Ngày càng có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng ăn uống trong khoảng thời gian giới hạn (khác với nhịn ăn gián đoạn) có thể có tác động tích cực đến sức khỏe của bạn và giảm nguy cơ mắc bệnh mạn tính như đái tháo đường hoặc tăng huyết áp.
Nhiều người thường đặt mục tiêu luyện tập một thói quen ăn uống lành mạnh hơn, nhưng thực tế việc tuân thủ một chế độ ăn kiêng hoặc chương trình cụ thể có thể khó khăn nếu bạn quá bận rộn. Ngoài ra, không ít người cảm thấy khó ăn những bữa ăn lành mạnh và cân bằng.
Vậy, cách đơn giản nào giúp bạn tiếp cận tốt nhất với chế độ ăn lành mạnh mà không thay đổi hoàn toàn chế độ ăn uống của bạn mà chủ yếu tập trung vào thời gian của bữa ăn? Nhiều nghiên cứu đang chỉ ra rằng thời điểm bạn ăn có thể giúp ngăn ngừa bệnh tật và giảm cân. Khái niệm này được gọi là “chrononutrition.”
Chrononutrition là dinh dưỡng theo thời gian.
Chrononutrition là gì?
Hai người ăn cùng một loại thực phẩm và cùng một lượng calo sẽ không nhận được những tác động giống nhau tùy thuộc vào thời điểm họ ăn. Chính trong bối cảnh này, chế độ ăn kiêng chrononutrition xuất hiện, được Tiến sĩ Alain Delabos công bố vào năm 1986. Thuật ngữ dinh dưỡng đồng thời được tạo thành từ dinh dưỡng và từ chronos, có nghĩa là “thời gian”: trên thực tế, mục tiêu của nó là hài hòa chế độ ăn uống với nhu cầu sinh học của một người.
Nói một cách đơn giản, dinh dưỡng theo thời gian hoặc ăn uống có giới hạn thời gian xem xét tác động của dinh dưỡng đối với quá trình trao đổi chất của bạn thông qua nhịp sinh học của cơ thể. Nhịp sinh học (đồng hồ bên trong cơ thể bạn) chi phối chu kỳ của các quá trình sinh lý và sinh học, như giấc ngủ, nhiệt độ cơ thể và sự tỉnh táo của tinh thần.
Ăn uống theo một lịch trình phù hợp hơn với nhịp điệu tự nhiên của bạn sẽ có lợi cho sức khỏe của bạn.
“Người ta cho rằng việc sắp xếp các bữa ăn phù hợp với nhịp sinh học của bạn có thể giúp cải thiện sức khỏe khác nhau, bao gồm giảm nguy cơ mắc bệnh mạn tính như đái tháo đường và tăng huyết áp. Ngoài ra, chế độ ăn uống này cũng có thể giúp cải thiện giấc ngủ ” – Tiến sĩ Lisa Young, giáo sư trợ giảng về dinh dưỡng tại Đại học New York cho biết.
Việc ăn uống có giới hạn thời gian là nhằm duy trì nhịp sinh học bình thường trong suốt cả ngày.
Tránh ăn khuya là chìa khóa sức khỏe
Tiến sĩ John Hawley, Giám đốc Chương trình Nghiên cứu Dinh dưỡng và Tập thể dục tại Đại học Công giáo Úc ở Melbourne cho biết ăn uống thời điểm nào rất quan trọng.
Tiến sĩ Hawley cho biết dinh dưỡng theo thời gian là giảm khoảng thời gian bạn ăn. Ví dụ: nếu bạn ăn sáng lúc 7 giờ sáng, sau đó ăn tối lúc 8 giờ tối, mục tiêu là rút ngắn khoảng thời gian 13 giờ đó xuống còn 11 hoặc 10 giờ. Việc ăn uống có giới hạn thời gian là nhằm duy trì nhịp sinh học bình thường trong suốt cả ngày.
Điều này có thể đặc biệt hiệu quả nếu bạn không phải tuân thủ một chế độ dinh dưỡng bệnh lý hoặc vì những lý do sức khỏe khác.
-
Mẹo giúp bạn bỏ thói quen ăn đêmĐỌC NGAY
Đặc biệt, tránh các bữa ăn khuya là một thành phần quan trọng của chế độ ăn uống điều độ. Theo Hawley, cơ thể bắt đầu phản ứng nội tiết tố bất cứ khi nào bạn ăn bất cứ thứ gì. Nếu bạn ăn trong khoảng thời gian mà bạn không tiêu tốn nhiều năng lượng, bạn sẽ tăng cảm giác đói và thèm ăn. Hơn nữa, ăn khuya có liên quan đến chức năng trao đổi chất bị suy giảm.
Hawley nói: “Vào buổi tối, lượng đường trong máu cao bởi vì bạn có khả năng đang nằm và không hoạt động hay làm bất cứ điều gì, nên nó vẫn ở mức cao. Bằng cách chuyển bữa ăn tối đến sớm hơn, việc ăn uống có giới hạn thời gian sẽ giúp giảm lượng đường trong máu về đêm.”
Hãy nghĩ về nó như một phản ứng dây chuyền: Ăn sớm hơn có thể có nghĩa là lượng đường trong máu khỏe mạnh hơn, có nghĩa là giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường và béo phì.
Tuy nhiên, chuyên gia lưu ý, thực phẩm chất lượng vẫn là vấn đề có ý nghĩa, bạn ăn gì và ăn bao nhiêu rất quan trọng, nếu ăn đồ ăn vặt thường xuyên sẽ vẫn cung cấp cho bạn quá nhiều muối, đường, chất béo bão hòa và quá nhiều calo, đồng thời sẽ lấy đi các vitamin và khoáng chất quan trọng của cơ thể bạn.
Xem thêm video đang được quan tâm:
Sau Tết, ăn gì để giảm cân an toàn mà vẫn khỏe? | SKĐS