Nhiều người bệnh máu nhiễm mỡ thường có chế độ ăn kiêng rất nghiêm ngặt, trong đó đặc biệt hạn chế các loại thịt đỏ như thịt bò. Nhưng nếu ăn đúng cách, thịt bò vẫn mang lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe.
Thịt bò là nguồn cung cấp protein và các chất dinh dưỡng khác, nhưng cũng chứa nhiều cholesterol và chất béo bão hòa có thể gây tích tụ chất béo trong máu.
Chính vì vậy, thịt bò có thể là một phần lành mạnh trong chế độ ăn uống, nhưng nên ăn ở mức độ vừa phải.
Theo các chuyên gia từ Đại học Harvard, có mối liên hệ rõ ràng giữa việc ăn nhiều thịt đỏ và thịt chế biến sẵn với nguy cơ mắc bệnh tim, ung thư, đái tháo đường…
1. Thành phần dinh dưỡng của thịt bò
Dinh dưỡng của thịt bò thay đổi một chút tùy thuộc vào cách chế biến. Tuy nhiên, trung bình một khẩu phần thịt bò gần 100g chứa:
- Calo: 265
- Chất đạm: 21g
- Chất béo: 19g
- Carbohydrate: 0g
- Chất xơ: 0g
- Đường: 0g
Dinh dưỡng của thịt bò thay đổi một chút tùy thuộc vào cách chế biến.
Một khẩu phần thịt bò cũng cung cấp cho cơ thể 12% lượng sắt khuyến nghị hàng ngày, cũng như các vitamin và khoáng chất như phốt pho, vitamin B3, vitamin B6, vitamin B12, kẽm…
2. Lợi ích sức khỏe của thịt bò
2.1 Thịt bò là nguồn cung cấp sắt tuyệt vời
Chất sắt trong thịt bò giúp cơ thể sản xuất huyết sắc tố, một loại protein giúp máu mang ôxy từ phổi đến các phần còn lại của cơ thể. Không tiêu thụ đủ chất sắt có thể khiến bạn có nguy cơ bị thiếu máu do thiếu sắt, nghĩa là cơ thể không nhận đủ oxy nên cảm thấy mệt mỏi, bơ phờ, yếu đuối và tinh thần uể oải.
Ăn thịt bò có thể giúp ngăn ngừa bệnh thiếu máu do thiếu sắt ở những người có nguy cơ mắc bệnh.
2.2 Tăng cường miễn dịch
6 thực phẩm người bệnh máu nhiễm mỡ không nên ănĐỌC NGAY
Thịt bò là nguồn cung cấp kẽm dồi dào mà cơ thể cần để chữa lành các mô bị tổn thương và hỗ trợ hệ thống miễn dịch khỏe mạnh.
Trẻ em và thanh thiếu niên cũng cần một lượng kẽm lành mạnh để đảm bảo cho sự tăng trường và phát triển.
2.3 Cần thiết cho phát triển cơ bắp
Thịt bò là thực phẩm chứa nguồn protein phong phú, trong khi đó protein rất cần thiết cho sức khỏe cơ bắp. Nó xây dựng lại các mô cơ bị mất một cách tự nhiên trong quá trình hao mòn của cuộc sống hàng ngày. Protein cũng giúp phát triển cơ bắp và đặc biệt hiệu quả với những người tập luyện thể thao, tập gym.
Một khẩu phần thịt bò cung cấp lượng protein khuyến nghị hàng ngày, giúp ngăn ngừa khối lượng cơ bắp bị mất. Mất khối lượng cơ bắp có thể khiến cơ thể cảm thấy yếu hơn và khó giữ thăng bằng, đặc biệt với những người trung niên từ 55 tuổi trở lên.
3. Người bệnh máu nhiễm mỡ có được ăn thịt bò?
Trước đây, quan niệm phổ biến là mọi người không thể ăn thịt đỏ khi bị máu nhiễm mỡ. Quan điểm này xuất phát từ một nghiên cứu cho thấy chất béo bão hòa có thể làm tăng cholesterol. Loại chất béo này có nhiều trong thịt đỏ, do đó nhiều người cho rằng thịt đỏ không phải là sự lựa chọn cho những ai muốn giảm cholesterol. Tuy nhiên, có những phần thịt nạc chứa ít chất béo bão hòa hơn.
Các nhà khoa học đã thực hiện nhiều công trình nghiên cứu chế độ ăn kiêng tối ưu với thịt bò gồm rau, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu và một lượng nhỏ thịt bò nạc. Họ xem xét lượng thịt bò nạc khác nhau ảnh hưởng thế nào đến nhóm người trưởng thành có mức cholesterol khá cao.
Một nghiên cứu khác từ Tạp chí Dinh dưỡng lâm sàng Mỹ vào năm 2021 cho biết, người ăn thịt bò nạc ít chất béo bão hòa vẫn kiểm soát được lượng cholesterol của cơ thể.
Máu nhiễm mỡ cao vò có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm.
Theo BS. Huỳnh Tấn Vũ – Giảng viên Khoa Y học cổ truyền, Trường Đại học Y dược TP.HCM, thịt bò chứa một lượng chất béo bão hòa, do đó người có bệnh lý tăng mỡ máu, tăng huyết áp, đái tháo đường nên ăn lượng phù hợp. Không nên ăn phần thịt có nhiều mỡ. Không nên ăn vào buổi tối vì vận động ít, khả năng tiêu hóa chậm gây đầy bụng, khó tiêu.
Tùy chế độ ăn của mỗi người mà có lượng ăn phù hợp, tuy nhiên không ăn quá 500 g thịt đỏ đã nấu chín mỗi tuần, bác sĩ Vũ khuyến cáo.
Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ, miếng thịt bò nạc nặng khoảng 100g chứa gần 4,5g chất béo bão hòa; miếng thịt bò siêu nạc cung cấp gần 2g chất béo bão hòa cho mỗi khẩu phần. Do đó, cần xem nhãn dinh dưỡng trước khi mua thực phẩm. Nếu cần kết hợp thịt bò nạc trong bữa ăn giàu chất dinh dưỡng, hãy thử ăn với cơm gạo lứt, hạt quinoa, cải xoăn, bông cải xanh, cà rốt, ớt chuông đỏ, quả bơ…
Xem thêm video đang được quan tâm:
6 lợi ích của việc cắt bỏ đường.