Cải thảo vốn là loại rau quen thuộc với nhiều gia đình, nó không những ngon miệng, có nhiều cách chế biến mà còn giàu dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, cải thảo cần phải được ăn đúng cách để không gây hại cho sức khỏe.
Nói đến cải thảo, hẳn đa phần mọi người đã không còn xa lạ. Với nhiều cách chế biến khác nhau như luộc, nấu, xào, cuộn thịt… không biết từ bao giờ cải thảo đã xuất hiện phổ biến như thế trong cuộc sống hàng ngày của con người.
Loại rau “quốc dân” này cũng rất giàu chất dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe. Cải thảo rất giàu chất xơ thô, không chỉ làm ẩm đường ruột, thúc đẩy quá trình giải độc mà còn kích thích nhu động ruột, thúc đẩy bài tiết phân và giúp tiêu hóa, có tác dụng phòng chống ung thư ruột rất tốt.
Nó cũng chứa nhiều vitamin, là món ăn đặc biệt thích hợp cho mùa đông. Bởi không khí đặc biệt khô và lạnh vào mùa thu đông có thể gây ra những tổn thương lớn cho làn da của con người. Cải thảo rất giàu vitamin C và vitamin E có tác dụng chăm sóc và làm đẹp da rất tốt.
Bên cạnh đó, cải thảo có các nguyên tố vi lượng. Các nhà khoa học tại Viện Nội tiết tố ở New York (Mỹ) đã phát hiện ra rằng tỷ lệ mắc bệnh ung thư vú của phụ nữ Trung Quốc và Nhật Bản thấp hơn nhiều so với phụ nữ phương Tây do họ thường xuyên ăn cải thảo. Có một số nguyên tố vi lượng trong cải thảo có thể giúp phá vỡ estrogen có liên quan đến ung thư vú. Phụ nữ ăn 450g cải thảo mỗi ngày có thể hấp thụ được 500mg hợp chất này.
Ngoài ra, nó cũng giàu đồng – một vi chất dinh dưỡng không thể thiếu đối với sức khỏe con người, có tác động quan trọng đến sự phát triển và chức năng của m.áu, hệ thần kinh trung ương và hệ miễn dịch, tóc, da, mô xương, não, gan, tim và các cơ quan nội tạng khác.
Tuy tốt cho sức khỏe là vậy nhưng không phải cải thảo ăn thế nào cũng được, nếu ăn sai cách nó có thể gây hại cho sức khỏe của bạn.
1. Người có bệnh về tiêu hóa không nên ăn
Cải thảo chứa một lượng lớn chất xơ thô với bản chất cứng, khó tiêu nên những người tỳ vị hư nhược, tiêu chảy, t.rẻ e.m có hệ tiêu hóa kém không nên ăn nhiều.
Ngoài ra, những bệnh nhân sau khi phẫu thuật vùng bụng, lồng ngực, đặc biệt là bệnh nhân bị loét dạ dày và c.hảy m.áu dạ dày, bệnh tiêu chảy và bệnh gan không thích hợp ăn cải thảo.
2. Bệnh nhân cơ địa lạnh, sức khỏe đường tiêu hóa kém nên hạn chế ăn
Cải thảo có tính hàn (lạnh), do đó những người có cơ địa lạnh nếu ăn nhiều nó sẽ gặp phải tình trạng lạnh bụng, tiêu chảy. Trong khi đó, người có đường tiêu hóa kém cũng khó có thể tiêu hóa lượng lớn chất xơ thô của cải thảo nếu ăn nhiều. Vì vậy, đây là 2 đối tượng nên hạn chế ăn nhiều.
3. Không kết hợp cải thảo với các thực phẩm sau
Khi ăn cải thảo không nên ăn cùng thịt thỏ, măng cụt, dưa leo… để không gây khó chịu cho cơ thể, sau hai tiếng mới nên ăn chúng.
Nguồn và ảnh: Sohu, Eat This
3 bộ phận “bẩn” trong cơ thể thường gặp ở những người có t.uổi thọ ngắn
Trên cơ thể, một số bộ phận nếu bị bẩn, bạn có thể dễ dàng làm sạch bằng việc tắm rửa. Tuy nhiên, nếu 3 nơi này không sạch sẽ thì không thể tắm sạch bằng nước được, chứng tỏ t.uổi thọ của bạn đang bị đe dọa.
Vẻ ngoài sạch sẽ hay không có ảnh hưởng lớn đến cách hành xử của người xung quanh đối với bạn. Tương tự như vậy thì việc nội tạng sạch sẽ hay không lại liên quan mật thiết đến sức khỏe thể chất, thậm chí là tính mạng của một con người. Những người có trái tim trong sáng (khỏe mạnh và tích cực) sẽ luôn tràn đầy sức sống, như ánh nắng ban mai; trong khi đó, người có một số bộ phận trên cơ thể bị “bẩn” thì chắc chắc sẽ không khỏe mạnh, ảnh hưởng lớn đến t.uổi thọ.
Những người có t.uổi thọ ngắn thì ở 3 bộ phận trên cơ thể sẽ trở nên “bẩn thỉu”, nếu không có cái nào nghĩa là bạn sẽ sống lâu.
1. Phổi
Phổi là cơ quan hô hấp quan trọng nhất trong cơ thể, có thể hít khí oxy vào và thở ra khí cacbonic để duy trì các hoạt động sống. Theo y học phương Đông, “tim là vua, phổi là tướng”, do đó, trong số các cơ quan nội tạng, phổi chỉ đứng sau tim về độ quan trọng.
Một khi phổi bị “bẩn” (bị bệnh, các hắc tố đen sẽ xuất hiện trên phổi), nó sinh khí độc phá hủy phổi, ảnh hưởng đến chất lượng thở, giảm chất và lượng oxy hít vào. Sau đó, nó gây hại cho sức khỏe của các cơ quan nội tạng khác, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.
Phổi bị “bẩn” sẽ đi kèm với các biểu hiện như khó thở, dung tích phổi không đủ, đau tức ngực, luôn ho khan hoặc thậm chí ho ra đờm đen, da sần sùi, vàng da, xỉn màu…
Làm thế nào để “tắm” phổi?
– Bỏ t.huốc l.á
Hút t.huốc l.á sẽ sản sinh ra một lượng lớn chất độc và chất gây ung thư. Nếu cơ thể hấp thụ các chất khí gây hại này trong thời gian dài sẽ khiến phổi chuyển thành màu đen và “bẩn” đi (mắc bệnh phổi), thậm chí gây ung thư phổi. Vì vậy, muốn làm sạch phổi thì trước hết phải bỏ thuốc.
– Tập thể dục thường xuyên
Trong quá trình tập thể dục, cơ thể con người sẽ hít thở sâu một cách vô thức. Việc làm này rất có lợi để thông phổi và loại bỏ nước đục. Đồng thời, tập thể dục cũng có thể tăng cường cơ ngực và cơ bụng, giúp cải thiện dung tích phổi.
– Ăn nhiều thực phẩm tốt cho phổi
Chẳng hạn như nấm trắng và củ cải trắng có tác dụng dưỡng ẩm cho phổi, giảm ho, giải đờm, thanh nhiệt.
2. Ruột non
Ruột non là bộ phận quan trọng nhất trong đường tiêu hóa, hầu hết rác thải và chất độc sẽ được chuyển hóa, đào thải ra ngoài tại ruột non. Do đó, một khi nó bị “bẩn” (mắc bệnh) rất dễ khiến chất độc và rác thải tích tụ lại trong cơ thể, đe dọa đến sức khỏe con người. Khi ruột non bị bệnh, nó thường đi kèm với các biểu hiện như giảm tần suất đại tiện hoặc táo bón.
Theo nghiên cứu của y học hiện đại, gần 80-90% bệnh tật trên cơ thể con người đều liên quan đến dạ dày và đường ruột, đặc biệt là ruột non. Vì vậy, điều dễ hiểu là muốn sống khỏe mạnh thì chúng ta cần phải có một “chiếc ruột non” khỏe mạnh, sạch sẽ.
Làm thế nào để “tắm” cho đường ruột?
– Ăn một chén canh đậu tương thanh nhiệt vào bữa sáng mỗi ngày
Uống một chén canh đậu tương ấm hoặc nước mật ong sau khi thức dậy vào buổi sáng có thể làm sạch dạ dày và ruột, khiến chúng trở nên dễ chịu hơn, và có lợi cho nhu động ruột.
– Ăn nhiều rau, ngũ cốc nguyên hạt
Rau và ngũ cốc nguyên hạt rất giàu chất xơ, có thể làm tăng động lực của nhu động ruột, giúp thông ruột, cải thiện khả năng tiêu hóa.
– Tập thể dục nhiều hơn
Tập thể dục cũng có thể tăng cường nhu động ruột và thúc đẩy chức năng giải độc của ruột.
3. Mạch m.áu
Bệnh tim mạch và mạch m.áu não là những nguyên nhân gây t.ử v.ong hàng đầu trên thế giới, vì vậy, có thể nói độ sạch của mạch m.áu sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến t.uổi thọ của bạn. Nếu mạch m.áu bị “bẩn” (chứa nhiều chất béo, đường) sẽ khiến m.áu bị dính, nhớt, hình thành cục m.áu đông có thể gây ra sự tắc nghẽn mạch m.áu, nguy hiểm đến tính mạng.
Một khi mạch m.áu bị “bẩn”, loại nhẹ sẽ phát triển thành nhiều loại bệnh mãn tính dai dẳng, ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống, loại nặng sẽ dẫn đến bại liệt, thậm chí t.ử v.ong. Nó thường có các biểu hiện như vàng da, vàng mắt, chóng mặt, nhìn mờ từng cơn, đau khớp…
Làm thế nào để “tắm” các mạch m.áu?
– Chế độ ăn nhạt
Khi mạch m.áu trở nên “bẩn”, hãy chú ý đến chế độ ăn nhạt, ăn nhiều trái cây, rau và ngũ cốc nguyên hạt; ít thịt và ngũ cốc mịn, đặc biệt là thức ăn có axit uric cao, có nhiều purin.
– Không thức khuya
Mạch m.áu bị “bẩn” là vấn đề trao đổi chất, nếu để lâu mạch m.áu càng bị “bẩn” thêm. Do đó, nếu muốn làm mạch m.áu sạch sẽ, bạn phải đi ngủ sớm và dậy sớm để loại bỏ các mạch m.áu “bẩn”.
Nguồn và ảnh: Aboluowang, SMCP, The Healthy