Tập thể dục tốt cho sức khỏe, nhưng trong điều kiện thời tiết nắng nóng như hiện nay nếu tập luyện không đúng cách có thể đối mặt với nhiều mối nguy khó lường.
Những yếu tố cần lưu ý khi tập thể dục mùa nắng nóng:
– Phải lắng nghe cơ thể, xem có bất thường không, nếu có bất thường nên đi khám và điều trị kịp thời.
– Chọn môn thể dục thể thao phù hợp thể lực, điều kiện thời tiết.
– Chọn không gian, thời gian, trang phục, dụng cụ bảo hộ phù hợp: Nên chọn những nơi như công viên, vườn hoa, ven rừng, gần ao, hồ, tuy nhiên các nơi này cần không bị ô nhiễm về nguồn nước, không khí, rác thải.
– Luôn chuẩn bị sẵn nước uống, đặc biệt nước có đủ điện giải để bổ sung khi tập luyện vì bị mất nước;
– Luôn bổ sung hoa quả tươi, năng lượng carbohydrate dưới dạng uống.
Cảnh báo nguy cơ khi tập luyện thể dục mùa hè
Hiện nay thời tiết miền Bắc đang nắng nóng đỉnh điểm. Theo thông tin từ Trung tâm Khí tượng Thủy văn Trung ương, nhiệt độ được dự báo trong những ngày cuối tuần có thể hơn 40 độ C.
Với điều kiện thời tiết như này, người dân được khuyến cáo không ra khỏi nhà, nhất là vào thời điểm ánh nắng còn gay gắt, nhiệt độ ngoài trời ở mức cao.
Thực tế cho thấy, không ít người vẫn tranh thủ tập luyện thể dục thể thao ngoài trời khi nhiệt độ cao, đáng lưu ý là còn tham gia các bộ môn mất khá nhiều sức như đá bóng, đ.ánh bóng chuyền hay đạp xe…
PGS Võ Tường Kha cho biết tập thể dục tốt nhưng phải biết cách tập đúng nhất là mùa nắng nóng.
PGS.TS.BS. Võ Tường Kha – Giám đốc Bệnh viện Thể thao Việt Nam cho biết, việc tập luyện thể dục thể thao thường xuyên, đều đặn sẽ rất tốt cho cơ thể, nhằm phát triển thể chất, nâng cao sức khoẻ, tăng cường sức đề kháng…
Tuy nhiên, trong thời tiết nắng nóng như hiện nay, nếu tập luyện không đúng cách sẽ gặp nhiều điều bất lợi với sức khỏe hơn là có lợi.
Theo PGS Kha, ánh nắng, nhiệt độ cao kéo dài sẽ dẫn đến hiện tượng bức điện từ lớn, tia cực tím UV (UVA, UVB, UVC) xuyên qua tầng ozon xâm nhập vào bầu khí quyển và môi trường không khí, gây hại cho sức khoẻ con người. Ngoài ra nắng nóng còn khiến chất độc (NO, SO, CO, bụi kim loại nặng, hữu cơ bay hơi…) từ chất lỏng, chất khí, chất rắn bốc hơi làm tăng ô nhiễm môi trường không khí, càng ảnh hưởng tiêu cực cho sức khoẻ.
Với những điều kiện như vậy, nếu hoạt động ngoài trời sẽ khiến những yếu tố bất lợi xâm nhập vào cơ thể và gây nguy hại rất lớn.
“Với tình trạng nắng nóng kéo dài như hiện nay, nếu làm việc hoặc tập luyện thể dục, thể thao ngoài trời hoàn toàn có thể gây ra tình trạng bức xạ nhiệt, tích nhiệt, mất nước, mất điện giải, rối loạn điều hoà thân nhiệt, mất năng lượng… và xuất hiện các bệnh lý như cảm nắng, cảm nóng, kiệt sức, đột quỵ, thậm chí đột tử”, PGS.TS.BS. Võ Tường Kha cảnh báo.
Việc tập luyện khi nhiệt độ ngoài trời cao là rất nguy hiểm.
Theo bác sĩ, tập luyện dưới nắng nóng còn khiến tia cực tím UV, khí độc ngoài môi trường xâm nhập gây tác hại về da, về mắt, hệ hô hấp…gây nên tình trạng nặng lên với những người có bệnh lý như huyết áp, tim mạch, tiểu đường mãn tính… Trên lâm sàng có thể thấy các biểu hiện như viêm, cháy sạm da, tổn thương mắt, cảm nắng, cảm nóng, sốc nhiệt, ngất, choáng hoặc trụy mạch, đột quỵ…
Chỉ nên tập trước 7h sáng và sau 18h
Từ các vấn đề trên, PGS Võ Tường Kha cho biết, để đảm bảo an toàn khi tập luyện thể thao trong mùa nắng nóng, việc tuân thủ vấn đề vệ sinh tập luyện là vô cùng quan trọng.
Cần nhớ bổ sung thêm đủ lượng nước đã mất trong quá trình tập luyện.
Người tập thể dục thể thao phải lựa chọn địa điểm, không gian, thời gian tập luyện phù hợp. Nên chọn khu vực thoáng, mát, đảm bảo khí lưu thông như công viên, quảng trường, nhà văn hoá, sân vận động…, chỗ gần sông suối, ao hồ hoặc gần ven rừng, nơi có nhiều cây xanh. Tránh tập nơi công trường, xí nghiệp, nhà máy.
Về thời gian, nên tập thể dục trước 7h sáng và sau 18h chiều, với thời lượng tập giảm còn 50-70% so với khi thời tiết thuận lợi. Trang phục tập luyện phải sáng màu, thoáng, dễ thấm mồ hôi… Đặc biệt, cần mặc trang phục che kín da, đầu, đeo kính bảo hộ để tránh sự xâm nhập của tia UV. Dùng kem chống nắng bôi vùng da hở trước khi ra ngoài tập. Chuẩn bị khăn lau mồ hôi, nước uống đầy đủ.
Với người cao t.uổi, có bệnh mãn tính kèm theo thì cần luôn “nghe ngóng” tình trạng sức khỏe của mình, nếu cơ thể có cảm giác an toàn thì có thể tham gia tập luyện. Khi tập, chọn môn thể thao, chọn không gian tập luyện, thời gian, thời lượng tập luyện phù hợp tình trạng sức khoẻ, không tập luyện quá lâu hay gắng sức.
“Với những người này tốt nhất nên tập luyện môn thể thao phù hợp tại nhà, phòng tập đảm bảo các yếu tố thoáng khí, mát mẻ, không nên tập luyện ngoài trời khi đã có ánh nắng, nhiệt độ tăng cao”, PGS Kha khuyên.
Các thói quen tốt nhưng chưa chắc phù hợp với bạn
Bạn có thể không cần uống 8 cốc nước một ngày, tập thể dục quá chăm.
Bạn có thể đang tiếp cận rất nhiều thông tin hướng dẫn bạn cách trở nên khỏe mạnh hơn. Tuy nhiên, bạn vẫn cần tìm hiểu và lắng nghe cơ thể để lựa chọn những điều phù hợp nhất với bản thân.
Dưới đây là một số thói quen được cho là tốt nhưng nếu bạn lạm dụng có nguy cơ gây hại:
Uống 8 cốc nước mỗi ngày
Ảnh minh họa: Todayshow
Nếu khát, bạn nên lấy một chai nước và uống – đặc biệt khi bạn sống ở vùng nóng hoặc vừa mới tập thể dục. Nhưng đừng quên rằng nhiều món ăn, đồ uống khác cũng chứa nước, chẳng hạn như canh, súp, trà, soda…
Uống quá nhiều nước có khả năng gây nguy hiểm vì thận không kịp loại bỏ lượng nước dư thừa.
Ngoài ra, mỗi người có một cơ địa khác nhau, vì vậy bạn có thể cần nhiều hơn hoặc ít hơn 8 cốc nước mỗi ngày.
Ăn nhiều cà rốt
Mặc dù cà rốt rất tốt cho sức khỏe nhưng chúng sẽ không tăng thị lực vào ban đêm. Loại rau củ này giàu vitamin A, cải thiện thị lực, nhưng không giúp ích gì cho bạn trong bóng tối.
Ngoài ra, cà rốt còn chứa khá nhiều beta carotene – t.iền chất của vitamin A. Loại chất này có thể gây ra tình trạng da đổi màu. Bởi vậy, đừng chất đầy giỏ hàng của bạn loại củ màu cam trên. Một số loại trái cây và rau quả khác cũng có sắc tố beta carotene.
Ngủ bù vào cuối tuần
Giấc ngủ là điều cần thiết để bạn có sức khỏe thể chất và tinh thần tốt. Nhưng bạn sẽ không thể ngủ thêm vài giờ vào thứ 7 để bù cho tất cả những đêm thiếu ngủ trước đó.
Thậm chí, nếu ngủ quá nhiều, bạn sẽ gặp một số vấn đề như mệt mỏi, uể oải và không ngủ được vào tối kế tiếp.
Đ.ánh răng sau mỗi bữa ăn
Ảnh minh họa: Ciroccodental
Đ.ánh răng 2 lần một ngày là một thói quen cần duy trì. Nhưng nếu bạn muốn đ.ánh răng sau mỗi lần ăn, hãy suy nghĩ lại. Bạn có thể làm hỏng chứ không phải chăm sóc răng.
Nếu bạn đã ăn hoặc uống thứ gì đó có tính axit, đừng đ.ánh răng ngay, hãy chờ ít nhất 30 phút; nếu không, bạn có khả năng làm hại men răng.
Ăn ít carb (tinh bột, đường)
Chế độ ăn kiêng ít tinh bột đã trở nên phổ biến trên toàn thế giới vì tác dụng giảm cân hiệu quả. Khi bạn không ăn tinh bột, đường, cơ thể sẽ chuyển hóa chất béo còn lại thành năng lượng cần thiết để bạn hoạt động.
Tuy nhiên, về lâu dài, không ăn carb sẽ không có lợi cho bạn vì đây vẫn là nguồn chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.
Bạn nên loại bỏ carb xấu là các loại thực phẩm đã qua chế biến, như bột mì trắng hoặc đường trắng. Bạn hãy bổ sung nguồn carb tốt như ngũ cốc nguyên hạt chứa nhiều chất xơ.
Tập luyện hàng ngày
Không ai có thể phủ nhận lợi ích của việc chơi thể thao, nhưng tập thể dục mỗi ngày khiến cơ thể bạn không có thời gian nghỉ ngơi.
Việc nghỉ ngơi rất quan trọng để phục hồi cơ bắp và thư giãn toàn bộ cơ thể. Tập luyện quá nhiều làm bạn bị căng thẳng và tăng đáng kể lượng cortisol. Dư thừa loại hormone này sẽ đẩy huyết áp, đường huyết tăng lên.