sống, hòa vào rượu để uống hoặc nấu canh… vì nghĩ đây là một loại thần dược. Tiếc rằng đây đều là những tin đồn truyền miệng, thiếu căn cứ khoa học, để rồi trong thực tế đã ghi nhận vô số các trường hợp gặp họa đáng tiếc, trường hợp bên trên chính là ví dụ.
Nhiều người cho rằng uống mật cá mang lại nhiều lợi ích sức khỏe như bổ dương, tăng cường sinh lý.
Mật cá là bộ phận có thể gây hại sức khỏe, không nên ăn ngay cả khi được làm chín
Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh (nguyên giảng viên Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội), mật cá là một trong những bộ phận của con cá không nên ăn. Cũng không chỉ riêng mật cá mà mật động vật nói chung đều không nên ăn.
“Mật cá cực kỳ độc, điển hình như mật cá trắm thì vô cùng độc, có thể t.ử v.ong ngay khi nuốt. Mật cá là nơi cung cấp các men, enzym nhưng cũng chứa rất nhiều độc tố như tetrodotoxin. Chất này được coi là có tác hại lên hệ thần kinh gây mệt mỏi, suy hô hấp, rối loạn hành vi… Khi ăn mật cá, con người có thể bị trúng độc, sốc nhiễm khuẩn, c.hảy m.áu cấp, không can thiệp kịp thời có thể bị t.ử v.ong. Đối với việc nuốt mật cá sống thì nguy cơ càng dễ xảy ra” , chuyên gia nhận định.
Mật cá nguy hiểm cho sức khỏe như vậy nhưng trong dân gian, nhiều người vẫn có thói quen dùng mật cá để ngâm rượu vì coi đây là thuốc bổ, giúp cơ thể tràn đầy sinh lực, tăng cường sinh lý nam giới… Chuyên gia khẳng định: “Đây là suy nghĩ vô cùng sai lầm. Mật cá chỉ có gây hại sức khỏe thêm, nuốt mật cá sống thì nguy cơ càng cao” .
PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh cho biết thêm, bất cứ mật động vật nào cũng chứa axit mà axit này rất độc nếu ở liều cao, đậm đặc. Ngoài ra, trong mật có muối kim loại, muối mật. Khi xuống thận, thận sẽ phải làm việc rất mệt mỏi để lọc các muối này. Nếu chức năng thận kém, muối mật, muối kim loại sẽ tích tụ lại gây viêm cầu thận, bể thận hoặc lâu dài gây ra sỏi thận.
Trong quá trình hoạt động, mật chỉ tiết ra một lượng nhỏ vừa đủ giúp tiêu hóa thức ăn. Vì vậy, nếu đưa một lượng mật – dù của loại động vật nào – vào cơ thể cao hơn mức bình thường đều sẽ gây ngộ độc.
Nếu đưa một lượng mật – dù của loại động vật nào – vào cơ thể cao hơn mức bình thường đều sẽ gây ngộ độc.
Trong cơ thể chúng ta cũng có mật, thông thường mật này đã đủ để đảm đương cho hoạt động tiêu hóa thức ăn hàng ngày. Do đó có thể nói đưa thêm lượng mật bên ngoài vào là không cần thiết.
Giới chuyên gia khuyên, để tránh rước họa vào thân, người dân không tự ý ăn bất kỳ mật của con vật nào để phòng tránh những trường hợp đáng tiếc có thể xảy ra. Nếu vô tình ăn phải, khi có triệu chứng ngộ độc cần đưa đến cơ sở y tế cấp cứu kịp thời.
Trẻ 5 t.uổi tự nhiên ngất, bác sĩ cảnh báo thói quen dễ mắc
Sau khi ho sốt 3 ngày khiến trẻ ăn uống kém, thường xuyên ăn sáng muộn. Khoảng 9h30 phút sáng ngày 21/6, trẻ tự nhiên ngất.
Trẻ 5 t.uổi tự nhiên ngất, bác sĩ cảnh báo thói quen dễ mắc
Khoa Nhi – Bệnh viện đa khoa tỉnh Cao Bằng vừa tiếp nhận bệnh nhi D.Q.V 5 t.uổi, nhập viện trong tình trạng lơ mơ, gọi hỏi đáp ứng chậm, ho có đờm.
Theo lời người nhà kể, trẻ xuất hiện ho sốt 3 ngày nay ăn uống kém, trẻ ở nhà thường xuyên ăn sáng muộn, khoảng 9h30 phút sáng ngày 21/6, trẻ tự nhiên ngất xỉu được người nhà đưa vào viện ngay.
Được các bác sĩ thăm khám làm các xét nghiệm cận lâm sàng, bệnh nhi được chẩn đoán: Hạ đường huyết/viêm phế quản.
Hạ đường huyết ở t.rẻ e.m hay còn gọi là đường huyết thấp là tình trạng lượng đường trong m.áu giảm xuống dưới mức bình thường. Các triệu chứng của bệnh thường kết hợp với các rối loạn chức năng khác như trẻ cảm thấy đói cồn cào, co thắt dạ dày, chân tay bủn rủn, mệt lả…
Hạ đường huyết không chỉ xảy ra ở người lớn, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cũng có thể gặp phải. Hạ đường huyết có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm nếu không được chẩn đoán và chữa trị kịp thời.
Các bác sĩ chuyên khoa nhi cho biết, nguyên nhân gây hạ đường huyết ở t.rẻ e.m phần lớn là do chế độ ăn uống không đầy đủ, không đúng bữa.
T.rẻ e.m thường mải chơi quên ăn, đặc biệt trong lúc các bé nghỉ hè, thời gian ngủ, nghỉ của các bé không theo giờ giấc, có trẻ sẽ ngủ quên đến trưa, ăn uống không điều độ đúng giờ, nhất là những trẻ đang bị ốm, ăn uống kém nhiều ngày.
Khi trẻ bị đói sẽ khiến lượng đường huyết trong m.áu giảm và thân nhiệt của trẻ dễ hạ thấp, nếu không kịp thời cho trẻ ăn và bổ sung dinh dưỡng sẽ khiến lượng đường huyết của trẻ nhanh chóng bị suy giảm.
Theo GS-TS Nguyễn Công Khanh, BV Nhi Trung ương, trẻ bị hạ đường huyết thường có vẻ mặt hốt hoảng, run rẩy, co giật, li bì. Ở thể nặng nhiều trẻ sẽ rơi vào tình trạng suy hô hấp, ngừng thở, tím tái…
Do đó, các bác sĩ nhấn mạnh, khi thấy trẻ có vẻ mặt hốt hoảng, vã mồ hôi, da xanh tái, run rẩy, khó chịu cáu gắt, đói cồn cào, mệt mỏi, đ.ánh trống ngực, trẻ nhỏ hơn thì khóc lè nhè kèm ngủ gà gật… đó có thể là những dấu hiệu hạ đường huyết mà bố mẹ cần chú ý.
Đối với trẻ lớn, khi phát hiện dấu hiệu trẻ bị hạ đường huyết, cha mẹ cần cho con ăn ngay, các loại thức ăn như bột, cháo, sữa…Những ngày sau, nên cho trẻ ăn nhiều bữa, chia đều khoảng thời gian trong ngày để cho trẻ ăn.
Đối với những trẻ đẻ non 35-36 tuần hoặc đẻ đủ tháng, mẹ cần cho con bú sớm ngay sau khi đẻ. Nếu trẻ không bú được cần được bác sĩ chăm sóc bằng việc truyền dung dịch đường.
Hạ đường huyết ở trẻ sẽ không quá nguy hiểm nếu như người lớn biết cách nhận biết và có biện pháp xử trí kịp thời. Khi trẻ có các biểu hiện nghi ngờ bị hạ đường huyết, người lớn cần theo dõi trẻ và đưa trẻ đến khám sớm tại các cơ sở y tế gần nhất.