Mùa hè đã đến, nhiệt độ nóng lên, dùng điều hòa nhiều khiến nhiều người thể trạng yếu, đặc biệt là người già và trẻ em dễ bị ốm, sốt, cảm lạnh. Lúc này, nhiều người trong gia đình thường khuyên rằng khi bị sốt, không nên ăn trứng, uống sữa. Vì càng ăn thực phẩm này nhiều thì tình trạng bệnh càng nặng hơn.Thực hư về tin đồn này như thế nào? Ăn trứng có thực sự làm trầm trọng thêm các triệu chứng sốt hay không?
Ăn trứng và uống sữa sau khi sốt có làm nặng thêm tình trạng bệnh? Chuyên gia dinh dưỡng sẽ gợi ý để bạn biết nên ăn gì sau khi bị sốt.
Trước hết, chúng ta cần biết tại sao mình bị sốt. Có người nói rằng sốt không phải là bệnh. Có người nói rằng sốt là do cảm lạnh. Trên thực tế, cách hiểu này là một chiều. Sốt là do cơ thể con người tự bảo vệ mình. Khi cơ thể chúng ta bị nhiễm virus và cảm nhận được sự xâm nhập của các vật thể lạ và cơ thể sẽ nhanh chóng huy động hệ thống miễn dịch của cơ thể để tiêu diệt vi trùng và virus lạ.
Khi mầm bệnh phát triển quá mạnh hoặc sức đề kháng của cơ thể giảm xuống, hệ miễn dịch không kịp tiêu diệt virus, vi trùng. Do đó, cơ thể cần huy động thêm các kháng thể để loại bỏ. Trong quá trình huy động các kháng thể, nhiệt độ cơ thể cao hơn nên người bắt đầu sốt.
Vì vậy, sốt thực sự là do các virus, vi trùng đang bị hệ miễn dịch loại bỏ, thân nhiệt tăng chỉ là dấu hiệu cơ thể đang chống chọi với mầm bệnh. Đối với cơ thể người trưởng thành bình thường, sau khi các tác nhân ngoại lai bị tiêu diệt, thân nhiệt sẽ từ từ trở về nhiệt độ ban đầu.
Một số người cho rằng thực phẩm chứa chất đạm cao sẽ làm tăng nhiệt độ cơ thể, làm trầm trọng thêm tình trạng sốt. Trên thực tế, sau khi ăn thực phẩm giàu chất đạm, cơ thể sẽ làm việc nhiều hơn để tiêu hóa chất đạm nhiều chất béo và tinh bột. Điều này sẽ khiến cơ thể người sốt cao hơn nhưng tác động không quá lớn. Trứng cũng là thực phẩm giàu chất đạm, có thể gây dị ứng đối với một số người bệnh, gây ra tình trạng suy giảm hệ miễn dịch, gây sốt cao hơn.
Đối với người bình thường, ăn trứng không gây sốt cao hơn mà còn có thể bổ sung nhiều chất dinh dưỡng. Đặc biệt khi bạn ốm, lượng dinh dưỡng tiêu hao tương đối lớn, chất đạm trong sữa được hấp thu tốt hơn, là lựa chọn tốt để bổ sung dinh dưỡng. Vì vậy, việc ăn trứng, uống sữa không khiến cơ thể sốt cao hơn như lời đồn.
Bị sốt nên ăn gì?
Bạn nên ăn một số món chứa nhiều nước, dễ tiêu như cháo, bún, phở…khi cơn sốt chưa quá cao. Ngoài ra, bạn cũng nên uống nước sinh tố như cam, chanh, dâu tây, xoài, chuối…
Trong trường hợp nhiệt độ cơ thể trên 39 ℃ và sốt cao, tác dụng thanh nhiệt của thức ăn giàu đạm như thịt gà, thịt bò, tôm cá sẽ rõ rệt hơn so với ăn trứng và sữa.
Anh Thư/Theo Sohu