Có thể ngăn ngừa ung thư vú nhờ chế độ ăn

Nghiên cứu mới đây cho thấy, những phụ nữ theo chế độ ăn uống chứa nhiều thực phẩm dễ gây viêm nhiễm có nguy cơ mắc ung thư vú cao.

Các nhà nghiên cứu cho biết, phát hiện này không chứng minh được mối quan hệ nhân quả nhưng nó bổ sung thêm bằng chứng về việc chế độ ăn uống có thể ảnh hưởng đến khả năng phát triển ung thư vú.

Các loại thực phẩm góp phần vào tình trạng viêm thường được xem là có hại cho sức khỏe, bao gồm thịt đỏ và các loại thịt chế biến sẵn, đường, chất béo bão hòa. Chế độ ăn này cộng với sự thiếu hụt các loại thức ăn chống lại quá trình viêm trong khẩu phẩn ăn như: Rau củ, trái cây, các loại ngũ cốc giàu chất xơ và chất béo không bão hòa “tốt” có thể đẩy nhanh quá trình viêm, góp phần gây ra ung thư vú.

Thói quen ăn uống có liên quan đến nguy cơ mắc nhiều bệnh ung thư, trong đó có ung thư vú. Có một số bằng chứng cho thấy chế độ ăn uống giàu thực vật, hạn chế các sản phẩm từ động vật và carbohydrate tinh chế có liên quan đến việc giảm nguy cơ ung thư vú hậu mãn kinh.

co the ngan ngua ung thu vu nho che do an 93e 5833150

Chế độ ăn Địa Trung Hải giảm nguy cơ phát triển ung thư vú.

Một thử nghiệm lâm sàng đã cung cấp bằng chứng mạnh nhất về lợi ích của chế độ ăn kiểu Địa Trung Hải – mang nhiều đặc điểm của một chế độ ăn chống viêm như cá, rau, ngũ cốc nguyên hạt và chất béo tốt, đồng thời hạn chế tiêu thụ thịt đỏ và thực phẩm chế biến sẵn. Kết quả thử nghiệm cho thấy những phụ nữ thực hiện chế độ dinh dưỡng này có nguy cơ phát triển ung thư vú thấp hơn những người được yêu cầu cắt giảm chất béo khỏi chế độ ăn của họ.

Thực phẩm không lành mạnh cũng góp phần gây tăng cân và béo phì mà bản thân nó cũng làm tăng nguy cơ mắc các bệnh ung thư khác nhau.

Nghiên cứu thực hiện trong vòng 15 năm tập trung chủ yếu vào 318.000 phụ nữ không mắc ung thư vú nhằm đ.ánh giá mối liên quan giữa chế độ ăn uống với nguy cơ này. Kết quả cho thấy, có hơn 13.200 phụ nữ được chẩn đoán mắc ung thư vú, 1/5 trong số những phụ nữ theo chế độ ăn dễ gây viêm nhất có nguy cơ mắc bệnh cao hơn 12% so với nhóm ít ăn các thực phẩm gây viêm. Các yếu tố khác như trọng lượng cơ thể, thói quen uống rượu và chế độ tập luyện thể dục cũng cần được xem xét.

Để giảm nguy cơ mắc ung thư vú, các nhà nghiên cứu khuyên, nên hạn chế uống rượu và duy trì cân nặng hợp lý, tập thể dục thường xuyên (ít nhất 150-300 phút hoạt động vừa phải mỗi tuần)…

Có đúng uống sữa tăng nguy cơ mắc bệnh tim, ung thư?

Có không ít tin đồn cho rằng uống sữa gây nổi mụn, bệnh tim, thậm chí còn tăng nguy cơ mắc ung thư, điều này liệu có đúng?

Sữa là thức uống rất quen thuộc, mọi người có thể uống sữa vào bất cứ thời điểm nào trong ngày. Tuy nhiên từng có thời gian sữa bị nghi ngờ gây ra những bất lợi cho sức khỏe như gây bệnh tim mạch, nổi mụn, thậm chí ung thư,… Liệu những điều này có chính xác?

Dưới đây là những điều bạn cần biết về những nguy cơ, lợi ích sức khỏe của sữa và bạn nên ăn bao nhiêu sản phẩm từ sữa mỗi ngày.

Sự thật về những nguy cơ đối với sức khỏe của sữa

1. Uống sữa tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch

Các sản phẩm từ sữa là một phần trong chế độ ăn uống, nhưng từng có nghiên cứu cho rằng uống quá nhiều sữa có thể làm tăng nguy cơ mắc một số tình trạng sức khỏe như bệnh tim.

Khi nói đến mối quan hệ giữa các sản phẩm sữa và bệnh tim, các chuyên gia đã đưa ra kết quả khác nhau. Một bên cho rằng hàm lượng chất béo bão hòa cao trong các sản phẩm từ sữa có thể làm tăng mức lipid m.áu không tốt cho sức khỏe, gây tắc nghẽn động mạch trong quá trình này và làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim.

co dung uong sua tang nguy co mac benh tim ung thu f66 5478659

Chưa có đủ bằng chứng chứng minh uống sữa làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim. (Ảnh minh họa)

Tuy nhiên, có rất ít bằng chứng chứng minh mối liên hệ giữa việc tiêu thụ các sản phẩm từ sữa và bệnh tim. Ngày nay, những khuyến nghị này bị nghi ngờ bởi các phân tích tổng hợp của cả nghiên cứu và các thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng (RCT) báo cáo kết quả không nhất quán.

Một nghiên cứu năm 2012 trên những người từ 45 đến 84 t.uổi cho thấy chất béo bão hòa trong thịt có liên quan đến nguy cơ mắc bệnh tim cao hơn, trong khi chất béo bão hòa trong các sản phẩm sữa có liên quan đến nguy cơ bệnh tim thấp hơn. Một nghiên cứu khác năm 2014 cho thấy việc tiêu thụ các sản phẩm từ sữa không có tác động tiêu cực đến lipid m.áu.

Do đó, không có đủ bằng chứng cho thấy uống sữa làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

2. Sữa có thể làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh ung thư

Một số nhà khoa học nghi ngờ rằng hàm lượng chất béo cao và nội tiết tố trong sữa và các sản phẩm từ sữa có thể gây ra một số bệnh ung thư, chẳng hạn như ung thư vú hoặc tuyến t.iền liệt.

Một nghiên cứu năm 2020 cho thấy phụ nữ uống sữa có nguy cơ mắc ung thư vú cao hơn phụ nữ uống sữa đậu nành. Ngoài ra, các nghiên cứu khác cũng tìm ra mối liên hệ tiềm ẩn giữa các sản phẩm từ sữa và ung thư tuyến t.iền liệt.

Tuy nhiên, mọi người không nên quá hoang mang trước thông tin này. Các chuyên gia cho biết vẫn cần nghiên cứu thêm để xác định xem các sản phẩm sữa ảnh hưởng như thế nào đến bệnh ung thư.

Thậm chí, chính các tác giả của nghiên cứu trên cũng lưu ý rằng có thể có các yếu tố không được tính đến đóng vai trò trong việc tăng nguy cơ, và chế độ ăn uống chỉ được đo một lần khi phụ nữ tham gia nghiên cứu. Do đó, nghiên cứu này vẫn còn những mặt hạn chế.

“Điều quan trọng cần lưu ý là đây chỉ là một nghiên cứu xem xét phụ nữ thuộc nhóm đối tượng dùng nhiều nhất và ít nhất, mỗi nhóm chỉ chiếm khoảng 10% trong một nhóm dân số rất cụ thể,” Phó Chủ tịch Nghiên cứu của AICR Nigel Brockton cho biết. “Để có ước tính tốt nhất về nguy cơ ung thư vú liên quan đến việc tiêu thụ sữa, hãy xem các phân tích của Viện Nghiên cứu Ung thư Hoa Kỳ / Quỹ Nghiên cứu Ung thư Thế giới, cho thấy không có nguy cơ gia tăng khi tiêu thụ nhiều sữa hơn”.

3. Sữa sẽ làm bạn nổi mụn

co dung uong sua tang nguy co mac benh tim ung thu 231 5478659

Nghiên cứu về việc uống sữa làm nổi mụn trứng cá cần được tìm hiểu thêm. (Ảnh minh họa)

Một nghiên cứu năm 2005 trên các cô gái từ 14 đến 18 t.uổi cho thấy có mối tương quan giữa tổng lượng sữa và mụn trứng cá.

Các nhà nghiên cứu nghi ngờ rằng các sản phẩm từ sữa có thể làm tăng một số hormone thúc đẩy quá trình bài tiết bã nhờn, một chất nhờn trên da có thể gây ra mụn trứng cá. Tuy nhiên, không có thử nghiệm đối chứng ngẫu nhiên nào xác nhận mối liên hệ này và cần phải nghiên cứu thêm.

Lợi ích sức khỏe của sữa

Sữa chứa nhiều vitamin và khoáng chất thiết yếu quan trọng đối với sức khỏe của chúng ta. Hướng dẫn Chế độ ăn uống của Mỹ khuyến nghị ba phần sữa hoặc các sản phẩm từ sữa khác mỗi ngày để có đủ canxi, kali và vitamin D. Dưới đây là những lợi ích của sữa.

1. Sữa có nhiều canxi

Một ly sữa chứa khoảng 300mg canxi, bằng khoảng 30% lượng canxi khuyến nghị hàng ngày. Tuy nhiên, lời khuyên này thay đổi theo độ t.uổi, khi bạn già đi, bạn cần nhiều canxi hơn.

Nam giới trong độ t.uổi từ 19 đến 70 t.uổi cần 1.000mg canxi mỗi ngày và sau 71 t.uổi, họ cần 1.200mg canxi mỗi ngày.

Nữ giới trưởng thành trong độ t.uổi từ 19 đến 50 cần 1.000mg canxi mỗi ngày và 1200mg canxi mỗi ngày sau 51 t.uổi.

Canxi đóng một vai trò quan trọng đối với sức khỏe của xương. Canxi cũng quan trọng đối với:

– Co cơ

– Giãn mạch

– Tiết insulin kiểm soát lượng đường trong m.áu

co dung uong sua tang nguy co mac benh tim ung thu a3a 5478659

Sữa mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. (Ảnh minh họa)

2. Sữa rất giàu vitamin D

Sữa rất giàu vitamin D. Một ly sữa chứa khoảng 100 đơn vị quốc tế (IU) vitamin D, tương đương với 15% nhu cầu vitamin D hàng ngày. Lượng vitamin D khuyến nghị hàng ngày cho t.rẻ e.m và người lớn dưới 70 t.uổi là 600 IU, và lượng vitamin D khuyến nghị cho người trên 70 t.uổi là 800 IU.

Vitamin D rất quan trọng đối với sức khỏe vì:

– Giúp hấp thụ canxi, phốt pho và ngăn ngừa mất xương

– Hỗ trợ chức năng thần kinh và cơ

– Hỗ trợ hệ thống miễn dịch

3. Sữa là nguồn cung cấp protein

Một ly sữa chứa khoảng 8g protein. Lượng protein được khuyến nghị hàng ngày thay đổi tùy theo trọng lượng cơ thể – bạn cần ít nhất 0,8 gam protein cho mỗi kg trọng lượng cơ thể. Protein rất cần thiết cho sức khỏe và nó cần thiết cho các bộ phận cơ thể sau:

– Xương

– Cơ bắp

– Da

– Sụn

– M.áu

– Hormone

Những ai nên cân nhắc khi uống sữa

Sữa là một phần không thể thiếu trong chế độ ăn uống dinh dưỡng, nhưng uống bao nhiêu và loại sữa nào còn tùy thuộc vào t.iền sử bệnh và mục tiêu sức khỏe của bạn.

Mặc dù không có mối liên hệ trực tiếp nào giữa việc uống sữa và tăng nguy cơ mắc bệnh tim, nhưng nếu bạn có t.iền sử gia đình mắc bệnh tim, bạn có thể cần hạn chế tiêu thụ chất béo bão hòa và thảo luận về các lựa chọn thay thế sữa với bác sĩ.

Đối với những người muốn giảm cân, uống sữa tách béo có thể hữu ích hơn uống sữa nguyên chất.

Những người bị dị ứng với sữa nên chọn các sản phẩm thay thế không phải sữa, chẳng hạn như sữa hạnh nhân, sữa yến mạch hoặc sữa đậu nành. Hầu hết các sản phẩm không phải sữa cũng giàu canxi và vitamin D, nhưng chúng có thể ít protein, vì vậy bạn cần đảm bảo tiêu thụ các nguồn protein khác như trứng, đậu phụ hoặc thịt.

Kết luận: Một số nghiên cứu chỉ ra rằng sữa có thể có những tác động tiêu cực đến sức khỏe, chẳng hạn như bệnh tim hoặc ung thư, nhưng cần phải nghiên cứu thêm để đưa ra kết luận rõ ràng. Uống sữa điều độ có thể trở thành một phần quan trọng của chế độ ăn uống dinh dưỡng. Nếu bạn lo lắng về những rủi ro tiềm ẩn khi uống sữa, bạn có thể tham khảo ý kiến chuyên gia chăm sóc sức khỏe về các sản phẩm thay thế sữa.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *