Đại dịch COVID – 19 đã khiến nhiều người bị phản ứng stress cấp. Phản ứng này thường rơi vào các hoàn cảnh như: Sợ bệnh nặng, đe dọa tính mạng, không thể cứu chữa; sợ bị lây bệnh, bị cách ly dài ngày; sợ mất việc làm, mất thu nhập, cuộc sống bấp bênh…
Vậy dùng thuốc gì để ứng phó với tình trạng này?
Các biểu hiện của phản ứng stress cấp
Phản ứng stress cấp là các rối loạn tâm thần xảy ra sau khi có một chấn thương tâm lý cực mạnh. Các chấn thương này có thể là một tai nạn khủng khiếp (tai nạn giao thông, cháy nhà), một tội ác khủng khiếp (g.iết n.gười), nạn nhân của các vụ h.ành h.ung, bị bắt cóc, bị t.ra t.ấn hay lo lắng về dịch bệnh (dịch bệnh COVID-19)…
Bệnh nhân bị rối loạn stress cấp thường có các biểu hiện sau: Ban ngày, bệnh nhân có các hồi tưởng về những gì đã trải qua gây stress, đó là việc nhớ lại một cách không mong muốn các khía cạnh khủng khiếp của stress đã diễn ra với họ. Ban đêm, khi ngủ, bệnh nhân có các giấc mơ tái hiện nội dung đau buồn của stress. Có các phản ứng phân ly, bệnh nhân có các hành động như thể stress đang tái diễn với họ vậy. Họ mất các cảm xúc tích cực như vui, hạnh phúc, sự hài lòng…
Các triệu chứng này phải kéo dài ít nhất 3 ngày, nhưng không quá 1 tháng (nghĩa là sẽ tự hết).
COVID-19 khiến nhiều người có phản ứng stress cấp.
Các thuốc thường dùng khi bị phản ứng stress cấp
Để điều trị phản ứng stress cấp, người ta sử dụng các thuốc bình thần nhóm benzodiazepin. Cụ thể là các thuốc sau:
– Diazepam (seduxen) là thuốc bình thần phổ biến và có hiệu quả tốt để cắt tình trạng lo lắng, sợ hãi, hành vi khóc lóc, hành vi phân ly cũng như các mảng hồi tưởng và ác mộng.
Với bệnh nhân đang la hét, khóc lóc, đòi c.hết… có thể dùng dạng thuốc tiêm. Sau khi bệnh nhân đã bình tĩnh trở lại, có thể cho dùng dạng uống vào buổi tối. Liều lượng và thời gian dùng theo chỉ định của bác sĩ.
– Bromazepam (lexomil) là thuốc bình thần mạnh hơn diazepam. Thuốc có tác dụng làm giảm rất nhanh các triệu chứng lo lắng, hoảng hốt, gào thét, khóc lóc của bệnh nhân. Thuốc có thể tạo ra giấc ngủ rất giống với giấc ngủ tự nhiên, vì vậy bệnh nhân không bị mệt và nặng đầu vào sáng hôm sau. Tuy nhiên, thuốc không có dạng tiêm nên sẽ hạn chế tác dụng trong trường hợp cần ép buộc bệnh nhân dùng thuốc. Liều sử dụng của thuốc này rất nhỏ và không cần dùng quá 3-5 ngày.
– Tranxen là thuốc bình thần có tác dụng tốt và ít tác dụng phụ. Bệnh nhân sẽ nhanh chóng giảm các triệu chứng lo lắng, run, cứng cơ, bồn chồn cũng như các triệu chứng hoảng hốt, tự kết tội, khóc lóc, gào thét, ác mộng và mảng hồi tưởng. Thuốc này cũng chỉ có dạng uống, nên bị hạn chế hiệu quả trong trường hợp cần điều trị bắt buộc cho bệnh nhân. Thuốc dùng không quá 5 ngày.
– Clonazepam (rivotril) là thuốc bình thần mạnh nhất trong số bốn thuốc này. Thuốc có tác dụng rất nhanh sau khi uống (chỉ sau vài chục phút), dung nạp tốt và rất ít tác dụng phụ. Bệnh nhân uống thuốc này sẽ nhanh chóng hết được các triệu chứng rối loạn cảm xúc, ngôn ngữ và hành vi do stress gây ra. Thuốc cũng làm hết các triệu chứng mảng hồi tưởng và ác mộng. Bệnh nhân hầu như không có tác dụng phụ gì trong liều điều trị. Do có tác dụng giãn cơ và chống co giật nên bệnh nhân sẽ nhanh chóng hết tình trạng căng cứng cơ, đau mỏi cơ, khớp. Cũng như các benzodiazepam khác, không nên dùng thuốc quá 5 ngày.
Ngoài các biện pháp dùng thuốc điều trị, chúng ta có thể tập thư giãn để đối phó với các căng thẳng tâm lý mức độ nhẹ và vừa. Có thể tập các bài tập thở đơn giản cũng có hiệu quả tốt chống lo âu. Ngồi tại chỗ, khoanh chân lại, bàn tay để ở hai đầu gối, hít sâu và thở chậm bằng cơ hoành trong vài phút. Các biện pháp tập thể dục, tắm nước nóng, đi bộ buổi sáng… có thể giúp giảm căng thẳng phần nào. Mặt khác, cần hạn chế chơi game trên máy tính vì chơi game khiến căng thẳng và lo âu hơn.
Lưu ý, thuốc có thể gây nhiều bất lợi như giảm trí nhớ (khi dùng thuốc kéo dài), nghiện thuốc (phụ thuộc vào thuốc)… Vì vậy, tất cả các thuốc trên đều phải dùng theo chỉ định của bác sĩ. Người bệnh không tự ý mua thuốc về dùng, để tránh việc lạm dụng thuốc gây nguy hiểm.
Chàng trai 25 t.uổi nôn ói trầm trọng, rối loạn điện giải nặng phải nhập viện vì… sắp cưới vợ
Chàng trai 25 t.uổi bất ngờ nôn ói trầm trọng phải nhập viện khi chỉ còn ít ngày nữa là cưới vợ. Các bác sĩ phát hiện anh mắc căn bệnh “đặc biệt” này.
Bác sĩ Lê Duy, Phòng khám Rối loạn Giấc ngủ và Stress TP.HCM cho biết, vừa qua anh đã tiếp nhận điều trị cho một bệnh nhân mắc căn bệnh khá đặc biệt.
Bệnh nhân là một chàng trai 25 t.uổi tên Quang (ngụ TP.HCM, tên đã thay đổi), chủ một tiệm hớt tóc.
Bệnh nhân cho biết thường xuyên nhập viện thăm khám tại một bệnh viện ở quận 5, TP.HCM nhiều lần trong năm. Các bác sĩ phát hiện mỗi khi có sự kiện quan trọng là bệnh nhân lại xuất hiện bất thường về sức khỏe.
Điển hình là khi chuyển tiệm hớt tóc sang một địa chỉ mới và khi chuẩn bị cưới vợ, anh Quang bất ngờ nôn ói trầm trọng. Mỗi khi ăn uống anh cảm giác khó chịu, phải móc họng nôn hết.
Thậm chí, bệnh nhân nôn ói đến mức rối loạn điện giải , phải vào viện truyền dịch tích cực. Chỉ khi các sự kiện kết thúc thì bệnh nhân mới khỏe lại.
Bác sĩ Lê Duy tư vấn sức khỏe cho một bệnh nhân.
Sau khi tiếp nhận, qua khai thác bệnh sử và thăm khám lâm sàng, bác sĩ chẩn đoán anh Quang bị rối loạn dạng cơ thể (hay rối loạn triệu chứng cơ thể – Somatic symtom disorder).
Đây là một rối loạn tâm thần thuộc nhóm liên quan đến stress. Bệnh nhân thường không có khả năng ứng phó và kiểm soát stress. Nói cách khác, mỗi khi stress bệnh nhân lại phát bệnh, và biểu hiện khi phát bệnh là biểu hiện ra các triệu chứng về mặt thân thể.
Các triệu chứng này hết sức đa dạng, gần như kiểu gì cũng có như: Đau đầu, đau ngực, ngất xỉu, liệt tay chân, nôn ói, mệt mỏi thường xuyên, suy nhược hay buồn nôn khi lo lắng…
Các triệu chứng của bệnh nhân thường mơ hồ, diễn biến kịch tính (đột ngột xuất hiện rồi lại hết), thường không theo những đặc điểm của bệnh học các chuyên khoa khác.
Theo bác sĩ Duy, thông thường tùy theo triệu chứng mà bệnh nhân sẽ đi thăm khám ở các chuyên khoa cụ thể.
Ví dụ khi đau ngực bệnh nhân sẽ khám tim mạch, nhưng kết quả thăm khám và xét nghiệm hoàn toàn bình thường.
Với trường hợp của chàng trai trên, bệnh nhân nôn ói, đau bụng có thể sẽ cầu cứu bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa. Bệnh nhân ngất xỉu nằm cấp cứu sẽ được chẩn đoán xử trí như là hạ canxi m.áu, cơn hysteria… nặng hơn là liệt yếu tay chân thì khám ở khoa thần kinh.
“Bệnh nhân thường tốn một khoảng thời gian đi khám nhiều chuyên khoa mà ko phát hiện được bệnh trước khi được hướng dẫn đến khám ở chuyên khoa Tâm thần.
Cần lưu ý là biểu hiện bệnh rất đa dạng, có thể từ rất nhẹ cho đến trầm trọng. Có thể bệnh nhân cảm thấy không ai tin mình bệnh, không thể hiểu được vì sao điều này lại xảy đến với mình” – bác sĩ Duy phân tích.
Hiệp hội Bác sĩ Gia đình Hoa Kỳ cho biết, mặc dù chưa có cách chữa khỏi hẳn các rối loạn dạng cơ thể nhưng vẫn có thể kiểm soát được.
Bệnh nhân sẽ được điều trị triệu chứng bằng thuốc và hỗ trợ vấn đề tâm lý. Nhiều trường hợp có thể không cần đến thuốc.