Rong biển là thực phẩm ngon miệng, giàu dinh dưỡng mà nhiều gia đình lựa chọn vào thực phẩm hằng ngày. Vậy bà bầu ăn rong biển tốt như thế nào cho sức khỏe mẹ và bé?
Rất nhiều phụ nữ có sở thích ăn rong biển, tuy nhiên đến khi mang thai lại lo ngại liệu bà bầu ăn rong biển có nên không?
Tìm hiểu lý do khiến các chuyên gia dinh dưỡng đã đưa ra lời khuyên rằng bà bầu nên bổ sung rong biển vào chế độ ăn của mình.
1. Lựa chọn rong biển an toàn với sức khỏe
Rong biển hiện nay được biết đến như một loại siêu thực phẩm với rất nhiều lợi ích đối với sức khỏe. Không những thế, rong biển còn được ứng dụng trong y học có tác dụng điều trị một số bệnh.
Văn hóa ẩm thực Á châu được biết đến với sự đa dạng thực phẩm có rong biển tươi và rong biển khô khi thực hiện chế biến món ăn.
Hiện nay có nhiều loại rong biển an toàn đối với người sử dụng – Ảnh Internet
Rong biển thuộc họ tảo và được chia thành nhiều loại gồm: giống rong biển đỏ, nâu và xanh lá. Đối với mỗi loại rong biển sẽ được sử dụng tùy vào các mục đích khác nhau.
Thực tế, hầu hết các loại rong biển được biết hiện nay đều an toàn đối với sức khỏe của mẹ bầu. Tuy nhiên, trước khi sử dụng rong biển vẫn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ sản khoa.
Không những thế, rong biển còn chứa một lượng lớn các chất dinh dưỡng như: vitamin A, B2, C,… i ốt, DHA và một số khoáng chất khác cần thiết cho cơ thể mẹ bầu và thai nhi.
2. Bà bầu ăn rong biển đem lại những lợi ích sức khỏe nào?
Tiêu thụ rong biển một cách hợp lý ở bà bầu có tác dụng tốt đối với sức khỏe thai kỳ. Lưu ý, khi sử dụng rong biển trong thời gian mang thai bà bầu cần chú ý đến liều lượng vừa phải để bổ sung rong biển vào thực đơn dinh dưỡng hằng ngày đem đến nhiều lợi ích như:
2.1. Rong biển với sức khỏe bà bầu
– Giúp bà bầu ngăn ngừa tình trạng táo bón
Rong biển được biết là thực phẩm giàu chất xơ. Vì vậy, việc sử dụng rong biển có tác dụng ngăn ngừa tình trạng táo bón và các vấn đề về hệ tiêu hóa mà bà bầu dễ gặp phải trong thai kỳ.
Bà bầu ăn rong biển còn có tác dụng hỗ trợ tốt tránh gặp phải các vấn đề tiêu hóa như táo bón – Ảnh Internet
– Hiệu quả ngăn ngừa một số bệnh ở bà bầu
Như đã biết, rong biển giàu chất oxy hóa. Vì vậy, rong biển có thể giúp cơ thể chống lại rất nhiều bệnh có thể xảy ra ở bà bầu khi mang thai như lo lắng, trầm cảm, hen suyễn hay viêm khớp,…
– Bảo vệ răng miệng khỏe mạnh
Lượng vitamin C cao có trong rong biển cần thiết cho quá trình trao đổi chất của tế bào và có tác dụng hình thành collagen đồng thời giúp bà bầu ngăn ngừa được tình trạng c.hảy m.áu chân răng xảy ra.
2.2. Lợi ích của rong biển với sức khỏe thai nhi
Rong biển giàu omega-3 tốt cho sự phát triển của não bộ em bé. DHA có trong rong biển là chất cần thiết cho sự phát triển hệ thần kinh và thị giác ở trẻ.
Ngoài ra, trong một số nghiên cứu về rong biển còn chứng minh rằng trong rong biển có chứa các chất như axit align và axit alginic có vai trò đào thải độc tố, đồng thời còn có tác dụng phòng tránh các khuyết điểm về gien gây tình trạng dị tật ở thai nhi.
2.3. Rong biển với tác dụng làm đẹp da, chăm sóc tóc
Với các vitamin và khoáng chất có trong rong biển, việc ăn rong biển đúng cách có tác dụng giúp thải cho cơ thể, giúp làm đẹp da và đẹp tóc hiệu quả.
Rong biển có thể sử dụng để chế biến nhiều món ăn như: thịt cuộn rong biển, cơm chiên rong biển, canh rong biển,…
Rong biển có thể được chế biến thành rất nhiều món ăn ngon miệng – Ảnh Internet
3. Ăn nhiều rong biển có tốt không?
Bất cứ loại thực phẩm nào ăn quá nhiều cũng đều sẽ gây ra nhiều tác dụng phụ ảnh hưởng tới sức khỏe. Bà bầu ăn rong biển rất tốt nhưng lạm dụng có thể gặp nhiều biến chứng gây hại cho sức khỏe mẹ và bé.
Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết rong biển là thực phẩm chứa nhiều i ốt, do đó nếu mẹ bầu ăn quá nhiều cũng có thể gây ra các ảnh hưởng đến hoạt động của tuyến giáp.
Lượng rong biển nên ăn khoảng 220mg mỗi lần. Lưu ý, trước khi sử dụng thực phẩm này, bà bầu nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Thời gian thai kỳ của bà bầu vô cùng nhạy cảm, vì vậy cần cẩn thận trong quá trình chăm sóc sức khỏe cũng như bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể.
Trước khi ăn các loại thực phẩm, cần chú ý đến lượng ăn vừa đủ và giữ an toàn cũng như tham khảo ý kiến của bác sĩ về quyết định có nên tiêu thụ thực phẩm và lượng tiêu thụ phù hợp nhất để có một thai kỳ khỏe mạnh.
Vải tràn ngập khắp các chợ, bà bầu thích ăn đến mấy cũng nên lưu ý 3 điều này!
Khi ăn vải các bà bầu cần hết sức lưu ý để đảm bảo an toàn cho bản thân và thai nhi.
Ở trên khắp các khu chợ, vải là một trong những loại hoa quả đang được bày bán tràn ngập với giá dao động từ 12-30 nghìn/kg. Với giá thành khá rẻ khi vào mùa nên loại quả này được nhiều gia đình ưa chuộng, mua về bảo quản tủ lạnh ăn hàng ngày. Tuy nhiên, việc ăn vải như thế nào cho đúng cách và tốt cho sức khỏe, đặc biệt cho bà bầu không phải ai cũng biết.
Bà bầu nên ăn vải như thế nào cho đúng? (Ảnh Internet)
Hàm lượng dinh dưỡng trong quả vải
Theo bác sĩ Phạm Văn Hùng, Trưởng khoa sản, Bệnh viện Đa khoa Đống Đa cho biết, vải là một trong những loại quả bổ dưỡng, chứa nhiều chất khoảng như kali, canxi, kẽm, sắt, magie và nhiều vitamin A, C, vitamin nhóm B, E… có lợi cho sức khỏe của bà bầu.
Trong tài liệu Bảng thành phần thực phẩm Việt Nam, 100 g vải có thể chứa: 45Kcal, 87,8g nước, 0,4 g Lipid, 0 mg Cholesterol, 1 mg Natri, 171 mg Kali, 9,6 g Cacbohydrat, 1,3 g Chất xơ, 15g Đường, 0,7 g Protein, 0 IU Vitamin A, 36 mg Vitamin C, 6 mg Canxi, 0,5 mg Sắt, 0 IU Vitamin D, 0,1 mg Vitamin B6, 0 g Vitamin B12, 10 mg Magie,…
Bảng thông tin về thành phần dinh dưỡng trong quả vải.
Những bà bầu nên hạn chế ăn vải
Mặc dù vải chứa nhiều vitamin và khoáng chất, có nhiều công dụng nhưng cũng theo bác sĩ Hùng cũng lưu ý những bà bầu bị tiểu đường thai kỳ, rối loạn dung nạp đường huyết hoặc tăng cân quá nhanh nên hạn chế ăn loại quả này bởi hàm lượng đường trong quả vải cao.
Ngoài ra, các bà bầu có sức khỏe bình thường có thể yên tâm ăn vải nhưng cũng nên ăn với lượng vừa phải mỗi ngày, không nên ăn nhiều quá bởi theo đông y quả vải có tính nóng, trong khi đó thân nhiệt của bà bầu dễ tăng gây khí huyết không điều hòa. Vì vậy ăn nhiều vải sẽ nóng, xuất hiện hiện tượng đau bụng xuất huyết gây dọa sảy thai.
“Các mẹ bầu nên ăn đa dạng các loại trái cây mỗi ngày, không nên ăn nhiều quá bất cứ loại trái cây nào”, bác sĩ Hùng nhấn mạnh.
Bà bầu bị tiểu đường thai kỳ, rối loạn dung nạp đường huyết hoặc tăng cân quá nhanh nên hạn chế ăn loại quả này. (Ảnh: Internet)
Bà bầu ăn bao nhiêu quả vải một ngày?
Được biết, theo khuyến cáo của Viện Dinh dưỡng, mỗi ngày phụ nữ mang thai có thể ăn từ 400-500g hoa quả, đối với quả vải cũng vậy.
Cũng từng chia sẻ về vấn đề bà bầu nên ăn bao nhiêu quả vải một ngày, bác sĩ Hồ Thu Mai – chuyên khoa Dinh dưỡng cho biết, bất cứ loại hoa quả nào mà ăn nhiều quá cũng không tốt cho cơ thể. Vì vậy mẹ bầu nên bổ sung đa dạng các loại trái cây vào thực đơn hàng ngày của mình. Vải có tính nhiệt, nhiều đường nếu ăn nhiều dễ gây mụn nhọt, đái tháo đường. Quy định người lớn chỉ nên ăn 300-500g hoa quả mỗi ngày. Theo đó chị em nên ăn từ 7 – 10 quả vải là đủ.
Nhiều người ăn đến hàng cân vải mỗi ngày sẽ gây thừa đường và có hại cho sức khỏe. Đặc biệt hơn, mùa vải kéo dài hàng tháng nếu ăn triền miên với số lượng lớn thì gây tăng đường huyết.